Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77 đến 84 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77 đến 84 - Năm học 2011-2012

1. Mục tiêu bài dạy:

 a. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

 b. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.

- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.

 - Rèn kĩ năng sống: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhữg giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh yêu phong cảnh thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 a. Chuẩn bị của giáo viên :

 - Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.

 b. Chuẩn bị của học sinh :

 - Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong SGK).

3. Tiến trình bài dạy

 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng.

 * Câu hỏi:

 - Kể tóm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiên? Cho biết bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là gì?

 * Đáp án - Biểu điểm:

(5 điểm) - Học sinh kể tóm tắt theo yêu cầu: Dế Mèn chóng lớn trở thành chàng dế thanh niên cường tráng, tính nết kiêu ngạo, điệu bộ ngông nghênh, không coi ai ra gì, hay bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Một lần Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Từ đó, Dế Mèn tỉnh ngộ và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

 (5 điểm) - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là: Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái. (Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời, đó là bài học về thói kiêu căng; Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình thân ái) Đây là hai bài học về cách sống để trở thành người tốt từ câu chuyện của Dế Mèn.

 * Giới thiệu bài: (1 phút).

 Đất rừng phương Nam, một truyện dài nổi tiếng của Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành bộ phim dài tập, nói về lòng yêu nước của những người dân sống trên vùng đất mũi, vùng đất trù phú và giàu đẹp của Tổ quốc. Với nghệ thuật miêu tả, tài quan sát của tác giả sẽ giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp của một vùng quê giàu chất Nam Bộ qua đoạn trích của tác phẩm Đất rừng phương Nam, với tựa đề: Sông nước Cà Mau.

 

doc 35 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77 đến 84 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /01/2012 Ngày dạy: 6A: / 01/ 2012 
 6B: / 01 / 2012 
 Tiết 77. Văn bản:
 SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 (Trích Đất rừng phương Nam) - Đoàn Giỏi - 
1. Mục tiêu bài dạy:
 a. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
 b. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
	- Rèn kĩ năng sống: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhữg giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
 c. Thái độ: 
	- Giáo dục học sinh yêu phong cảnh thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh :
	- Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong SGK).
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng.
	* Câu hỏi: 
 - Kể tóm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiên? Cho biết bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là gì?
	* Đáp án - Biểu điểm:
(5 điểm) - Học sinh kể tóm tắt theo yêu cầu: Dế Mèn chóng lớn trở thành chàng dế thanh niên cường tráng, tính nết kiêu ngạo, điệu bộ ngông nghênh, không coi ai ra gì, hay bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Một lần Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Từ đó, Dế Mèn tỉnh ngộ và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
	(5 điểm) - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là: Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái. (Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời, đó là bài học về thói kiêu căng; Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình thân ái) Đây là hai bài học về cách sống để trở thành người tốt từ câu chuyện của Dế Mèn. 
 * Giới thiệu bài: (1 phút). 
	Đất rừng phương Nam, một truyện dài nổi tiếng của Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành bộ phim dài tập, nói về lòng yêu nước của những người dân sống trên vùng đất mũi, vùng đất trù phú và giàu đẹp của Tổ quốc. Với nghệ thuật miêu tả, tài quan sát của tác giả sẽ giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp của một vùng quê giàu chất Nam Bộ qua đoạn trích của tác phẩm Đất rừng phương Nam, với tựa đề: Sông nước Cà Mau.
 b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HS
? Tb 
 HS
 GV
 GV
 GV
 HS1
 HS2
 GV
? K
 HS
? Tb
 HS
 GV
? Tb
 HS
GV
? Tb
H
? Tb
 HS
? K
 HS
? Tb
 HS
 GV
 HS
? Tb
? Tb
 HS
? K
 HS
 GV
GV
? Tb
 HS
? K
 HS
?G
 HS
? Tb
 HS
GV
? Tb
 HS
? K
 HS
? Tb 
 HS
 GV
? Tb
 HS
 GV
HS
 HS
- Đọc chú thích * (SGK,T.10).
* Nêu những hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi và bài văn Sông nước Cà Mau?
- Trình bày theo yêu cầu.
Š Bổ sung:
- Đoàn Giỏi (1925 - 1989), quê ở Tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của tác giả. 
- Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta. Từ khi ra mắt bạn đọc (1957) nó đã có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tận ngày nay.
- Tác phẩm đã được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công.
- Hướng dẫn đọc: Đây là một bài văn miêu tả cảnh quan vùng sông nước, ta cần đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả: Đoạn đầu tiết tấu chậm, giọng miên man, đều đều, về sau tiết tấu nhanh dần; tả chợ, đọc giọng vui, linh hoạt.
- Đọc mẫu 1 đoạn, từ đầu Š “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”.
- Đọc đoạn tiếp theo Š “ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”.
- Đọc đoạn còn lại.
- Theo dõi, uốn nắn cách cách đọc cho học sinh 
* Theo em, bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào?
- Tuy là văn bản trích từ một tác phẩm truyện, nhưng bài văn này có thể xem là một bài văn miêu tả khá hoàn hảo về cảnh quan sông nước Cà mau - vùng cực nam của Tổ quốc.
- Trình tự miêu tả trong bài văn là đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà mau, rồi tập chung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là tả cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.
Š Trình tự văn bản, đi từ khái quát đến cụ thể.
* Theo em, câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng gì?
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật “tôi” trực tiếp quan sát cảnh sông nước Cà mau từ trên con thuyền và trực tiếp miêu tả.
- Cách quan sát và cảm thụ trực tiếp đó khiến cảnh sông nước Cà Mau lần lượt hiện lên một cách sinh động, Người miêu tả có thể trực tiếp bộc lộ khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng, cảm xúc,...
- Ta thấy ở đây, tác giả đã vận dụng những hiểu biết tường tận của mình về địa lí, ngôn ngữ địa phương để đưa vào bài văn đoạn thuyết minh, giải thích địa danh, cách đặt tên các con sông, dòng kênh, làm phong phú thêm hiểu biết cho người đọc (ở đây.... nghĩa là “nước đen”).
* Dựa vào nội dung, trình tự miêu tả, xác định bố cục của bài văn? Nội dung chính của từng phần?
- Văn bản chia thành 3 phần:
1. Từ đầu Š “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”: Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng đất Cà Mau.
2. Tiếp từ “Từ khi qua Trà Là, Cái Keo...” Š “ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”: Cảnh kênh rạch, sông ngòi Cà Mau 
3. Phần văn bản còn lại: Cảnh chợ Năm Căn.
- Chuyển: Để giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của sông nước Cà mau qua quan sát và nghệ thuật miêu tả của Đoàn Giỏi, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần phân tích văn bản Š
* Đọc thầm đoạn đầu của văn bản và nhắc lại nội dung chính của đoạn? Š
TL
* Tìm những chi tiết miêu tả cảnh quan thiên nhiên vùng Cà Mau trong ấn tượng ban đầu của tác giả?
- [..] Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng toàn màu xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh [...] cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối.
* Em có nhận xét gì về cách miêu tả cảnh của tác giả qua những chi tiết trên?
- Cảnh được quan sát, cản nhận qua các giác quan: Thị giác, thính giác, vị giác, đồng thời phối hợp miêu tả xen kẽ sử dụng lối liệt kê, so sánh sát hợp, dùng điệp từ “xanh”, từ láy “rì rào, đơn điệu, triền miên, mòn mỏi, lặng lẽ” có tác dụng gợi âm thanh, hình ảnh, trạng thái, cảm giác cụ thể.
* Em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả?
- Rất nhiều sông ngòi, cây cối, phủ kín màu xanh. Một thiên nhiên còn nguyên sơ đầy hấp dẫn và bí ẩn.
- Khái quát nội dung Š 
- Đọc đoạn hai, từ “Từ khi qua Trà Là, Cái Keo...” “ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”.
* Nội dung chính của đoạn này là gì? Š
* Những kênh rạch nào được nói đến trong đoạn văn? Vì sao lại có tên gọi như vậy?
[...] ở đây người ta gọi tên đất, tên sông[...] theo đặc điểm riêng biệt của nó [...] chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm, cong tròn, xốp nhẹ [...]; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ nam nào là bọ mắt đen như hạt vừng [...]; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía [...] (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán Năm Căn [...], cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu”, tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.
* Em có nhận xét gì về cách đặt tên các địa danh vùng sông nước Cà mau? Cách đặt tên đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau? 
- Cách đặt tên các địa danh theo lối dân gian, dân dã, mộc mạc.
- Qua những địa danh đó gợi lên sự phong phú, đa dạng; hoang sơ của thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người.
- Khái quát nội dung Š 
- Ở đoạn sau, tác giả tập trung miêu tả con sông Năm Căn và rừng đước. Mời các em cùng hiểu hình ảnh dòng sông Năm Căn đó Š
* Hình ảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn được miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào?
 - Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
 - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi [...] ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh [...]
* Theo em, cách tả cảnh ở đây có gì độc đáo? Cách miêu tả đó có tác dụng gì?
- Tả trực tiếp bằng thị giác (nhìn thấy bằng quan sát), thính giác (nghe thấy âm thanh); dùng nhiều so sánh: (nước...như thác; cá... như người bơi ếch; rừng đước... như hai dãy trường thành). Và một loạt tính từ miêu tả.
- Với cách miêu tả đó có tác dụng khiến cho cảnh vật hiện lên cụ thể, sinh động, người đọc, dễ hình dung được cảnh vật như thế nào. Cụ thể như khi miêu tả rừng đước, tác giả đã vẽ lên hình ảnh rừng đước với màu sắc ở ba mức độ khác nhau: màu xanh lá mạ; màu xanh rêu; màu xanh chai lọ Š Ta hình dung được các lớp cây nối tiếp nhau hai bên bờ sông được miêu tả theo mức độ: Từ non đến già.
* Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Thử thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ đó trong câu, từ đó em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
- Các động từ, cụm động từ trong câu: Thoát ra, đổ ra, xuôi về không thể thay đổi trình tự của chúng trong câu, vì nếu đổi sẽ làm sai lệch nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh: Khi thoát ra nơi khó khăn nguy hiểm...đổ ra... con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn, xuôi về theo dòng sông êm ả.
- Có thể nói tác giả đã sử dụng từ ngữ miêu tả rất chính xác và có sự lựa chọn tinh tế.
* Đoạn tả dòng sông và rừng đước Năm Căn đã tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong tưởng tượng của em?
- Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú.
- Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh thiên nhiên sông nước mà còn hấp dẫn ở cảnh sinh hoạt cộng đồng nơi chợ búa. Điều đó được phản ánh đầy đủ trong cảnh sắc chợ Năm Căn. Mời các em cùng tìm hiểu trong phần cuối của văn bản. Š
* Quang cảnh chợ Năm Căn hiện lên qua những chi tiết điển hình nào?
- Chợ Năm Căn nằm sát bên ... ao hao giống mình, tôi ngờ ngợ trước dòng chữ: "Anh trai tôi ".Tôi ngạc nhiên, rồi hãnh diện, tự hào và tôi thấy xấu hổ.
Viết bài cá nhân - trình bày trước lớp, có nhận xét, bổ sung.
Em thử hình dung một thiếu niên đạt được thành tích xuất sắc, thái độ của mọi người như thế nào?
-Thảo luận - Trả lời: Có thể phát biểu thái độ khác nhau: Vui, yêu ghen tị,...
2. Nhân vật người em (30phút)
Người em gái hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.
- Ý nghĩa của câu chuyện là: Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với sự ghen ghét, đố kị. Tình cảm trong sáng, nhân hậu ấy bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn tình cảm ghen ghét, đố kị.
III. Tổng kết (5phút).
- Nghệ thuật: Truyện miêu tả chân thực, tinh tế, diễn biến tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.
- Nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội hoạ. Truyện cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của mình.
IV. Luyện tập (8phút)
 c) Củng cố, luyện tập (2phút).
 ? Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này? 
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1phút).
 - Về nhà các em đọc lại truyện, tóm tắt được câu chuyện; nắm được nội dung, 
 nghệ thuật của truyện.
 - Học thuộc ghi nhớ trong SGK.
 - Chuẩn bị kĩ bài luyện nói theo hướng dẫn trong sgk
 - Soạn bài: Vượt thác.
* Những kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy:
Ngày soạn: /01/2012 Ngày dạy: 6A: / 01/ 2012 
 6B: / 01 / 2012 
 Tiết 83,84: Tập làm văn: 
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
1. Mục tiêu bài dạy:
 a. Kiến thức
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả,
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
 b. Kỹ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
	- Rèn kĩ năng sống: Tự nhận thức và quan sát.
 c.Thái độ: 
	- Giáo dục HS ý thức trình bày một vấn đề rõ ràng trước đông người.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Đọc kĩ SGK,SGV, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy
 a.Kiểm tra bài cũ: (Miệng - 5phút)
 Câu hỏi: 1) Muốn miêu tả được ta phải có những năng lực gì?
 2) Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật ngôi nhà của em.
 Trả lời: 1) Muốn miêu tả được, trước hết ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von,... để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. (5điểm).
 2) Chỉ ra đặc điểm nổi bật ngôi nhà của em; Hình dáng, tường nhà, nền nhà, cửa ra vào, trang trí trong nhà,... (5điểm).
 GV: Nhận xét,cho điểm.
 * Giới thiệu bài (1phút): Viết được bài văn miêu tả đã khó, song để trình bày một vấn đề trước đông người còn khó hơn. Vậy để các em rèn được kĩ năng nói trước đông người; tiết học hôm nay, các em sẽ luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 b. Dạy nội dung bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
?Tb
H
?Tb
H
GV
?K
H
GV
H
?K
H
?K
H
GV
GV
Em hãy nhắc lại muốn miêu tả được ta cần có những năng lực gì?
- Muốn miêu tả được, trước hết ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von,... để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 
Em hãy nói cho cả lớp biết công việc em thường làm vào các buổi sáng thường ngày? 
- Dậy sớm từ lúc 6giờ, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, đi học,...
Qua lời giới thiệu của bạn, chúng ta thấy bạn đã nhớ lại công việc hàng ngày của mình và giới thiệu bằng lời nói một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng mà không cần viết ra. Cụ thể trong tiết học này các em cũng sẽ luyện nói như vậy.
Theo em khi nói chúng ta phải như thế nào? 
- Nói là không viết thành văn, mắt nhìn thẳng vào mọi người, tự tin, nói rõ ràng, mạch lạc,...vấn đề mà mình cần trình bày trước đông người.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
- Chia lớp làm 2 nhóm: Tổ 1,2 làm bài tập 1;Tổ 3,4 làm bài tập 2. Các nhóm thảo luận, bàn bạc, lập dàn bài mà nhóm mình phải làm; trong thời gian 10 phút.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Theo em Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật em hãy miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em.
TL
Người anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh và người anh thực sự của Kiều Phương có giống nhau không?
TL
Chuyển sang bài tập 2: Em hãy trình bày cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình .
- Lưu ý: Đặc điểm của người mình miêu tả bằng các hình ảnh: So sánh, nhận xét,...
Nhận xét, bổ sung; có thể cho điểm bài nói hay, biểu dương bài làm có ý thức.
I. Lí thuyết (10phút)
II. Luyện nói (26phút)
1. Bài tập 1:(SGK-35)
* Kiều Phương: Là người có tài năng về hội hoạ, rất hồn nhiên và nhân hậu.
- Ngoại hình, hình dáng: Nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vật màu trông như con mèo.
- Lời nói: Rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội, khó chịu của người khác.
- Hành động: Luôn hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với công việc sáng tác tranh; khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát.
* Người anh: 
- Hình dáng: Truyện không tả rõ ràng nhưng có thể suy ra từ cô em gái: Cao. gầy, đẹp trai, sáng sủa.
- Tính cách: Ghen tị, nhỏ nhen,mặc cảm, ân hận, ăn năn hối lỗi.
- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh xem kĩ thì khác nhau: Người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất, tính cách người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của cô em gái.
2. Bài tập 2 (SGK- 36)
- Ngoại hình:
- Lời nói:
- Hành động:
- Cử chỉ, việc làm:
 c) Củng cố, luyện tập (2phút)
 ? Em hãy nhắc lại muốn miêu tả được ta cần có những năng lực gì?
 - HS: Trả lời.
 ? Theo em khi nói chúng ta phải như thế nào? 
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét chung và nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1phút).
 - Các em làm hoàn chỉnh bài tập 1,2 vào vở.
 - Về nhà xem trước các bài tập còn lại trong SGK, để chuẩn bị cho tiết sau.
* Những kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy:
=================================
Ngày soạn: /01/2012 Ngày dạy: 6A: / 01/ 2012 
 6B: / 01 / 2012 
 Tiết 84: Tập làm văn: 
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
1. Mục tiêu bài dạy:
 a. Kiến thức
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả,
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
 b. Kỹ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
	- Rèn kĩ năng sống: Tự nhận thức và quan sát.
 c.Thái độ: 
	- Giáo dục HS ý thức trình bày một vấn đề rõ ràng trước đông người.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Đọc kĩ SGK,SGV, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy
 a.Kiểm tra bài cũ: (Miệng - 4 phút)
 GV: Kiểm tra vở bài tập và việc chuẩn bị bài của hs.
 Nhận xét.
 * Giới thiệu bài (1phút): 
 Tiết trước các em đã luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; tiết học hôm nay, các em sẽ luyện nói tiếp với các bài tập còn lại.
 b. Dạy nôi dung bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV
?Tb
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
HS
Yêu cầu hs đọc bài tập 3 trong sgk- 36: Lập dàn ý cho bài miêu tả đêm trăng nơi em ở.
- Gợi ý: Lập dàn ý, không viết thành văn.
- Cho hs lập dàn ý theo nhóm trong thời gian 5'.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và yêu cầu hs ghi vào vở.
 Sau khi quan sát có sự liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von.
 Ví dụ: - Bầu tời sáng như ban ngày;
 - Những ngôi nhà được ánh trăng chiếu vào, bóng in xuống mặt đất như những bức tranh khổng lồ;
 - Hàng cây đang đung đưa nhẹ trong gió, cũng đang ngắm trăng với con người....
Dựa vào dàn ý trên, em hãy nói cho các bạn nghe về đêm trăng ấy.
- Gọi 3em trình bày bài của mình. Có nhận xét, bổ sung (biểu dương những bài nói hay, có ý thức).
Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập 4 (sgk-36): Lập dàn ý và nói trước lớp về quang cảnh một buổi sáng bình minh trên biển. Khi miêu tả em sẽ liên tưởng, so sánh các hình ảnh với những gì?
Nêu ra những ý lớn định nói.
Gợi ý, làm mẫu một số ý.
Nói trước lớp bài làm của mình. Có nhận xét, bổ sung.
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 5 trong sgk-37.
- Gợi ý, làm mẫu một số ý.
Làm ra giấy; trình bày trước lớp.
Nhận xét, bổ sung.
Ghi vào vở.
3. Bài tập 3 (SGK- 36) 
 (13 phút)
Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian ngắm trăng.
* Thân bài: Miêu tả đêm trăng:
- Đó là một đêm trăng rất đẹp;
- Đặc điểm của đêm trăng: Bầu trời, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng,...
* Kết bài: Cảm nghĩ về đêm trăng.
4. Bài tập 4( sgk- 36) 
 (13phút).
- Mặt trời như mâm lửa.
- Bầu trời như quả cầu xanh khổng lồ.
- Mặt biển gợn sóng êm ả, vỗ vào bờ cát rì rào.
- Bãi cát mịn màng, mát rượi như những nắm bột.
- Những con thuyền nối đuôi nhau chuẩn bị cho chuyến ra khơi như những đàn hải âu đi kiếm mồi.
5. Bài tập 5 (SGK- 37) 
 (11phút). 
Người dũng sỹ:
+ Ngoại hình: To lớn, vạm vỡ, da màu vàng thau, chắc gọn, ngực nở, bắp thịt cuồn cuộn, săn chắc.
+ Hành động: Hướng về điều thiện, luôn làm việc thiện, tiêu diệt kẻ ác, tận tâm, nhiệt tình,...
+ Trang phục: Đóng khố, cởi trần, dùng cung tên,cưỡi ngựa,...
+ Lời nói: Thẳng thắn, trung thực,...
 c) Củng cố, luyện tập (2phút)
? Qua các bài tập trên em thấy năng lực nào là quan trọng nhất khi làm bài văn miêu tả?
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung hai tiết luyện nói.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1phút).
 - Về nhà các em ôn lại lí thuyết về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
 trong văn miêu tả.
 - Về nhà các em xem lại và làm hoàn chỉnh các bài tập đã luyện nói trong 
 2tiết.
 - Chuẩn bị bài mới: Bài 21.
* Những kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc