Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 10,11: Nghĩa của từ - Nguyễn Thị Mai

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 10,11: Nghĩa của từ - Nguyễn Thị Mai

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:

Soạn 15/9/06 -Thế nào là nghĩa của từ

 -Một số cách giải thích nghĩa của từ.

 B/ Chuẩn bị:

 -GV: Bảng phụ ghi 3 câu có từ cần tìm hiểu

 -HS: Nắm được nghĩa của từ “tập quán”, “lẫm liệt”, “ nao

 núng”.

 C/ Các bước lên lớp:

 I/ Ổn định:

 II/ Bài cũ:-Hãy phân biêt sự khác nhau giữua từ thuần Việt

 và từ mượn? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng

 Viêt là từ mượn tiếng nước nào? - Trong các cặp từ sau đây, từ nào là từ mượn? +Phu nhân/ vợ + Phụ nữ/ đàn bà.

 ? Đặt câu với 1 từ trong 4 từ trên?

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 10,11: Nghĩa của từ - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt:	NGHĨA CỦA TỪ
Tiết 10, 11 T3	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:
Soạn 15/9/06	-Thế nào là nghĩa của từ
	-Một số cách giải thích nghĩa của từ.
	B/ Chuẩn bị:
	-GV: Bảng phụ ghi 3 câu có từ cần tìm hiểu
	-HS: Nắm được nghĩa của từ “tập quán”, “lẫm liệt”, “ nao 
	núng”.
	C/ Các bước lên lớp:
	I/ Ổn định:
	II/ Bài cũ:-Hãy phân biêt sự khác nhau giữua từ thuần Việt 
	và từ mượn? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng
	Viêt là từ mượn tiếng nước nào?	 - Trong các cặp từ sau đây, từ nào là từ mượn?	+Phu nhân/ vợ + Phụ nữ/ đàn bà.
	? Đặt câu với 1 từ trong 4 từ trên?
	III/ Bài mới:
	 1. Giới thiệu:
	 2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động1:Giúp HS nhận diện mẫu, phân tích mẫu
-GV treo bảng phụ có 3 câu trong 3 văn bản vừa học
+ “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm,tính tình tập quán khác nhau”
+ “Chú bé vùng dậy, oai phong lẫm liệt.”
h+ “Sơn Tinh không hề nao núng”
? Trong các chú thích vừa nêu có 2 kiểu chữ (in đậm và in thương) em hãy cho biết nghĩa của từ ứng với kiểu chữ nào?
*Hoạt động2: Tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ.
-GV đưa bảng phụ có mô hình như sgk. 
-GV giảng:Từ bao giờ cũng có 2 mặt: hình thức và nội dung, vậy theo em nghĩa của từ ứng với mặt nào? 
*Hoạt động3:Tìm hiểu các cách giải thích nghĩa của từ
?các từ vừa tìm hiểu nằm trong văn bản nào?
?Các văn bản trên thuộc thể loại truyện gì?
?Nhắc lại khái niệm truyền thuyết
-GV: Trình bày như vậy gọi là giải thích nghĩa của từ theo cách : trình bày khái niệm mà từ biểu thị
-GV cho hs giải thích từ “hy sinh”
*GV giảng:2 từ “hy sinh” và “chết” đều chỉ về cái chết, như vậy 2 tư đồng nghĩa với nhau. 
?Vậy theo em nghĩa của từ còn có thể giải thích bằng cách nào?
-GV có thể quay lại giải thích thêm nghĩa của từ “nao núng”, “lẫm liệt” để hs khắc sâu thêm kiến thức.
?Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
*Hoạt động4: Cho hs hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học.
-1-2 HS đọc lại các câu văn trên. Tìm các từ có chú thích trong sgk (hs đứng tại chỗ nêu, gv gạch chân)
- 3hs đứng lên đọc, mỗi em 1 chú thích.
-Nghĩa của từ ứng với kiểu chữ in thừơng, đứng sau dấu hai chấm.
-Ứng với mặt nội dung
-1hs đọc ghi nhớ1 sgk/35
-2 hs nhắc lại ghi nhớ
-HS nhắc lại nghĩa của 3 từ vừa giải thích (tập quán, lẫm liệt, nao núng) nằm trong các văn bản:Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; ST-TT.
-Truyền thuyết
-HS đứng tại chỗ trả lời sgk/7
-Hy sinh: chết(vì mục đích cao cả)
-Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
-Có 2 cách chính (hs trả lời như ghi nhớ2/35)
-2hs đọc ghi nhớ2/35
I/ Nghĩa của từ:
-Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
II/ Các cách giải thích nghĩa của từ:
*Ghi nhớ2: sgk/35
	HẾT TIẾT10:
*Hoạt động 5: Hướng dẫn hs luyện tập
-Bài1/26: 	Phân lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 văn bản vừa học.
	-Nhóm 1:Bài “Con Rồng, cháu Tiên”
	Với từ: “Thần nông”: Nhân vật trong thần thoại và truyền
	thuyết dã dạy loài người cách trồng trọt, chăn nuôi (trình 
	bày khái niệm).
	-Nhóm2:Bài “bánh chưng, bánh giầy”
	Với từ: “chứng giám”: soi xét và làm chứng (theo cách chiết 
	tự: Chứng:làm chứng; Giám: soi xét) hay giải thích theo kiểu 
	từ đồng nghĩa.
	-Nhóm3:Bài “Thánh Gióng” Với từ: “kinh ngạc”: Thái độ rất 
	ngạc nhiên trước hiện tượng kỳ lạ, bất ngờ (trình bày k.niệm)
	-Nhóm4:Bài “ST-TT” với từ “tâu”: thưa, trình(từ dùng khi 
	quan, dân nói với vua, chúa) (từ đồng nghĩa)
	-Đại diện mỗi nhóm đứng lên trả lời câu hỏi theo yêu cầu
	-Cả lớp nhận xét
-Bài2: Điền từ: học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống cho phù hợp 
	GV viết phần giải nghĩa từ, đại diện 4 tổ lên bảng ghi 4 từ cần
	giải nghĩa cho phù hợp.
	-Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng
	-Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo.
	-Học hỏi:Tìm tòi, hỏi han để học tập
	-Học hành: Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng 
	dẫn.
-Bài 3: Điền các từ : trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống thích hợp:
	(hs đứng tại chỗ làm-lớp làm vào vở)
-Bài4: Giải thích các từ: giếng, rung rinh, hèn nhác (hs thảo luận theo nhóm)
	Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.
	Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp
	Hèn nhác: thiếu can đảm (đến mức khinh bỉ)
-Bài5: (VN) Mất theo kiểu giải thích của nhân vật Nụ là không biết ở đâu. Mất
	theo cách hiểu thông thườnglà: không còn được sở hữu, không 	có, không thuộc về mình nữa.
 IV/ Củng cố:- Cho hs nhắc lại 2 ghi nhớ.
 V/ Dặn dò:- Làm bài tập5 sgk/36 và bài6,7/17 sbt.
	 - Chuẩn bị “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa 
	của từ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 tiet 1011.doc