Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Luyện nói kể chuyện

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Luyện nói kể chuyện

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Luyện nói, làm quen với bài phát biểu mịệng.

2. Kĩ năng: - Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.

3. Thái độ: - Tự tin trước tập thể, đám đông.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

2. Bài mới: Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường xã hội, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 7852Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 29: Luyện nói kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Lớp 6B	Tiết(TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 29:
Luyện nói kể chuyện
I. Mục tiêu. 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Luyện nói, làm quen với bài phát biểu mịệng.
2. Kĩ năng: - Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
3. Thái độ: - Tự tin trước tập thể, đám đông.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
2. Học sinh:
SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới:
Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường xã hội, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Chuẩn bị.
I. Chuẩn bị.
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một đề. 
- Mỗi thành viên trình bày phần chuẩn bị của mình trước nhóm.
- Làm việc theo nhóm.
- Trình bày trước nhóm.
1. Lập dàn bài một trong các đề sau.
a. Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình.
b. Kể về người bạn mà em yêu thích.
c. Kể về gia đình mình.
* Yêu cầu khi trình bày:
- Tác phong: đành hoàng, tự tin.
- Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, cần phần biệt văn nói và đọc.
* Hoạt động 2 - Dàn bài tham khảo.
2. Dàn bài tham khảo.
- Nhắc lại nhiệm vụ và bố cục từng phần của bài văn tự sự?
- Với đề tự giới thiệu về bản thân mình, em sẽ nói gì ở phần mở bài?
- Phần thân bài, em dự kiến sẽ nói những gì?
- Đọc yêu cầu của đề b.
- Gia đình em gồm những ai? Giới thiệu vài nét về từng người?
- Nêu suy nghĩ về gia đình mình?
- Nhắc lại.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Trình bày suy nghĩ.
a. Tự giới thiệu về bản thân mình.
* Mở bài: Lời chào và lí do tự giới thiệu.
* Thân bài: 
- Giới thiệu tên, tuổi.
- Học tại lớp, trường.
- Vài nét về hình dáng.
- Có sở thích gì.
- Có mong ước gì khi được học ở lớp này cùng các bạn.
- Có nguyện vọng gì khi đề đạt cùng các bạn.
* Kết bài: Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
b. Kể về gia đình mình.
* Mở bài: Lí do kể. giới thiệu chung về gia đình
* Thân bài:
- Kể về các thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...
- Với từng người lưu ý tả và kể một số ý: chân dung, ngoại hình, tính cách, tình cảm, công việc...
* Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình
* Hoạt động 3 – Luyện nói.
II. Luyện nói.
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài chuẩn bị của mình.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét việc trình bày của bạn.
* Hoạt động 4 – Nhận xét.
III. Nhận xét.
- Nhận xét về tiết học.
- Việc chuẩn bị của HS.
- Quá trình và kết quả tập nói.
- Cách nhận xét của HS.
- Nghe và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
	3. Củng cố. 
	- Giáo viên hệ thống lại bài học.
	4. Dặn dò:
	- Viết dàn bài tập nói: Kể một việc làm có ích của em.
 	- Soạn Cây bút thần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc