Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Từ đồng nghĩa từ trái nghĩa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Từ đồng nghĩa từ trái nghĩa - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh nắm chắc khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

 - Biết phân biệt từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, hệ thống ôn tập.

 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5)

 - Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm đồng nghĩa sau:

 A- Ăn ; B- Xơi ; D- Chén.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 - Nêu mục tiêu bài học.

 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Từ đồng nghĩa từ trái nghĩa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 13/11/2006 
 Ngày giảng: 15/11/2006 
 Tiết 4: từ đồng nghĩa từ trái nghĩa
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh nắm chắc khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
 - Biết phân biệt từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. 
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, hệ thống ôn tập.
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm đồng nghĩa sau:
 A- ăn ; B- Xơi ; D- Chén.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 - Nêu mục tiêu bài học.
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
? Thế nào là từ đồng nghĩa ? Lấy ví dụ.
? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? là những loại nào.
? Thế nào là từ trái nghĩa ? Lấy ví dụ.
? Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại.
A- Tiền tuyến.
B- Tiền bạc.
C- Cửa tiền.
D- Mặt tiền.
? Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thị nhân”
A- Nhà văn; B- Nhà thơ;
C- Nhà báo; C- Nghệ sĩ.
? Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa: dũng cảm, chén, thành tích, nghĩa vụ, cho, chăm chỉ, trách nhiệm, tặng, bổn phận, thành quả, mời, cần cù, kiên cường, nhiệm vụ, biếu, siêng năng, thành tựu, xơi, chịu khó, gan dạ, ăn.
? Đặt câu với các từ:
a- Đơn giản; b- giản dị; 
c- đơn điệu.
? Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa.
A- trẻ – già; B- sáng - tối;
C- sang - hèn; D- chạy - nhảy.
? Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau:
? Điền từ trái nghĩa thích hợp vào những câu sau:
? Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng – ồn ào “
? Đặt câu với những cặp từ trái nghĩa sau:
a- ngắn - dài.
b- sáng - tối.
c- yêu - ghét.
d- xấu - tốt
I- Lý thuyết:
1- Từ đồng nghĩa:
- Là những từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa.
VD: Khuất núi, từ trần, tạ thế.
- 2 loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Biểu thị cùng 1 khái niệm và có sắc thái như nhau.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: biểu thị cùng 1 khái niệm những sắc thái khác nhau.
2- Từ trái nghĩa:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: Dài - ngắn
 Cao - thấp
 Sạch - bẩn
II- Luyện tập:
*Bài 1:
- Đáp án (A).
* Bài 2:
- Đáp án: (B).
* Bài 3:
a- dũng cảm, kiên cường, gan dạ.
b- chén, mời, xơi, ăn.
c- thành tích, thành tựu, thành quả.
d- nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận, nhiệm vụ.
đ- chăm chỉ, siêng năng, chịu khó.
e- biếu, tặng, cho.
* Bài 4:
- Đặt câu:
VD: Bài tập thể dục đơn giản quá.
 Bạn tôi ăn mặc giản dị quá.
 Bài phát biểu hôm nay quá đơn điệu.
* Bài 5:
a-
- Đáp án: (D)
b- 
a- lành áo lành
 tin lành.
b- đắt đắt hàng
 giá đắt.
c- đen màu đen
 số đen.
d- chín cơm chín
 quả chín.
* Bài 6:
a- Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại ..
b- Xét mình công ít tội .
c- Bát cơm vơi, nước mắt ..
 Mới mười lăm tuổi đắng cay đã thừa.
d- Một vũng nước trong, mười dòng nước 
Một trăm người ,chưa được
một người thanh.
* Bài 7:
a- Tĩnh mịch - huyên náo.
b- Đông đúc - thưa thớt.
c- Vắng lặng - ồn ào.
d- Lặng lẽ - ầm ĩ.
* Bài 8:
- Đặt câu:
 Ví dụ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 - Học, nắm nội dung bài học.
 - Xem lại các bài tập đã làm.
 - Tiếp tục ôn tập từ đồng âm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra nhanh - Tiet 4.doc