Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp) - Đào Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp) - Đào Thị Bích Ngọc

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức

- Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ.

 - Có ý thức dùng từ đúng nghĩa

2.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng chữ lỗi cho học sinh

3.Thái độ:

-Có ý thức dùng đúng từ.

 B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ngoài ví dụ (SGK) giáoviên chuẩn bị thêm 1 số bài tập dùng từ không đúng nghĩa.

- Học sinh: Chuẩn bị trước bài mới.

C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:

*Hoạt động 1. Kiểm tra:

 ? Nêu tác hại, nguyên nhân, cách sửa lỗi lặp, lỗi lần lộn từ gần âm.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu

 Khi tạo lập văn bản nói và viết chúng ta thường mắc một số lỗi diễn đạt, để giúp các em biết cách chữa lỗi và không mắc lỗi chúng ta cùng tìm hiểu trong giừo học.

* Hoạt động 3: Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp) - Đào Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/10/2006
Ngày dạy :19/10/2006
Tiết 27 : Chữa lỗi dùng từ
 (Tiếp)
	A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức
- Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
	- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng chữ lỗi cho học sinh
3.Thái độ:
-Có ý thức dùng đúng từ.
	B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Ngoài ví dụ (SGK) giáoviên chuẩn bị thêm 1 số bài tập dùng từ không đúng nghĩa.
- Học sinh: Chuẩn bị trước bài mới.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
*Hoạt động 1. Kiểm tra: 
	? Nêu tác hại, nguyên nhân, cách sửa lỗi lặp, lỗi lần lộn từ gần âm.
	* Hoạt động 2: Giới thiệu
	Khi tạo lập văn bản nói và viết chúng ta thường mắc một số lỗi diễn đạt, để giúp các em biết cách chữa lỗi và không mắc lỗi chúng ta cùng tìm hiểu trong giừo học.
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
Giáo viên đọc ví dụ.
? Trong 3 câu trên có từ nào dùng chưa đúng nghĩa?
Học sinh đọc lại ví dụ
-Phát hiện
I. Dùng từ không đúng nghĩa:
1. Bài tập:
a. Mặc dù còn 1 số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ 
b. Trong cuộc họp  đề bạt làm lớp trưởng.
c, Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh 
? Giải thích nghĩa của các từ đó?
Học sinh giải thích từ
+ Yếu điểm: Điểm quan trọng
+ Đề bạt : cử giữ chức vụ caohơn (thường do cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định mà không do bầu cử)
+ Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
GV: Dựa vào phần giải thích nghĩa các từ trên đặt vào văn cảnh cụ thể của từng câu văn ta thấy không phù hợp.
? Thay các từ trên bằng từ có nghĩa phù hợp? Giải thích nghĩa của các từ đó?
Học sinh tìm từ thay thế
- Yếu điểm = nhược điểm (điểm còn yếu)
- Đề bạt = bầu (chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc quyết định bằng biểu quyết)
- Chứng thực = chứng kiến (trông thấy tận mắt sự việc xảy ra)
GV: So sánh nghĩa của các từ vừa tìm và từ cũ, nghĩa hoàn toàn khác nhau
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi trên?
Học sinh suy nghĩ trả lời
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
- Không nắm đúng nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ được dùng.
- Hiểu nghĩa của từ không đầy đủ
? Để sửa chữa các lỗi trên trong khi nói, viết cần lưu ý gì?
-Nêu ý kiến
3. Cách sửa:
- Cần hiểu và nắm vững nghĩa của từ. Khi chưa hiểu chính xác nghĩa của từ thì không nên dùng từ đó.
- Cần bồi dưỡng kiến thức = tra từ điển hoặc tự học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành
+ Cho các từ sau: độc đáo, độc đoán, độc nhất, độc thân, độc quyền.
+ Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống cho thích hợp
- Chọn từ, điền từ
- (Độc nhất) có nghĩa là “ chỉ có một mà thôi”
- (Độc quyền) có nghĩa là “nắm quyền một mình”
- (Độc đoán) có nghĩa là “quyết định mọi việc theo ý riêng, không dân chủ bàn bạc”
- (Độc đáo)có nghĩa là “đặc biệt riêng mình đạt tới”
- (Độc thân) có nghĩa là “sống một mình không lập gia đình”
Yêu cầu bài tập nêu ra là gì?
Học sinh đọc bài tập (1)
II. Luyện tập:
Bài tập 1 (75)
- Gạch dưới các từ kết hợp đúng:
+ Bản tuyên ngôn
+ Tương lai xán lạn (sáng chói rực rỡ)
+ Bôn ba hải ngoại (ở nước ngoài)
+ Bức tranh thuỷ mặc (lối vẽ chỉ dùng mực nho mà không dùng mực khác)
+ Nói năng tuỳ tiện
2. Bài tập 3 / 76
? Chỉ ra những từ dùng sai trong các câu sau và chữa lỗi
Học sinh đọc bài tập, thực hiện theo yêu cầu
a.  Rồi tông 1 cú đá vào bụng ông Hoạt
=> thay “tống” = tung 1 cú đá
b. Làm sai thì thực thà nhận lỗi, không nên bao biện 
=> Làm sai thì (thành khẩn) nhận lỗi không nên (nguỵ biện)
c.  Giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
=>  Giữ gìn những cái (tinh tuý) của văn hoá dân tộc
GV đọc chính tả đoạn “1 hôm viên quan đi qua  1 ngày được mấy đường”
 ( Em bé thông minh)
Học sinh nghe, viết
3. Bài tập 4 / 76
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà
- ở nhà:
+ Làm bài tập 2 (SGK)
+ Bài tập phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a. Anh ấy là người rất kiên cố
b. Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức
c. Hôm qua, bà ngoại biếu em 1 cuốn sách rất hay.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27 - Chua loi dung tu.doc