Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Phương Bắc

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh hiểu và cảm phục:

- Phẩm chất, cao quí, đẹp đẽ của người thầy thuốc chân chính: Lương y Phạm Bân, cụ tổ bên ngoại của tác giả: Nguyên Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng. Đó là bậc lương y chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đã đặt sinh mạng của đám dân đen, con đỏ lúc đau ốm lên tất cả. Người thầy thuốc chân chính trước hết cần có lòng nhân ái, khoan dung, có bản lĩnh kết hợp với chuyên môn tinh thông, sâu sắc.

- Truyện - kí trung đại viếtbằng Chữ Hán, kể chuyện người thật, việc thật một cách gọn gàng, chặt chẽ mang tính giáo huấn rất đậm nhưng cũng có phẩm chất nghệ thuật của một tác phẩm văn chương.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kĩ năng tập kể chuyện sáng tạo dựa trên một câu chuyện đã được đọc, được nghe.

*.Giáo dục tư tưởng: Tấm lòng yêu thương con người, tình cảm nhân đạo.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI:Tìm hiểu chi tiết chuyện

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4)

? ? Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con với ngôi kể thứ nhất trong vai bà mẹ

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6 tháng 12 năm 2008
Ngày dạy: tháng 12 năm 2008
 Tuần 17 Bài 16 
 Tiết : 65 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
 (Truyện trung đại) - Hồ Nguyên Trừng
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh hiểu và cảm phục:
- Phẩm chất, cao quí, đẹp đẽ của người thầy thuốc chân chính : Lương y Phạm Bân, cụ tổ bên ngoại của tác giả : Nguyên Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng. Đó là bậc lương y chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đã đặt sinh mạng của đám dân đen, con đỏ lúc đau ốm lên tất cả. Người thầy thuốc chân chính trước hết cần có lòng nhân ái, khoan dung, có bản lĩnh kết hợp với chuyên môn tinh thông, sâu sắc.
- Truyện - kí trung đại viết bằng Chữ Hán, kể chuyện người thật, việc thật một cách gọn gàng, chặt chẽ mang tính giáo huấn rất đậm nhưng cũng có phẩm chất nghệ thuật của một tác phẩm văn chương.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kĩ năng tập kể chuyện sáng tạo dựa trên một câu chuyện đã được đọc, được nghe.
*.Giáo dục tư tưởng: Tấm lòng yêu thương con người, tình cảm nhân đạo.
II.Trọng tâm của bài:Tìm hiểu chi tiết chuyện
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? ? Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con với ngôi kể thứ nhất trong vai bà mẹ
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả ?
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn hs đọc văn bản
Học sinh đọc chú thích trang 163.
? Theo em văn bản có đại ý là gì ?
? Em có thể chia văn bản thành các phần ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Tác giả giới thiệu vị lương y bằng giọng điệu, lời văn như thế nào ?
? Vì sao vị lương y họ Phạm được người đương thời trọng vọng ?
? Giải thích từ trọng vọng ?
? Trong các hành động tốt đẹp đó của vị Lương y, có hành động nào đáng nói nhất ? Vì sao ?
- Học sinh kể diễn cảm phần thân truyện.
? Viên sứ giả của Trần Anh Vương đã có lời nói gì, đặt vị Thái y lệnh trước sự lựa chọn như thế nào ?
? Câu trả lời của ông nói lên phẩm chất gì của ông ?
- Học sinh trao đổi, phát biểu.
? Thái độ của nhà vua thay đổi như thế nào trước việc làm và lời giãi bày của Thái y lệnh ? Qua đó có thể thấy nhà vua là người như thế nào ?
? Phân tích cách ứng xử của người thầy thuốc khi đến gặp vua.
? Theo em về cách kể chuyện xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, truyện hấp dẫn người đọc ở điểm nào ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
? Văn bản sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
- Học sinh nhắc lại nội dung mục ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả - tác phẩm:
- Hồ Nguyên Trừng(1374-1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly, là người văn võ song toàn.
- Văn bản trích trong Nam Ông mộng lục
2.Hoàn cảnh sáng tác: Được viết trong thời gian ông làm quan cho triều Minh(Trung Quốc).
II. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
2.Đại ý - Bố cục
*Đại ý: Tài năng và tấm lòng cao cả của lương y họ Phạm.
*Bố cục:
- Truyện kể theo trình tự thời gian. Gồm 3 phần.
a. Mở truyện : Giới thiệu về lương y Phạm Bân.
b. Thân truyện : Diễn biến câu chuyện qua một tình huống gay cấn, thử thách.
c. Kết chuyện : Hạnh phúc chân chính lâu dài của gia đình vị lương y.
3.Tìm hiểu chi tiết:
a. Phần mở truyện
* Lương y họ Phạm được giới thiệu một cách trang trọng, thành kính, ca ngợi.
* Ông được người đương thời trọng vọng vì :
- Không tiếc tiền của, tích trữ thuốc tốt, thóc gạo để chữa bệnh giúp dân nghèo.
- Không kể phiền hà, thường cho bệnh nhân nghèo chữa bệnh tại nhà.
- Coi tính mệnh người bệnh quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuốc...
à Đó là một vị lương y có tấm lòng bồ tát quảng đại hiếm có.
b. Phần thân truyện
- Khi phải lựa chọn giữa việc đi cứu người đàn bà mắc bệnh nặng với việc đi khám bệnh cho quí nhân, Thái y lệnh đã chọn cứu người bệnh nặng, bất chấp cả mệnh lệnh của triều đình.
à Xuất phát từ tấm lòng thương người hơn cả thương thân à Quyền uy không thắng nổi y đức : Tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mạng của chính bản thân thầy thuốc. Mặt khác còn thể hiện sức mạnh của trí tuệ trong cách cư xử.
c. Cảnh thái y lệnh đến gặp Trần Anh Vương.
- Trước thái độ khiêm nhường, tạ tội, tấm lòng thành của Thái y lệnh, Vương hết lời ca ngợi Lương y chân chính nghề giỏi, đức cao.
- Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương đã là một vị minh quân đời Trần, sáng suốt và nhân đức.
- Thái y chỉ lấy sự chân thành để giãi bày à để từ đó thuyết phục được nhà vua. Đó là thắng lợi của y đức, của bản lĩnh, của lòng nhân ái và trí tuệ.
* Truyện hấp dẫn người đọc ở sự chân thật, giản dị ; Truyện kể chậm rãi, cụ thể, chọn lọc, tóm tắt khái quát à nhấn mạnh tô đậm một tình huống có ý nghĩa sâu sắc. Đối thoại tự nhiên nêu bật được tính cách, phẩm chất của nhân vật.
III- Tổng kết 
1.Nghệ thuật: 
- Tình huống truyện đặc sắc, kết thúc bất ngờ.
- Ngôn ngữ chắt lọc, tinh tế.
2.Nội dung: 
Ghi nhớ sgk 165
C.Luyện tập(3’) - Người làm nghề y hôm nay trước 
 Yêu cầu học sinh làm bài tập 3 sgk ? hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng 
 lương tâm nghề nghiệp trong sáng 
 như từ mẫu, cùng với việc tu luyện
 chuyên môn cho tinh, giỏi,vì nghề y
D.Củng cố(1’)
- Nhấn mạnh lại nội dung bài học
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài, làm bài tập
- Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 - 65.doc