Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.

1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.

2. Kỹ năng: Tăng thêm vốn thành ngữ.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng thành ngữ.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ.

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu bài.

 Trong tiếng việt có khối lượng khá lớn thành ngữ. thành ngữ được hiểu như thế nào, ý nghĩa, cách sử dụng chúng ra sao, tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2006
Ngày dạy: 28/11/2006 Tiết 48: Thành ngữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
2. Kỹ năng: Tăng thêm vốn thành ngữ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng thành ngữ. 
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
	- Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động2: Giới thiệu bài.
	 Trong tiếng việt có khối lượng khá lớn thành ngữ. thành ngữ được hiểu như thế nào, ý nghĩa, cách sử dụng chúng ra sao, tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV đưa bảng phụ ghi bài tập.
- Gọi HS đọc bài tập. Chú ý những từ gạch chân.
? Tìm một vài từ khác thay vào cụm từ'' Lên thác xuống ghềnh''
? Cho ý kiến nhận xét.
? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể đổi chỗ các từ trong cụm từ được không?
? Cụm từ trên có ý nghĩa như thế nào?
? Từ những ý kiến trên, em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa của cụm từ '' Lên thác xuống ghềnh''.
- GV: Cụm từ trên được gọi là thành ngữ.
? Em hiểu Thế nào là thành ngữ?
? Tìm một vài thành ngữ mà em biết?
- GV Cho HS quan sát 2 nhóm thành ngữ.
+ Nhóm 1:- Tham sống sợ chết.
 - Nhà cao cửa rộng.
+Nhóm 2:
 - Lá lành đùm lá rách.
 - Mẹ tròn con vuông.
 - Chó ngáp phải ruồi.
? Giải nghĩa các thành ngữ.
? Qua tìm hiểu nghĩa của 2 nhóm thành ngữ trên, em hãy cho biết: Nhóm nào được hiểu nghĩa một cách trực tiếp, nhóm nào phải thông qua phép ẩn dụ để hiểu ý nghĩa của nó? 
? Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc hiểu nghĩa của thành ngữ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV lưu ý SGK - 144.
? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong 2 câu trên?
? Phân tích cái hay của 2 thành ngữ trên trong các văn cảnh? 
? Tìm cụm từ đồng nghĩa với mỗi thành ngữ trên.
thử thay mỗi thành ngữ bằng một cụm từ đồng nghĩa trên và so sánh 2 cách nói đó xem cách nói nào hay hơn? Hay hơn vì sao?
? Chức vụ ngữ pháp của thành ngữ trong câu?
- GV: Nêu yêu cầu bài tập 1.
? Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu?
- Cho học sinh nhắc lại yêu cầu của bài tập 3
? Đặt câu với mỗi thành ngữ đó
- HS đọc bài tập.
- HS tìm từ thay thế; nhận xét.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận xét.
- HS khái quát.
- Tìm thành ngữ.
- Đọc bài tập.
- Giải nghĩa thành ngữ.
- HS trả lời độc lập.
- Nêu nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS phân tích.
- Tìm từ đồng nghĩa.
- Nhận xét.
- HS khái quát.
- HS nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nêu yêu cầu bài tập 3.
- Đặt câu, nhận xét.
I. Thế nào là thành ngữ.
1. Bài tập.
- Nước non lận đận 1 mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
- Không thay thế được vì ý nghĩa trở lên lỏng lẻo, không đặc tả được sự lận đận, vất vả của thân cò.
- Không thêm, không đổi được các từ trong cụm từ.
- Vì đó là 1 trật tự hợp lýcó tính cố định.
- Sự khó khăn trong cuộc sống và trong công việc.
- Đặc điểm cấu tạo của cụm từ là chặt chẽ về thứ tự các từ và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Ghi nhớ 1/ SGK/ 144. 
- Nhanh như chớp.
- Nước đổ đầu vịt.
- Tham sống sợ chết.
-Tham sống sự chết: Người hèn nhát.
- Lá lành đùm lá rách: Đùm bọc che chở.
- Nhóm 1: Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố tạo nên nó.
- Nhóm 2: Phải suy ra từ nghĩa chung của cả thành ngữ theo 2 cách. từ đồng nghĩa, phép chuyển nghĩa( ẩn dụ) , nói quá, miêu tả, liên tưởng, so sánh.
2. Ghi nhớ 2 : SGK.
II. Sử dụng thành ngữ.
1. Bài tập.
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
 Bảy nổi ba chìm với nước non
- Anh đã nghĩ thương em như thế... phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
- Bảy nổi ba chìm- Làm vị ngữ.
- Tắt lửa tối đèn- Làm phụ ngữ cho danh từ ''Khi''.
- Long đong, phiêu dạt.
- Khó khăn hoạn nạn.
- > Sử dụng thành ngữ hay hơn vì ý nghĩa cô đọng, hàm xúc, gợi sự liên tưởng cho người đọc, người nghe. 
2. Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập.
1. Bài tập1.
- Sơn hào hải vị: Những thứ đồ ăn quý lấy ở núi, ở biển.
- Nem công chả phượng: Món ăn quý hiếm.
- Khoẻ như voi: Rất khoẻ.
- Tứ cố vô thân: Không có ai thân thích.
2. Bài tập 3.
- Điền từ cho đủ vào các thành ngữ:
- Lời ăn tiếng nói.
- Một nắng hai sương. 
- Ngày lành tháng tốt.
- No cơm ấm cật. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Tìm thêm một số thành ngữ.
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập: 2- 4 / Sách bài tập.
- Xem trước bài: Cách làm bài văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 48- TV.doc