Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 17: Văn bản Sông núi nước Nam - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 17: Văn bản Sông núi nước Nam - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh: Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong 2 bài thơ: Sông núi nước Nam và bài: Phò giá về kinh.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức, lòng tự hào dân tộc.

B. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

- Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

* HOẠT ĐỘNG 1:Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng những bài ca dao châm biếm? Nêu nội dung tư tưởng của bài ca dao châm biếm?

* HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 17: Văn bản Sông núi nước Nam - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/10/2006 văn bản
 Sông núi nước Nam
Ngày dạy: 4/10/2006 ( Nam quốc sơn hà)
 Phò giá về kinh
 ( Tụng giá hoàn kinh sư)
 Tiết 17: Đọc- Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh: Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong 2 bài thơ: Sông núi nước Nam và bài: Phò giá về kinh.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức, lòng tự hào dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng những bài ca dao châm biếm? Nêu nội dung tư tưởng của bài ca dao châm biếm?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Sau chiến thắng bạch đằng năm 938, ta thoát khỏi ách thống trị của các nước phong kiến phương bắc và đang trên đường xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ rất mực hào hùng. Nền văn học mới cũng ra đời và có thể nói văn học viết bằng chữ hán và chữ nôm đã ghi lại được những dây phút hào hùng 
đó của dân tộc. Để hiểu được phần nào về nội dung của văn học của thời kỳ này bài hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.
* Hoạt động 3. Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV: Nêu yêu cầu đọc.
-Giọng chậm chắc, hào hùng.
- GV đọc- gọi học sinh đọc.
- Theo dõi chú thích 1,2 trong SGK.
GV: Cho học sinh đọc chú thích dấu sao.
? Dựa vào chú thích dấu sao cho biết ý hiểu của em về thơ trung đại?
? Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
? Hãy nhận dạng thể thơ bài ''Nam quốc sơn hà.''
GV: Về tác giả bài thơ, lâu nay người ta vẫn cho rằng bài thơ của Lý Thường Kiệt nhưng theo tư liệu khảo sát mới nhất thì mọi văn bản hán nôm còn lại không có văn bản nào có ghi tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt.
- Bài thơ đến nay cho rõ tác giả là ai.
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
GV: ''Nam quốc sơn hà" được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy theo em thế nào là tuyên ngôn độc lập?
? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong'' Nam quốc sơn hà là'' gì?
GV: Khái quát chuyển ý.
GV: Gọi học sinh đọc 2 câu đầu.
- Giải thích từng từ của 2 câu thơ.
? Diễn nôm hai câu thơ.
- GV: Đọc câu thơ 1. Câu thơ mở đầu có viết: Nam quốc theo em từ "Nam quốc"được hiểu như thế nào?
? Vậy tác giả dùng từ"Nam quốc"nhằm thể hiện ý gì?
? Đặt sau từ" Nam quốc" là từ " Nam đế" thể hiện ý nghĩa gì?
- GV: Đọc câu thơ thứ 2. 
? Giọng của câu thơ thứ 2 như thế nào? Giọng điệu đó đã bày tỏ ý nghĩa gì?
? Việc tác giả khẳng định chủ quyền của đất nước được ghi ở sách trời mang lại ý nghĩa gì?
? Em cảm nhận được gì qua hai câu thơ đầu?
GV: Hai câu thơ đầu ngôn ngữ trang trọng, ý thơ mạnh mẽ, đanh thép, khẳng định một chân lý lịch sử bất di bất dịch: Nước nam là của người Nam.
- Gọi học sinh đọc 2 câu cuối.
? Diễn nghĩa và diễn xuôi 2 câu thơ.
? Nhận xét giọng điệu của 2 câu thơ? 
? Nội dung biểu đạt ở hai câu cuối là gì?
? Liên hệ với hoàn cảnh ra đời" Sông núi nước nam" Em hiểu lời cảnh báo này nhằm vào bọn xâm lược nào?
? Sông núi nước Nam là văn bản biểu cảm. ở đây tư tưởng và cảm xúc vừa lộ rõ lại vừa ẩn kín. Theo em tư tưởng lộ rõ trong văn bản này là gì?
? Cảm xúc ẩn kín trong văn bản này là gì?
? Văn bản Sông núi nước nam bồi đắp tình cảm nào trong em?
? Trong lịch sử dân tộc ta ngoài " Sông núi nước Nam" Em còn biết những văn bản nào khác được gọi là tuyên ngôn độc lập của nước ta.
? Cảm nhận chung của em về bài thơ?
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
GV: Khái quát toàn bài.
- Đọc phiên âm, dịch nghĩa, bản dịch thơ.
- Đọc chú thích.
- Nêu ý hiểu cá nhân.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời độc lập.
- Học sinh nghe.
- Nêu xuất xứ bài thơ.
- Trả lời độc lập.
- Trả lời độc lập.
- Đọc 2 câu thơ đầu, dịch nghĩa, diễn nôm.
- Trả lời độc lập.
- Suy nghĩ, trình bày ý kiến.
- Trả lời độc lập.
- Nêu nhận xét.
- Thảo luận, trình bày ý kiến.
- Nêu cảm nhận.
- HS nghe.
- Đọc hai câu cuối.
- Trả lời độc lập.
- Trình bày ý kiến.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- Trả lời độc lập.
- Phát biểu suy nghĩ.
- Liên hệ mở rộng.
- Nêu cảm nhận.
- Đọc ghi nhớ.
I.Đọc- Tiếp xúc văn bản
* Đọc.
* Từ khó
* Cấu trúc văn bản.
- Thơ viết ở thế kỷ X- XIX.
- Viết bằng chữ hán và chữ nôm.
* Thể loại:
- Thất ngôn tứ tuyệt: Mỗi bài có 4 câu( tứ tuyệt) mỗi câu 7 chữ( thất ngôn) hiệp vần chữ ở cuối. Câu 1- 2- 4 vần với nhau.
- Sông núi nước Nam- là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
* Tác giả:
* Xuất xứ bài thơ:
- Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đời lý...
- Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.
- Khẳng định quyền lãnh thổ của dân tộc.
- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu.
- Nam: Phương nam, quốc, nước.
- Sơn: núi, hà: sông, nam: Nước Nam, đế: Vua, cơ: ở.
-> Nam quốc: Nước ở phương nam.
- Khẳng định nước nam là một quốc gia độc lập: Vì từ xưa bọn phong kiến phương Bắc luôn coi nước ta là quận huyện của chúng.
- Nam đế: Là vua nước nam.
- Như vậy tác giả đặt vua nước Nam ngang hàng với vua phương Bắc.
- Giọng hào hùng rắn rỏi.
- Thể hiện niềm tin sắc đáng vào chủ quyền đất nước Việt Nam đã được ghi ở sách trời.
- Khẳng định tạo hoá đã ban cho nước Việt Nam là của người Việt Nam.
- > Khẳng định nước nam là của người Việt Nam.
- Thể hiện niềm tự hào của tác giả về chủ quyền độc lập dân chủ, độc lập dân tộc.
2. Hai câu thơ cuối:
- Cớ sao mà kẻ thù lại dám đến xâm phạm.
- Chúng mày sẽ xem sự thất bại.
- Giọng dõng dạc, chắc nịch, kiêu hãnh.
-> Cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù, sự thất bại...
- Khẳng định sức mạnh vô địch của dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của đất nước.
- Lời cảnh báo nhằm vào quân Tống xâm lược. Quân và dân ta dưới sự chỉ huycủa Lý Thường Kiệt đã đánh tan đạo quân xâm lược Tống.
- Khẳng định trước kẻ thù về chủ quyền đất nướcta và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
- Niềm tự hào, tự tin vào chủ quyền dân tộc. Tinh thần phản kháng chiến tranh xâm lược của ngoại bang.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của cha ông ta.
- Tin tưởng vào sự bền vững của độc lập dân tộc .
- Văn bản " Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi.
 - Văn bản " Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chủ Tịch.
* Ghi nhớ: SGK.
 Vănbản2. Phò giá về kinh.
 ( Trần Quang Khải) 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV: Cho học sinh đọc chú thích dấu sao / SGK.
? Nêu vài nết khái quát về tác giả?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Cho học sinh giải thích nhan đề của bài thơ.
GV:Nêu yêu cầu đọc:Giọng hào hùng chậm chắc.
GVđọc- gọi học sinh đọc.
? Vận dụng kiến thức đã học phần thể loại em hãy nhận diện thể loại bài" Tụng giá hoàn kinh sư" trên các phương diện, số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
GV: Khái quát chuyển ý.
GV: Cho học sinh đọc 2 câu đầu.
? Giải thích từng yếu tố trong 2 câu thơ, diễn xuôi 2 câu thơ?
? Những chiến công nào được nhắc tới trong lời thơ này? Các chiến công đó gợi nhắc những sự kiện lịch sử nổi tiếng nào của dân tộc ta trong quá khứ?
? Theo em trong lời thơ trên có gì đáng chú ý về cách dùng từ, cách nhắc tới các địa danh, cách tạo đối xứng, giọng điệu?
? Điều đó có tác dụng gì trong việc diễn tả:
- Hiện thực kháng chiến chống ngoại xâm.
- Tình cảm của người viết.
GV: Khái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc 2 câu cuối.
- ? Diễn xuôi 2 câu thơ.
? Lời thơ này nói tiếp chiến thắng hay nói về vấn đề gì?
? Tác giả đã mong ước về 1 đất nước như thế nào?
? Em hãy so sánh nghĩa của cụm từ ''Tu trí lực '' với cụm từ ''Nên gắng sức''?
? Điều gì cho thấy tác giả mong mỏi điều gì ở dân tộc?
? Tác giả mong ước và cổ động cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Điều này cho thấy tư tưởng và tình cảm nào của tác giả trước vận mệnh của đất nước.
? Theo em, niềm hi vọng lớn lao của tác giả về tương lai tươi sáng của đất nước đã phản ánh khát vọng nào của dân tộc ta thời Trần?
? Khát vọng đó có biến thành hiện thực ở thời nhà Trần không?
Dựa vào kiến thức lịch sử lớp 7 để chứng minh điều này.
GV: Khái quát.
? Bài học cho em hiểu những nội dung hiện thực nào được phản ánh trong văn bản'' Phò giá về kinh''? 
? Từ nội dung đó tư tưởng và tình cảm nào của tác giả được bộc lộ? 
? Tư tưởng và tình cảm đó là của riêng tác giả hay của chung dân tộc thời Trần? 
? Theo em, vì sao lời thơ trong bài'' Phò giá về kinh'' giản dị không hoa mỹ mà vẫn gợi được cảm xúc của người đọc về hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình của dân tộc?
- Đọc chú thích.
- Trả lời dựa vào SGK.
- Đọc bài.
- Trả lời độc lập.
- Đọc 2 câu thơ.
- HS dựa vào SGK giải thích.
- Trả lời độc lập.
- Phát hiện nghệ thuật.
- Trình bày ý kiến.
- Đọc bài.
- Trả lời độc lập.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Trả lời độc lập.
- Trả lời độc lập.
- Học sinh chứng minh.
- Khái quát nội dung.
- Trả lời độc lập.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà
- Tìm hiểu:
? Cách biểu ý và biểu cảm của hai bài thơ có gì giống nhau?
- > Đều thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta.
- > ý tưởng được diễn đạt rõ ràng, không cầu kì hoa mỹ, cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo qua ý tưởng.
+ Học thuộc lòng hai bài thơ, phân tích.
+ Soạn bài: Từ hán việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17 - VH.doc