Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 29 đến 32 - GV: Bùi Văn Nam

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 29 đến 32 - GV: Bùi Văn Nam

TuÇn 29

Tiết 105, 106: BÀI VIẾT SỐ 6

( Văn tả người)

A/ Mục tiêu cần đạt:

- Hs biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.

- Biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đẫ được học ở những tiết trước.

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày và viết chính tả đúng cả về mặt từ lẫn câu.

B/ Các bước lên lớp

 - Ổn định lớp học

 - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị của hs

 - Tiến trình tiết kiểm tra.

Hđ1: Gv đọc đề và chép đề lên bảng.

Đề bài: Em hãy tả lại một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc em)

Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.

Hđ3: Gv thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.

C/ Dặn dò: Gv nhắc hs về chuẩn bị bài các thành phần chính của câu

Phần đáp án và biểu điểm

- Hs thực hiện được bài viết đúng thể loại văn miêu tả, gồm ba phần như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát được người định tả.(1đ)

 Người đó có quạn hệ như thế nào đối với em.(1đ)

 

doc 26 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 29 đến 32 - GV: Bùi Văn Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .././2010
Ngày giảng:./../2010 
TuÇn 29
Tiết 105, 106: BÀI VIẾT SỐ 6
( Văn tả người)
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Hs biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đẫ được học ở những tiết trước.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày và viết chính tả đúng cả về mặt từ lẫn câu.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị của hs
	- Tiến trình tiết kiểm tra.
Hđ1: Gv đọc đề và chép đề lên bảng.
Đề bài: Em hãy tả lại một người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc em)
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.
Hđ3: Gv thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
C/ Dặn dò: Gv nhắc hs về chuẩn bị bài các thành phần chính của câu
Phần đáp án và biểu điểm
- Hs thực hiện được bài viết đúng thể loại văn miêu tả, gồm ba phần như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát được người định tả.(1đ)
	 Người đó có quạn hệ như thế nào đối với em.(1đ)
+ Thân bài: Tả chi tiết nhân vật.
	- Ngoại hình người đó như thế nào?(tuổi tác, chiều cao, da, tóc, mắt mũi...)(2đ)
	- Cử chỉ và hành động ra sao?( cười, nói, đi, đứng...)(2đ)
	- Sở thích của người đó là gì?(2đ)
+ Kết bài: Tình cảm của em đối với người được kể.(1đ)
- Bài viết trình bày rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc và ít sai lỗi chính tả.(1đ)
	_____________________________________________________
Ngày soạn: .././2010
Ngày giảng:./../2010 
Tiết 107:	CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- nắm được khái niệm và đặc điểm của các thành phần chính của câu.
- có ý thức đặt câu và dùng câu có đầy đủ các thành phần chính.
- rèn kĩ năng nói viết có chủ ngữ và vị ngữ.
B/ Các bước lên lớp
- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cô tô của nguyễn tuân?
	(Đáp án tiết 104)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
? Ở bậc tiểu học em đã được học về các thành phần câu? Em hãy kể các thành phần đó và cho ví dụ?
- Hstl-Gv nhận xét
Các thành phần câu là trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Hôm nay/ lớp 6B/ đi lao động.
? Em hãy xác định các thành phần câu trong ví dụ?
- Gv ghi ví dụ lên bảngvà cho hs xác định
- Gvkl và ghi bảng:
? Trong các thành phần đó thì thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu? Vì sao?
- Hstl-gvkl:
Trong câu thành phần chủ ngữ và vị ngữ bắt buộc phải có mặt, không thể lược bỏ được. Vì sự có mặt của các thành phần đó sẽ làm cho câu diễn đạt ý nghiã được trọn vẹn hơn. Thành phần đó được gọi là thành phần câu.
? Còn các thành phần khác nếu lược bỏ đi thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Đó là thành phần nào?
- Hstl-Gvkl:
Ngoài chủ ngữ và vị ngữ, các thành phần khác có thể lược bỏ được mà ý nghĩa của câu không thay đổi, thành phần đó là thành phần phụ của câu.
- Gv khái quát lại bằng ghi nhớ trong sgk/92.
Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm của vị ngữ trong câu.
? Em hãy phân tích ví dụ ở mục1?
- Hstl- Gvkl:
Vị ngữ kết hợp vói những từ: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới...
? Thử đặt câu hỏi để xác định vị ngữ? và cho biết vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
? vị ngữ thường có cấu tạo như thế nào?
-hstl- gvkl và ghi bảng:
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 93.
Bước 3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chủ ngữ của câu.
? Đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ của các ví dụ trên và cho biết đặc điểm của chủ ngữ?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
? Em hãy cho ví dụ về chủ ngữ do động từ, tính từ đảm nhiệm?
- Hs cho ví dụ- gv nhận xét và kết luận và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 93.
Hđ3: Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: Cho hs đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Hs thực hiện- gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 2: Gv hướng dẫn cho hs đặt câu theo yêu cầu của bài tập.
- Gv cho hs thực hiện bài tập nhanh
Bài tập 3: Cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu vừa đặt
- Hs thi làm bài tập nhanh.
Ghi bảng
I/ Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
Ví dụ: Chẳng bao lâu/ tôi/ đã trở 
 Tr C V
thành chàng dế thanh niên cường 
tráng.
- Chủ ngữ và vị ngữ trong câu bắt buộc phải có mặt để diễn đạt nội dung.
" Thành phần chính của câu.
- Thành phần không bắt buộc có thể vắng mặt.
" Thành phần phụ.
* Ghi nhớ: sgk/ 92.
II/ Vị ngữ trong câu.
- Vị ngữ kết hợp được với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới...
- Trả lời cho câu hỏi: làm sao, làm gì, là gì, ntn...
- Vị ngữ thường là động từ cụm động từ, tính từ cụm tính từ, danh từ hay cụm danh từ.
- Trong câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
*Ghi nhớ: sgk/ 93.
III/ Chủ ngữ của câu.
- Chủ ngữ biểu thị tên sự vật có hành động, trạng thái... nêu ở vị ngữ.
- Trả lời câu hỏi: ai, cái gì, con gì...
- Thường là đại từ, danh từ cụm danh từ. Có thể lad động từ hay tính từ đảm nhiệm.
Ví dụ: Lao động là vinh quang.
 Sạch sẽ là đức tính tốt.
* Ghi nhớ: sgk/93.
IV/ Luyện tập:
Bài tập1:Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu cấu tạo.
1.
- Tôi(CN)" Đại từ.
- Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng(VN)" Cụm động từ
2. 
- Đôi càng tôi(CN)" Cụm danh từ
- Mẫm bóng(VN)" Tính từ.
3. 
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo
(CN)" Cụm danh từ.
- Cứ cứng dần và nhọn hoắt(VN) " Hai cụm tính từ
4.
- Tôi(CN)" Đại từ
- Co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ(VN)" Cụm động từ.
5.
- Những ngọn cỏ(CN)" Cụm động từ
- Gãy rạp y như những nhát dao vừa lia qua(VN)" Cụm động từ
Bài tập 2: Đặt câu
Bài tập 3: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu vừa đặt được
C/ Củng cố: Nội dung bài học.
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài tập làm thơ năm chữ.
* Rót kinh nghiÖm giê d¹y:
................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Ngµy so¹n : / /2010
Ngµy d¹y: / /2010
Tiết 108: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Làm quen với các đặc điểm hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích và lí thú.
- Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng về những gì mình làm được.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy đọc thuộc lòng năm khổ thơ đầu bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đáp án tiết 93,94)
	- Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv cho hs tìm hiểu đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài học ở nhà của hs.
? Theo em thể thơ năm chữ có đặc điểm ntn?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Hđ3: Tập làm thơ
- Gv chia lớp làm bốn nhóm.
- Gv cho hs tìm những khổ thơ, bài thơ năm chữ
- Gv cho hs hoạ theo thơ.
.
- Cho hs tập làm thơ có vần nối tiếp
- Hs đọc thơ và bình thơ của các bạn.
- Gv nhận xét và đánh giá về nội dung và hình thức trình bày của hs
Ghi bảng
I/ Đặc điểm thơ năm chữ
- Số chữ: Năm chữ/ câu
- Số câu: Không hạn chế
- Khổ thơ: Bốn câu, hai câu/ khổ. hoặc không chia khổ.
- Vần: Thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp
- Nhịp thơ: 3/2 hoăc 2/3
II/ Thi làm thơ
1/ Thi tìm thơ năm chữ
2/ Hoạ theo thơ
Có chú bé loắt choắt
Mang cái xắc xinh xinh
Cái chân đi thoăn thoắt
Cái đầu chú nghênh nghênh
3/ Làm thơ có vần nối tiếp.
4/ Đọc và bình thơ
C/ Củng cố: Gv nhận xét và đánh giá tiết học.
D/ Dặn dò: Gv dặn hs sưu tầm thêm các bài thơ năm chữ và chuẩn bị bài cây tre.
* Rót kinh nghiÖm giê d¹y:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................*************************************
Ngµy so¹n : / /2010
Ngµy d¹y: / /2010
Tuần 30
Tiết 109: Văn bản CÂY TRE VIỆT NAM
	 ( Thép Mới)
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây trevới cuộc sống của dân tộc Việt Nam. cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.
- Nắm được những đặt điểm nghệ thuật của bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh kết hợp với miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
- GDHS lòng tự hào, quý trọng và yêu mến những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Em hãy nêu các thành phần chính trong câu và cho ví dụ?( Đáp án tiết 107)
	- Tiến trình dạy-học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm
- gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk.
? Em hiểu gì về nhà văn thép mới và tác phẩm cây tre?
- Hstl theo chú thích* sgk- gv giới thiệu thêm về tác giả.
Thép Mới còn có tên gọi khác là ánh hồng. Ông sinh 15/2/1925 và mất 28/8/1991. Ông đã từng tham gia cách mạng từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông từng giữ chức vụ tổng biên tập báo giải phóng và là uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn khoá II và III.
Ông đã có nhiều tác phẩm được xuất bản. Tác phẩm cây tre Việt Nam là một tác phẩm thuyết minh phim thuộc thể ký.
Hđ3:Gv hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn cách đọc cho hs - gv đọc mẫu đoạn đầu sau đó gọi hs đọc đến hết bài.
? Em hãy cho biết bài văn được chia làm mấy đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn ntn?
- Hstl- Gvkl:
bài văn được chia làm bốn phần như sau:
P1: Từ đầu" Như người: Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam và có những phong cách đáng quý.
P2: Tiếp" Chung thuỷ: Tre gắn bó với con người trong đời sống hằng ngày và trong lao động
P3: Tiếp" Anh hùng chiến đấu: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
P4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hàn của dân tộc ta trong hiện đại và tương lai.
? Theo em cây tre có phẩm chất gì? Hãy tìm những chi tiết thể hiện phẩm chất của cây tre?
- Hstl-Gvkl:
Tre ngay thẳng, dẻo dai, cứng cáp, bất khuất. tre là cánh tay của người nông dân, là vũ khí chống giặc ngoại xâm. đồng thời tre là nguồn vui của tuổi thơ và người già.
? ... - đại diện các nhóm trình bày.
- Gvkl và ghi và bảng:
Truyện
Kí
Giống
Có nhân vật kể chuyện
Có nhân vật kể chuyện
Khác
- Có cốt truyện, có nhân vật.
- Có hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát tìm hiểu đời sống.
- Không có cốt truyện, có nhân vật.
- Chú trọng ghi chép tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
Hđ3: Gv kết luận lại nội dung toàn bộ tiết học và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/118
C/ Củng cố: Nội dung tiết học
D/ Dặn dò: Hs học bài và chuẩn bị bài câu trần thuật đơn không có từ là.
Ngµy so¹n : / /2010
Ngµy d¹y: / /2010
Tiết 118: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ “LÀ”
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
- Nắm được kiểu câu miêu tả và câu tồn tại cũng như tác dụng của các kiểu câu này.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và kĩ năng đặt câu trần thuật đơn không có từ là.
- GDHS ý thức tư duy, sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ 	là? cho ví dụ.( Đáp án tiết 112)
	- Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong ví dụ?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
? Theo em vịngữ của những câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
- Hstl: 
Câu a do tính từ. câu b do cụm động từ.
? Em hãy chọn những từ chỉ ý phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ của những câu trên và nêu nhận xét?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
? Vậy em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
- Hstl theo sgk/119.
Bước 2: Tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Em hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của các ví dụ đó?
- Hs thực hiện- gv nhận xét và kết luận ghi bảng:
? Em hãy chọn một trong hai câu để điền vào chỗ trống?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét và kết luận.
? Vậy trong hai câu trên câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
? Theo em thế nào là câu miêu tả và thế nào là câu tồn tại?
- Hstl theo ghi nhớ trong sgk/ 119
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: 
- Gv cho hs tìm câu miêu tả và câu tồn tại
- Hs thực hiện.
- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 2: 
- Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn có sử dụng câu tồn tại
- Hs viết bài theo sự hướng dẫn của gv.
- Gv giới thiệu đoạn văn để hs tham khảo như sau:
Trường em nằm ở trung tâm xã Phú Lộc. Giữa những rừng cao su xanh biếc, ngôi trường của chúng em trở nên gọn gàng xinh xắn. mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh lấp ló sau những tán lá và lọt vào các bức tường như thoa lên một màu phấn hồng. Giữa sân trường, nhộn nhịp tiếng cười đùa của các cô cậu hs.
Bài tập 3:
 - Gv đọc chính tả cho hs viết, sau đó kiểm tra và nhận xét.
Ghi bảng
I/ Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là:
Ví dụ: SGK
a, Phú Ông/ mừng lắm
 C V
b, Chúng tôi/ tụ họp ở góc sân
 C V
" Vị ngữ do tính từ, cụm động từ tạo thành.
a, Phú Ông không (chưa) mừng lắm
b, Chúng Tôi không tụ hội ở góc sân.
" Để diễn đạt ý phủ định, vị ngữ được kết hợp với từ chưa, không
* Ghi nhớ: sgk/119.
II/ Câu miêu tả và câu tồn tại
Ví dụ: sgk
a,Đằng cuối bãi/hai cậu bé con/tiến lại
 Tr C V
" Câu miêu tả.
b,Đằng cuối bãi/tiến lại/hai cậu bé con
 Tr V C
" Câu tồn tại
* Ghi nhớ: sgk/ 119.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định câu miêu tả và câu tồn tại.
a1, Câu miêu tả
a2, Câu tồn tại
a3, Câu miêu tả
b1, Câu tồn tại.
b2, Câu miêu tả.
c1, Câu tồn tại.
c2, Câu miêu tả
Bài tập 2: Viết đoạn văn
Bài tập 3: Chính tả (nghe- viết)
C/ Củng cố: Nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài ôn tập văn miêu tả.
Ngµy so¹n : / /2010
Ngµy d¹y: / /2010
Tiết 119: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, văn tự sự.
- Thông qua các bài thực hành tự rút ra được những đặc điểm chung cần nhớ cho cả bài.
- Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả.
- GDHS ý thức tự giác tham khảo tài liệu và khắc phục những mặt hạn chế của mình trong viết văn miêu tả.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là, câu miêu tả, câu tồn tại?
	(Đáp án tiết 118)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện bài tập trong sgk.
- Gv gọi hs đọc đoạn trích trong sgk.
? Theo em điều gì đã tạo nên cái hay, cái độc đáo trong đoạn văn miêu tả đó?
- Gv gợi ý cho hstl:
Tác giả biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc, cụ thể. Biết thể hiện linh hồn của tạo vật. Đồng thời biết tìm cách liên tưởng, so sánh và sử dụng vốn ngôn ngữ giàu có.
? Bằng những kiến thức đã học em hãy lập dàn ý cho đề bài: cảnh đầm sen đang mùa nở hoa.
- Gv gợi ý để hs tự làm 
? Nếu miêu tả một em bé bụ bẫm ngây thơ, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào? Và tả theo trình tự nào?
- Gv hướng dẫn để hs tìm ra được các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu của em bé.
 Bụ bẫm:khuôn mặt, đôi má, chân tay, nước da...
 Ngây thơ: đôi mắt, nụ cười, tập nói, tập đi...
? Em hãy cho biết những yêu cầu đối với đối tượng và người viết văn miêu tả?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Ghi bảng
1/ Một số yêu cầu trong văn miêu tả:
- Lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc.
- Liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo.
- Vốn ngôn ngữ giàu có, diễn đạt cảnh vật một cách sinh động, sắc sảo.
- Thể hiện tình cảm và thái độ của người viết đối với đối tượng được tả.
2/ Dàn ý
+ Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đầm sen.
+ Thân bài: Miêu tả chi tiết cảnh đầm sen (hoa, lá, cành, hương sen...)
+ Kết bài: Nêu nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về cảnh đầm sen.
3/ Một số yêu cầu đối với đối tượng và người viết văn miêu tả:
a, Đối tượng miêu tả:
- Tả người hay tả cảnh.
- Vừa tả cảnh vừa tả người.
b, Người viết văn miêu tả:
- Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân xét.
- Lựa chọn hình ảnh và trình bày theo một thứ tự nhất định.
* Ghi nhớ: sgk/121.
C/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học.
D/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà học bài, làm bài tập 4.
	 Chuẩn bị bài chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
* Rót kinh nghiÖm giê d¹y:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
*************************************
Ngµy so¹n : / /2010
Ngµy d¹y: / /2010
Tiết 120	CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu được thế nào là câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
- Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
- GDHS ý thức nói, viết đúng ngữ pháp trong quá trình tạo lập văn bản.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Câu có những thành phần chính nào? cho ví dụ?( đáp án tiết 107)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
Bước1: Chữa lỗi câu sai chủ ngữ.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk.
? Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu?
- Hstl-Gv ghi bảng:
? Qua hai ví dụ trên em thấy câu nào sai? vì sao? hãy sửa lại câu đó như thế nào cho đúng?
- Hstl-Gvkl:
Câu b thiếu chủ ngữ. Vì vậy cần phải sửa lại câu cho đúng bằng hai cách sau:
Cách1: Ta có thể thêm chủ ngữ của câu.
+ Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả Tô Hoài cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ:
+ Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Bước 2: Chữa lỗi câu sai vị ngữ
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk
? Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu?
- Hs đặt câu hỏi và chỉ ra được chủ ngữ và vị ngữ của các câu.
- Gv nhận xét và bổ sung thêm để câu được hoàn chỉnh.
? Vậy em thấy câu nào trong các câu đó chưa hoàn chỉnh, và cần sửa lại ntn?
- Hstl-Gvkl và hướng dẫn cho hs hiểu:
Câu b và câu c là câu thiếu vị ngữ.
Câu b, có thể thêm vị ngữ:"rất đẹp" hoặc"đã để lại trong em niềm cảm phục". Cũng có thể biến cụm danh từ thành một bộ phận của cụm c-v:"em rất thích hình ảnh Thánh Gióng..."
Câu c, có thể thêm một cụm từ làm vị ngữ: "...là bạn thân của em". Hoặc biến đổi câu đã có thành một bộ phận câu:" tôi rất quý bạn Lan"
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: 
- Gv hướng dẫn hs xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Bài tập 2: Tìm câu sai và sửa lại cho đúng
- Gv cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu rồi sửa lại các câu sai đó.
Bài tập 3, 4:
- Gv cho hs điền chủ ngữ và vị ngữ cho đúng
Bài tập 5: Chuyển câu ghép thành câu đơn
- Gv cho hs làm bài tập nhanh
Ghi bảng
I/ Câu thiếu chủ ngữ
Ví dụ: sgk
Câu b: Thiếu chủ ngữ
Cách 1:Thêm chủ ngữ vào câu
Cách 2: Biến đổi trạng ngữ thành chủ ngữ
II/ Câu thiếu vị ngữ
Ví dụ: sgk
Câu b và câu c thiếu vị ngữ
Cách1: Thêm vị ngữ vào câu
Cách 2: Biến đổi cụm từ thành bộ phận câu.
III/ Luyện tập
Bài tập1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu
Bài tập 2: Xác định câu sai và giải thích
Câu b:
- Thiếu chủ ngữ
- Sửa lại: bỏ từ " với"
Câu c:
- Thiếu vị ngữ
- Thêm vị ngữ vào câu
Bài tập 3: Điền chủ ngữ
a, Hs lớp 6a...
b, Chim...
c, Hoa...
d, Chúng em...
Bài tập 4: Điền vị ngữ
a, ... học rất giỏi.
b, ... rất ân hận.
c, ... chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.
d, ... đi thả diều.
Bài tập 5: Chuyển đổi câu
- Thay dấu phẩy hoặc quan hệ từ trong các câu thành dấu chấm và viết hoa chữ cái đầu câu
C/ Củng cố: Gv khái quát lại nội dung bài học.
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài viết số 7(văn sáng tạo)
* Rót kinh nghiÖm giê d¹y:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 Tuan 2832.doc