Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2011-2012

I) Mức đô cần đạt : Giúp HS:

 -Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

 - Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

II)Trọng tâm kiến thức, kỉ năng:

 1, Kiến thức

 - Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.

 - Những biểu hiện của mối quan hệ, sự việc trong bài văn tự sự.

 2, Kỉ năng

 - Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.

III) Hướng dẫn – Thực hiện:

* Hoạt động 1 :

 1, Ổn định lớp :

 2, Kiểm tra bài cũ:

 - Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?

 - Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?

* Hoạt động 2 :

 3, Bài mới :Giới thiệu bài :

- Muốn hiểu bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó; sau đó là tìm hiểu bố cục cuả bài văn.

- Vậy chủ đề là gì ? Bố cục có phải là dàn ý không ?

- Làm thế nào để xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự ? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho ta biết rõ điều đó .

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn :.
- Ngày dạy :..
Tuần 4 - Tiết 14- Tập Làm Văn
I) Mức đô cần đạt : Giúp HS:
 -Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. 
 - Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
II)Trọng tâm kiến thức, kỉ năng:
 1, Kiến thức
 - Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
 - Những biểu hiện của mối quan hệ, sự việc trong bài văn tự sự.
 2, Kỉ năng
 - Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự. 
III) Hướng dẫn – Thực hiện:
* Hoạt động 1 :
 1, Ổn định lớp :
 2, Kiểm tra bài cũ:
 - Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
 - Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
* Hoạt động 2 :
 3, Bài mới :Giới thiệu bài :
- Muốn hiểu bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó; sau đó là tìm hiểu bố cục cuả bài văn.
- Vậy chủ đề là gì ? Bố cục có phải là dàn ý không ?
- Làm thế nào để xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự ? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho ta biết rõ điều đó .
Hoạt động của GV .
Hoạt động của HS .
Ghi bảng .
.
Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề: Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh như thế nào?
Chủ đề bài văn được thể hiện chủ yếu ở những lời nào?
* Chú ý: Chủ đề của tự sự thể hiện qua việc làm.
Trong 3 tên truyện ở trên, tên truyện nào phù hợp? Vì sao ? Em hãy đặc tên cho truyện này?
 (Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày).
Vậy chủ đề là gì?
 * Hoạt động 2 :
Bài văn trên gồm có mấy phần? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần?
Có thể khái quát như thế nào về dàn bài của bài văn tự sự?
HS đọc ghi nhớ SGK .
* Tuệ Tĩnh làm hai việc.
- Từ chối việc chữa bệnh cho người nhà giàu trước vì bệnh ông ta nhẹ.
- Chữa ngay cho con trai người nông dân vì bệnh chú bé nguy hiểm.
=> Tấm lòng của Tuệ Tĩnh: Ai nguy hiểm hơn thì chữa trước, không màng trả ơn. Đó là thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh.
Chủ đề được thể hiện ở lời nói : “Người ta giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ “.
-Cả 3 tên truyện trên đều phù hợp nhưng chúng có sắc thái khác nhau:
a) Tuệ Tĩnh và hai người bệnh. (Tình huống buộc phải lựa chọn).
 b) Tấm lòng thương người của thầy Tuệ tĩnh. (Tấm lòng)
 c) Y đức của Tuệ Tĩnh. (Tấm lòng )
- Có thể đặt tên truyện: 
- Một lòng vì người bệnh  
- Gồm 3 phần :
+ MB : Giới thiệu Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh .
 + TB : Kể về việc có hai người bệnh, người nhà giàu đến trước nhưng vì bệnh nhẹ nên ông từ chối, và chữa cho chú bé con nhà nghèo nhưng bệnh nặng hơn .
 + KB : Khi chữa xong bệnh cho chú be ựthì ông vội vã đến nhà quý tộc .
I) Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
1, Chủ đề là gì?
 - Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
2, Dàn bài của bài văn tự sự : 
 Gồm 3 phần:
- Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài : Kể diễn biến của sự việc.
- Kết bài : Kể kết cục của sự việc.
 * Ghi nhớ : Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Dàn bài bài văn tự sự gồm có 3 phần:
- Phần mở bài giới thiệu về nhân vật và sự việc;
- Phần thân bài kể diễn biến của sự việc.
- Phần kết bài kể kết cục của sự việc.
* Hoạt động 3:
IV) Củng cố: Học sinh cần nắm :
 - Chủ đề của bài văn tự sự?
 - Dàn bài của bài văn tự sự?
* Luyện tập :
Bài 1 : 
a) Chủ đề : Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm nó một vố. 
Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.
Nhan đề phần thưởng Nó 2 nghĩa
- Một nghĩa thực.
- Chế giễu, mĩa mai
 => Đối với người nông dân thưởng là khen thưởng. Đối với tên cận thần “ thưởng “ là phạt cho nên người nông dân mới xin thưởng roi.
b) - Mở bài : Câu 1.
 - Thân bài : Từ “Ông ta tìm . đến hai mươi lăm roi .
 - Kết bài : Câu cuối,
 c) So với truyện Tuệ Tĩnh truyện này có chỗ giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề.
* Giống nhau : 
 - Truyện có đủ cả 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Khác nhau : 
Tính chất mỗi phần ở hai truyện đều khác nhau.
+ Phần mở bài :
- Truyện Tuệ Tĩnh: bộc lộ rõ chủ đề.
- Truyện phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống.
 + Phần kết bài :
- Truyện Tuệ Tĩnh: Gợi ra tình huống kế tiếp. (Thầy Tuệ Tĩnh vội vã đi )
 - Truyện phần thưởng: Viên quan bị đuổi còn người nông dân được thưởng.
 => Sự việc ở 2 truyện đều có kịch tính, bất ngờ.
Truyện Tuệ Tĩnh ở đầu truyện .
Truyện phần thưởng ở cuối truyện
* Chọn ý đúng cho câu sau : 
 Chủ đề của một văn bản là gì?
 A, Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản.
 B, Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
 C, Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản.
 D, Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 V) Dặn dò – Hướng dẫn tự học : 
- Học bài, làm những bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: 
Tìm hiểu Đề và cách làm bài vă tự sự . (Tiết 15-16)
 + Muốn tìm hiểu một đề văn tự sự ta phải làm như thế nào?
 + Làm thế nào để có một dàn ý của bài văn tự sự?
 + Để viết được một bài văn tự sự em phải tiến hành các bước như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6Tuan 4Tiet 14.doc