Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Hay

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Hay

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện " Cây bút thần ".

- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những

 khả năng kì diệu của con người.

- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.

- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

- Kể lại được truyện.

 Kĩ năng sống :

- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.

- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng.

- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thânvề ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.

B. CHUẨN BỊ

 1.Giáo viên: Chuẩn bị tài liệu liên quan.

- Tranh : cảnh ML vẽ cá, cá nhảy xuống nước.

- Cảnh em bé dùng cây bút vẽ thêm sóng gió nhấn chìm tên vua tham lam.

- Cảnh ML dùng bút thần vẽ cho người nghèo.

 2. Học sinh: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - Tiết 29 
Ngày soạn: 01/10/2011
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn. 
- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 - Lập dàn bài kể chuyện
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
 - Nghiên túc trong khi kể, có tinh thần học hỏi các bạn.
B.CHUẨN BỊ
GV
HS 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động 
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài mới: Để giúp các em nâng cao kỹ năng viết bài văn kể và rèn luyện thói quen trình bày mạch lạc, đầy đủ, bình tĩnh trước tập thể lớp. Hôm nay chúng ta tiến hành tiết luyện nói kể chuyện.
GV nêu yêu cầu của tiết học, chia theo nhóm để HS mạnh dạn, hăng hái tập nói trước lớp. 
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
? Em hãy nêu lại đặc điểm chung của phương thức tự sự ?
? Kể chuyện có tác dụng gì ?
? Trong văn tự sự yếu tố nào là quan trong nhất ?
? Nhân vật trong văn tự sự đóng vai trò gì? Có những loại nhân vật nào ?
? Nêu bố cục của bài văn tự sự ?
? Nêu các bước làm bài văn tự sự ?
GV giúp HS xác định yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài cho một trong các câu chuyện đã học; Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
? Hãy xác định những sự việc chính trong câu chuyện? Chú ý sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí – trình tự diễn biến của câu chuyện.
-Vua Hùng kén rể.
-Hai chàng trai đến cầu hôn, cả hai đều tài giỏi.
-Vua không biết chọn ai, đưa lời thách đố.
-Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về.
-Thủy Tinh đế sau, không lấy được vợ, dâng nước đánh Sơn Tinh.
-Hai bên giao chiến.
-Sơn Tinh thắng thủy Tinh.
? Lập dàn bài và nói trước lớp.
-GV gọi một vài HS lên nói trước lớp. Lưu ý giúp HS chọn vị trí nói, thái độ, cử chỉ khi nói.
-GV gọi một số HS nhận xét bạn nói, sau đó, tổng hợp, chốt ý, cho điểm. (Khuyến khích HS trình bày to, rõ, diễn đạt lưu loát).
GV nhận xét chung về tiết tập nói.
Về sự chuẩn bị 
Về kết quả và quá trình tập nói của HS 
GV nhắc nhở HS theo dõi các bài nói trước lớp để tự điều chỉnh bài nói của mình.
Hoạt động 4 Hướng dẫn tự học
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nói một mình theo dàn bài đẫ lập.
 - Soạn trước bài “Cây bút thần
I. Củng cố kiến thức
- Nhắc lại những kiến thức về văn tự sự.
-Yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện; Sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lí để kể, bám sát nội dung đề yêu cầu, ngữ điệu phù hợp với nhân vật và diễn biến của truyện.
II.Luyện tập
Kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Dàn ý
1.Mở bài: Gới thiệu câu chuyện
2.Thân bài: kể diễn biến câu chuyện
-Vua Hùng kén rể.
-Hai chàng trai đến cầu hôn, cả hai đều tài giỏi.
-Vua không biết chọn ai, đưa lời thách đố.
-Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về.
-Thủy Tinh đế sau, không lấy được vợ, dâng nước đánh Sơn Tinh.
-Hai bên giao chiến.
-Sơn Tinh thắng thủy Tinh.
3.Kết bài: Nêu ý nghĩa câu chuyện
III.Tự học
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nói một mình theo dàn bài đẫ lập.
 - Soạn trước bài “Cây bút thần” .
D. RÚT KINH NGHIỆM 
......
Tuần 8 - Tiết 30, 31 
Ngày soạn: 01/10/2011 
Văn bản: CÂY BÚT THẦN
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện " Cây bút thần ".
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những
 khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại được truyện.
 Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thânvề ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
B. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: Chuẩn bị tài liệu liên quan.
- Tranh : cảnh ML vẽ cá, cá nhảy xuống nước.
- Cảnh em bé dùng cây bút vẽ thêm sóng gió nhấn chìm tên vua tham lam.
- Cảnh ML dùng bút thần vẽ cho người nghèo.
 2. Học sinh: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
-Kiểm tra bài cũ: 
? Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh”? Nêu ý nghĩa của truyện ?
? Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện “ Em bé thông minh”? 
-Giới thiệu bài mới: Những truyện cổ tích thần kì thuộc kiểu loại truyển kể về những con người thông minh, tài giỏi cây bút thần trở thành truyện quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câu chuyện “Cây bút thần “ li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương một em bé nghèo khổ sau trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút thần kì điều giúp dân trừ ác mà cô sẽ giới thiệu với các em hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Truyện cổ tích Cây bút thần nói về kiểu nhân vật nào ?
- GV giới thiệu chung về kiểu nhân vật thông minh. 
Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, đọc mẫu. 
- HS giải thích các từ khó “liên luỵ, huyên náo, tố giác” ...
- Có thể chia 3 đoạn cho học sinh đọc và yêu câu nêu nội dung chính của từng đoạn .
 Đoạn 1: Từ đầu à “lấy làm lạ” (Mã Lương học vẽ và được cây bút thần)
 Đoạn 2: Tiếp à vẽ cho thùng” (Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ)
 Đoạn 3: Còn lại (Mã Lương dùng bút thần chống tên vua hung ác tham lam)
- Ngoài ra HS có thể chia 3 phần theo cấu trúc bài làm văn.
? Nhân vật chính trong truyện là ai?
? Giới thiệu sơ qua về số phận cuộc đời của nhân vật Mã Lương? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của nhân vật này? Nhân vật Mã Lương có tài năng gì đặc biệt? 
? Quá trình học vẽ của Mã Lương diễn ra qua chi tiết nào ?
? Kết quả của quá trình say mê đó ra sao? 
? Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào ?
(Trong giấc mơ Mã Lương được cụ già tóc bạc phơ thưởng cho 1 cây bút bằng vàng sáng lấp lánh). 
? Việc cụ già tóc bạc thưởng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì ?
? Giấc mơ của Mã Lương thức vì ở chổ nào ?
(Giấc mơ được tặng cây bút đã trở thành sự thật )
? Có bút thần trong tay Mã Lương đã sử dụng bút vẽ cho ai đầu tiên. 
? Với người dân lao động em vẽ cho họ những gì ? 
? Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu? Bằng những việc làm trên chứng tỏ Mã Lương có nhưng đức tính gì ?
GV chốt ý ; Đó là quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính
GV chuyển ý
? Với tên địa chủ, khi chúng bắt buộc Mã Lương vẽ, em đã làm gì để đối phó, để chống lại chúng? 
? Vì sao việc Mã Lương vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ có ý nghĩa gì ?
 ? Với tên vua, em đã làm gì khi hắn bắt em vẽ theo yêu cầu của hắn? Không dụ dỗ mua chuộc được em hắn đã làm gì ?
? Cướp bút thần của Mã Lương, tên vua có vẽ được những vật theo sở thích của hắn hay không? Vì sao?
? Từ cách xử đến cách trừng trị bọn vua quan, em hiểu gì về Mã Lương? 
? Để cho Mã Lương trừng phạt tên địa chủ, vua tác giả dân gian đã muốn gửi gắm quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? Vậy Mã Lương đại diện cho ai? 
GV chốt ý
Hoạt động 3: Tổng kết
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
? Tìm các chi tiết nghệ thuật kì ảo có trong truyện?
? Em có nhận xét gì về kết thúc truyện?
? Ý nghĩa của truyện? 
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Học bài 
- Soạn bài “Danh từ ”.
I.Tìm hiểu chung
- Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc viết về kiểu nhân vật tài năng. 
II. Đọc – hiểu văn bản 
1.Những lí giải về tài năng:
Mã Lương nghèo nhưng ham học vẽ nên thành tài và được thưởng bút thần.
2.Quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính
Mã Lương dùng bút thần phục vụ nhân dân, vẽ cho người nghèo trong làng có những công cụ lao động, đồ dùng hàng ngày như cày, cuốc, xẻng...
3.Ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, hạnh phúc
Mã Lương dùng bút thần thực hiện công bằng xã hội, chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác.
III. Tổng kết 
1.Nghệ thuật
-Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài năng trong truyện cổ tích: Mã Lương được cụ già tóc bạc phơ thưởng cho một cây bút bằng vàng vẽ được những điều kì diệu ( con chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót; cá vẫy đuôi trườn xuống sông ).
-Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa.
-Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng.
2. Ý nghĩa văn bản
-Truyện khẳng định tài năng , nghệ thuật châqn chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
-Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
IV.Tự học
- Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Học bài 
- Soạn bài “Danh từ ”.
D. RÚT KINH NGHIỆM 
.............................................................................................................
Tuần 8 - Tiết 32
Ngày soạn: 01/10/2011
DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm danh từ.
-Nắm được các tiểu loại của danh từ: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. 
- Sử dụng danh từ để đặt câu.
	Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục HS ý thức dùng chính xác danh từ, tình cảm yêu quý Tiếng Việt
B. CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan. 
2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà. 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
-Kiểm tra bài cũ: 
Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản Cây bút thần.
-Giới thiệu bài mới: 
Danh từ là một trong những từ loại đóng vai trò quan trọng trong câu. Vậy danh từ là gì ? Danh từ gồm mấy loại lớn? Bài học hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- Cho HS nhắc lại những hiểu biết của em về danh từ đã học ở bậc tiểu học.
? HS xác định danh từ trong cụm danh từ “ba con trâu ấy” ? 
? Trong cụm danh từ ấy đâu là danh từ? 
- DT: con trâu 
? Những từ đứng trước và sau danh từ trung tâm ấy là từ nào? 
? Ngoài các danh từ trong cụm ấy, trong câu còn có những danh từ nào? Cho biết các danh từ này có ý nghĩa chỉ gì?
- Vua: danh từ chỉ người.
- Thúng, gạo, nếp: danh từ chỉ sự vật.
GV nêu thêm một số ví dụ:
-Gió thổi rất mạnh.
-Độc lập, tự do là mong muốn của rất nhiều người.
? Xác định các danh từ trong các ví dụ trên?
? Danh từ gió và độc lập, tự do có ý nghĩa chỉ gì?
-Gió: danh từ chỉ hiện tượng.
-Độc lập, tự do: danh từ chỉ khái niệm.
? Em hãy cho biết ý nghĩa khái quát của danh từ ?
? Đứng trước danh từ “con trâu” là từ nào? 
? Từ “ba” có ý nghĩa chỉ gì? 
- Ba; Chỉ số lượng.
? Sau DT “con trâu” là từ nào? 
? Ngoài từ “ấy” cụm từ “ba con trâu” còn có thể kết hợp với những từ nào? 
-GV lư ý với HS, các từ đứng sau danh từ là các chỉ từ.
? Vậy em có nhận xét gì về khả năng kết hợp của danh từ?
GV chốt ý
? Hãy đặt 1 câu có DT làm chủ ngữ, 1 câu có DT làm vị ngữ ?
? Dựa vào câu phân tích em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp trong câu của danh từ? 
? Khi DT làm vị ngữ trong câu có những điều kiện gì?
GV chuyển ý
- HS đọc II. 1 (SGK/86)
? Phân biệt về nghĩa giữa các danh từ: con, viên, thúng, tạ với nghĩa của các danh từ đứng sau: trâu, quan, gạo, thóc. 
? DT chia làm mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
-GV ghi VD ở bảng phụ 
VD: - Sáu mét vải, năm lít nước,
 - Ba mớ rau, sáu thúng gạo,
+ Trong những danh từ chỉ đơn vị trên nhóm nào chỉ đơn vị chính xác? Nhóm nào chỉ đơn vị ước chừng?
GV chốt ý: 
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn HS giải quyết phần luyện tập.
GV nêu yêu ầu của bài tập 1.
HS lần lượt tìm danh từ theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học.
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một truyện đã học.
- Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
- Học bài. Chuẩn bị bài '' Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự'' 
I.Tìm hiểu chung
1.Khái niệm:
-Nghĩa khái quát của danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, ...
- Khả năng kết hợp của danh từ: có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ này, nọ, đó, kia, ấy và một số từ ngữ khác ở phía sau để tạo thành cụm DT.
VD: Những học sinh ấy 
- Chức vụ ngữ pháp trong câu ;
+ Chức vụ điển hình của danh từ là làm chủ ngữ.
+ Khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước.
2. Các loại danh từ ; Danh từ gồm ;
-Danh từ chỉ sự vật: dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,... 
 VD: Vua, trâu, gió, độc lập...
-Danh từ chỉ đơn vị:  nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật.
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác,
VD: tạ, mét, lít
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
VD: thúng, nắm, mớ...
II.Luyện tập
Bài 1: Tìm các danh từ chỉ sự vật (đồ vật trong nhà, các bộ phận của cơ thể người, phương tiện giao thông, chỉ nghề nghiệp, quan hệ họ hàng).
-Danh từ chỉ đồ vật trong nhà: bàn, ghế, tủ, giường...
-Danh từ chỉ các bộ phận của cơ thể người : đầu, tay, chân, ...
-Danh từ chỉ phương tiện giao thông:  tàu thủy, xe máy, máy bay...
-Danh từ chỉ chỉ nghề nghiệp: giáo viên, bộ đội, bác sĩ...
-Danh từ chỉ quan hệ họ hàng: cô, dì, chú, bác, ông, bà...
Bài 2: Tìm các danh từ chỉ đơn vị chính xác và chỉ đơn vị ước chừng.
a.Danh từ chỉ đơn vị chính xác: yến, tạ, tấn, mét, km, lít, ml, ...
b.Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: bó, mớ, nắm, thúng, rổ, vốc...
Bài 3. Đặt câu với một số danh từ đã tìm ở bài 2.
-Mẹ mua năm mét vải.
-Bà có một thúng gạo rất đầy.
III.Tự học 
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một truyện đã học.
- Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
- Học bài. Chuẩn bị bài '' Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự'' 
D. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 - TUAN 8.doc