Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

- Rèn kỹ năng làm văn tự sự.

* Trọng tâm:- Khái niệm về chủ đề trong bài văn tự sự.

- Dàn ý 3 phần của bài văn tự sự.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, bảng phụ

2/ HS: Học bài , làm bài tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định tổ chức: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

- Yếu tố sự việc trong văn tự sự có đặc điểm gì?

Đáp án:

- Sự việc trong văn tự sự được trình bày 1 cách cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

- Sự việc được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định sao choa thể hiện được tư tưởng của người kể.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Soạn: 08/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Rèn kỹ năng làm văn tự sự.
* Trọng tâm:- Khái niệm về chủ đề trong bài văn tự sự.
- Dàn ý 3 phần của bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: Soạn bài, bảng phụ
2/ HS: Học bài , làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
- Yếu tố sự việc trong văn tự sự có đặc điểm gì?
Đáp án: 
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày 1 cách cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Sự việc được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định sao choa thể hiện được tư tưởng của người kể.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thày và rò
Nội dung
Hoạt động 1.
 HS đọc văn bản SGK.
GV: Văn bản chia mấy phần? (3phần).
GV: ở phần (a) mở bài tác giả giới thiệu cho chúng ta biết điều gì?
HS: trả lời.
GV:ở phần thân bài có mấy sự việc chính? đó là những sự việc nào?
HS thảo luận nhóm: Những sự việc này đều do nhân vật nào thể hiện? (nhân vật TT) . Vậy ai là nhân vật chính? 
HS: trả lời (nhân vật TT là nhân vật chính)
GV: Hãy nhắc lại đặc điểm của nhân vật chính trong văn tự sự?
GV: Hai sự việc trong phần thân bài này đều hướng về chủ đề nào? thể hiện tư tưởng gì cua người kể?
GV:Vậy chủ đề thể hiện trực tiếp ở câu văn nào? 
HS: trả lời (Mở bài, câu cuối thân bài).
GV:ở phần kết bài, tác giả kể sự việc gì?
GV: Sự việc này có liên quan gì tới chủ đề được nói tới ở mở bài, thân bài?
- Trong các văn bản tự sự, chủ đề của bài văn được thể hiện ở đầu đề, vậy em hãy chọn đầu đề thích hợp.
GV: Qua tìm hiểu VD, em rút ra kết luận gì về chủ đề trong văn tự sự?
GV:Dàn bài trong bài văn tự sự thường gồm mấy phần? Nhiệm vụ cụ thể của từng phần?
GV: Em đã học những văn bản tự sự nào?
GV: Hãy nêu chủ đề của từng văn bản?
HS: trả lời ( HS nêu chủ đề của các văn bản đã học).
GV: Có nhận xét gì về cách nêu chủ đề của văn bản?
GV: Vậy chủ đề của 1 văn bản thường được thể hiện bằng những hình thức nào?
(GV: mối quan hệ giữa chủ đề và các sự việc : Chủ đề là cái bên trong xuyên suốt văn bản, các sự việc là hình thức bên ngoài, thể hiện chủ đề)
Hoạt động 2.
- HS đọc truyện.
GV: Nêu yêu cầu của đề bài?
GV chia 3 nhóm:
- Nhóm 1: Thực hiện y/c (a).
- Nhóm 2: Thực hiện y/c (b).
- Nhóm 3: Thực hiện y/c (c) .
-> Đại diện các nhóm trình bày kết quả?
Riêng phần (c) lớp thảo luận sự khác nhau về bố cục, chủ đề?
- GV hướng dẫn so sánh: (Cách thể hiện của 2 văn bản?)
- Xem lại văn bản: STTT và STHG nêu cách mở bài và kết bài của 2 văn bản này?
- Hãy so sánh với cách mở bài và kết bài của bài về TT - Nhận xét vè các cách viết mở bài và kết bài ?
(Có mấy cách viết mở bài, mấy cách viết kết bài)
I. Bài học: 
1- Ví dụ: Văn bản SGK.
a) Mở bài:
- GT: danh y TT đời Trần .
- Hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
b) Thân bài:
- TT từ chối chữa cho nhà giầu trước, chữa ngay cho con trai người nông dân vì bệnh của chú ta hiểm nghèo hơn.
- Nói với người nông dân: "Con người ta cứu nhau lúc hoạn nạn"
=> TT là nhân vật chính: Thể hiện chủ đề của văn bản và tư tưởng của người kể.
-> Chủ đề: Hết lòng thương yêu giúp đỡ người bệnh.
-> Tư tưởng: Ca ngợi y đức của TT.
c) Kết bài:
- Trời tối TT lại vội vã tới nhà quý tộc không kịp nghỉ ngơi.
=> Khẳng định tấm lòng vì người bệnh của TT.
-> Cả 3 tên truyện đều thích hợp.
2/ Kết luận: Ghi nhớ SGK - 45.
- Cách nêu chủ đề của các văn bản: không nêu trực tiếp bằng câu văn, mà thể hiện qua các sự việc, việc làm của nhân vật.
* Chủ đề trong văn tự sự có thể thể hện qua lời phát biểu hoặc qua cá sự việc, việc làm.
II. Luyện tập: 17'
1/ BT1: phần thưởng.
a) Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam, biểu dương sự thông minh của người nông dân.
- Sự việc thể hiện chủ đề: người nông dân xin được thưởng 50 roi
b) Bố cục 3 phần:
- Mở : Câu 1
- TB: Các sự việc.
- KB: Câu cuối.
c) Sách GV (93)
2/ BT 2: 
a) MB:
- STTT: Nêu tình huống.
- Sự tích hồ gươm: nêu tình huống có dẫn giải.
b) KB:
- Sơn tinh Thuỷ tinh: nêu sự việc tiếp diễn.
- Sự tích hồ gươm: nêu sự việc kết thúc.
=> Có 2 cách viết mở bài: 
 +Nêu chủ đề.
 + Kể tình huống.
=> Có 2 cách kết bài: 
 + Kể sự việc kết thúc.
 + Kể sự việc tiếp diễn.
4/ Củng cố: 2'
- HS đọc phần đọc thêm (SGK).
Các cách làm mở bài ở đây thuộc về cách nào đã học? ( nêu tình huống)
5/ Hướng dẫn: 
Học bài, tập viết mở bài, kết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc