Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1- Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.

2- Kĩ năng:

- Đọc- hiểu 1 văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

- Nhận ra những sợ việc chính trong truyện.

3- Thái độ:

- Đề cao lao động, nghề nông.

B. CHUẨN BỊ:

Gv: Soạn giáo án.

Hs: Đọc văn bản trả lời câu hỏi

- Đồ dùng: Tranh (SGK)

C. TIẾN TRÌNH DAY – HỌC

1. ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

- Kể tóm tắt truyện “Con Rồng Cháu Tiên” và cho biết truyện nhằm giải thích điều gì ?

3. Bài mới:

 

doc 55 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1. Ngày soạn: 21 - 8 2010.
 Ngày dạy: 23 - 8 - 2010.
Tiết 1: 
Văn bản :
con rồng cháu tiên
A. Mục tiêu cần đạt :
1 - Kiến thức:
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2 - Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện
 - Nhận ra một số chi tiế tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3 - Thái độ:
 - Tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc.
 - ý thức đoàn kết trong cộng đồng.
B.Chuẩn bị :
 Gv:Soạn giáo án 
 Đồ dùng: Tranh; Lạc Long Quân - Âu Cơ
 Hs: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi 
C. Tiến trình Dạy – Học:
1. ổn định tổ chức:( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2p) sách vở của hs
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:( 1p): Gắn với kiến thức cũ ở tiểu học
ở Tiểu học, các em đã được học dân gian (cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn)
? Em hãy kể tên một số câu chuyện truyền thuyết mà em biết ?
HS Trả lời- HS nhận xét
GV chốt lại à giới thiệu “ Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết tiêu biểu. 
	Truyền thuyết: “ Con Rồng , cháu Tiên” là truyền thuyết tiêu biểu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung để hiểu khái niệm truyền thuyết, nội dung, ý nghĩa của truyện
Hoạt động của thày và trò
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm truyền thuyết.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2 phút.
- HS đọc chú thích *
? Em hiểu thế nào là truyền thuyết ?
- HS nêu ý kiến - HS nhận xét
- GV khái quát định nghĩa
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Đọc và nắm được nội dung của văn bản, hiểu 1 số từ khó, nắm được bố cục VB.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đọc sáng tạo....
- Thời gian: 10p 
* GV nêu yêu cầu đọc và hướng dẫn
- HS đọc – HS nhận xét
(Chú ý đọc rõ ràng mạch lạc nhấn mạnh những chi tiết li kì ,thể hiện lời đối thoại của LLQvà Âu Cơ)
- GV kể tóm tắt truyện
- GV lưu ý khi tóm tắt:dựa vào các sự việc.
GV nêu khái quát SV là gì ?
Yêu cầu HS đọc chú thích 2à 7
? Theo em truyện được chia làm mấy đoạn ? Nêu giới hạn, nội dung từng đoạn ?
- HS nêu ý kiến – HS nhận xét
GV khái quát ghi nội dung từng đoạn hướng dẫn học sinh đánh dấu SGK.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị nội dung – nghệ thuật, ý nghĩa của truyện.
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình....
- Thời gian: 22p.
? Truyện gồm mấy nhân vật ? nhân vật nào là chính ? Vì sao ?
Lạc Long Quân – Âu Cơ . Các sự việc xoay quanh 2 nhân vật đó.
Truyện được kể lại bằng những sự việc nào ?
- Hs nêu ý kiến – HS nhận xét.
- GV khái quát 4 sự việc chính:
+ Lạc Long Quân – Âu Cơ gặp nhau vợ chồng
+ Âu Cơ sinh con
+ Lạc Long Quân – Âu Cơ chia con
+ Giải thích nguồn gốc dân tộc.
? Các sự việc trên được trình bày theo trình tự nào ?
HS - GV: trình tự trước sau .Chúng ta tìm hiểu truyện theo trình tự đó.
- HS đọc đoạn 1: Mở truyện
* Phần đầu giới thiệu với chúng ta điều gì ?
HS - GV (Giới thiệu nhân vật – sự việc)
? Lạc Long Quân xuất thân từ đâu ?
? Hình ảnh Lạc Long Quân được miêu tả như thế nào ?
? Lạc Long Quân thường làm những việc gì ?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh LLQ?
- HS nêu ý kiến - HS nhận xét.
? Âu Cơ là người như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về nàng Âu Cơ ?
 - HS nhận xét
Cho HS thảo luận:
Em có nhận xét gì về nguồn gốc, hình dáng và tài năng của Lạc Long Quân – Âu Cơ ?
HS nhận xét khái quát 2 nhân vật.
GV chốt lại ý chính.
TH lịch sử: HS Gv: Việc Lạc Long Quân – Âu Cơ trở thành vợ chồng đã khẳng định gia đình người việt cổ sống thành bầy đàn đã bắt đầu chuyển sang gia đình 1 vợ 1 chồng.
? Sự việc Lạc Long Quân – Âu Cơ kết duyên và sinh nở có gì khác thường ?
Hãy tìm chi tiết cụ thể ?
- Hs tìm dẫn chứng.
?Em có nhận xét gì về những chi tiết đó ?
? Theo em chi tiết đó có thật không ?
? Những chi tiết đó là những chi tiết tưởng tượng, kì ảo ?
? Vậy em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo ?
HS GV. Chi tiết không có thật.
? Theo em truyện có những chi tiết nào mang tính chất tưởng tượng, kì ảo ?
- Hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ: Lạc Long Quân mình Rồng sống cả dưới nước, trên cạn, có nhiều phép lạ trừ yêu quái
- Rồng tiên lấy nhau sinh bọc trăm trứng nở trăm con
? Như vậy trong tư tưởng mộc mạc của người Việt cổ nguồn gốc dân tộc chúng ta ntn ?
? Trong dân gian sáng tạo các chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm mục đích gì ? (vai trò tưởng tượng kì ảo)
HS: -Tô đậm ính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
- Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Làm tăng sức hấp dẫn cho truyện Trong truyện cổ dân gian các chi tiết tưởng tượng, kì ảo gắn bó mật thiết với nhau.
Để chỉ ra các chi tiết này người ta dùng các khái niệm: chi tiết (hoặc yếu tố) thần kì, lạ thường, hư cấu, hoang đường.
* HS quan sát tranh SGK – 6.
? Bức tranh miêu tả cảnh gì ?
HS đọc “Thế rồi lên đường”
- Lạc Long Quân – Âu Cơ chia con như thế nào ?
- Họ đã đi về những phương nào? làm gì ?
- Theo em như vậy có phù hợp không ?
HS thảo luận – trình bày.
? Lời nói của Lạc Long Quân phản ánh ý nguyện gì ?
HS đọc “người con trưởng” hết.
? Chi tiết con trưởng lên làm vua có ý nghĩa gì ?
- Đ dùng: Tranh Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
- G.thích: Phong Châu: tên gọi vùng đất tổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ mà Việt Trì, Bạch Hạc là trung tâm.
? Theo em sự nghiệp lớn lao thứ 2 của cha Rồng mẹ Tiên là gì ?
HS trao đổi sự sinh thành
? Người Việt là con cháu của ai ? dòng dõi như thế nào ?
? Được là người Việt, có nguồn gốc nòi Rồng, cháu Tiên, em có cảm nghĩ gì ?
(Tự hào)
Thảo luận:
? Truyện đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật gì ?
(chi tiết tưởng tượng, kì ảo)
- Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện có ý nghĩa như thế nào ?
- Truyện có ý nghĩa gì ?
GV khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật toàn bài.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
- Mục tiêu: Làm bài tập, có sự liên hệ...
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình...
- Thời gian: 5p.
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung
* Truyền thuyết:
- Là loại truyện dân gian
- Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tóm tắt.
 2. Chú thích 
Chú ý: 1,2,3.5,7
 3. Bố cục: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu .... Long Trang: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đoạn 2: Tiếp lên đường: Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh con, chia con.
Đoạn 3: còn lại
Giải thích tục nối ngôi
4. Phân tích văn bản.
a) Mở truyện: Giới thiệu nhân vật.
* Lạc Long Quân và Âu Cơ
 - Lạc Long Quân:
+ Thuộc nòi Rồng ở dưới nước – Con Thần Long Nữ.
+ Mình Rồng, có sức khoẻ vô địch.
+ Giúp dân từ yêu quái, dạy trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
à kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ.
- Âu Cơ :
+ Dòng dõi Thần Nông
+ Xinh đẹp tuyệt trần, thích du ngoạn
à kì lạ, xinh đẹp
* Dòng giống tiên rồng lớn lao, đẹp đẽ, với vẻ đẹp cao quý, tài năng phi thường, hai người trở thành vợ chồng.
b. Âu Cơ sinh con:
- Rồng – Tiên lấy nhau
- Sinh bọc trứng nở ra trăm con trai.
- Đàn con không bú mớm lớn nhanh như thổi khoẻ mạnh như thần.
 à kì lạ, thần thánh, tưởng tượng, kì ảo của dân gian.
(Tưởng tượng, kì ảo có nhiều nghĩa ở đây được hiểu là chi tiết không có thật được trong dân gian sáng tạo ra để nhằm mục đích nhất định)
* Cội nguồn là con cháu thần tiên – cao đẹp.
c. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con.
* Chia con: 50 theo mẹ, 50 theo cha
* Lên núi, xuống biển cai quản các phương.
Cái lõi của lịch sử là sự phát triển của cộng đồng dân tộc đến thời điểm mở mang đất nước.
* Con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương
Sự sinh thành của các vua Hùng
 - Nòi rồng, cháu tiên
 dòng dõi cao quý.
d. ý nghĩa văn bản 
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
* Ghi nhớ (SGK)
III - Luyện tập
Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- VD: Người Mường có truyện: Quả trứng to nở ra con người.
Người Khơ Mú: Quả bầu mẹ
à Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta.
Bài 2: Kể diễn cảm truyện Con Rồng Cháu Tiên.
Yêu cầu: - Đúng cốt truyện, chi tiết cơbản.
- Cố gằng dùng lời nói cá nhân để kể.
- Kể diễn cảm.
 4.Củng cố : ( 1p)
 - Qua văn bản này em hiểu gì về dân tộc VN ta?
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1p)
Đọc – học kĩ bài nắm được chi tiết tưởng tượng, kì ảo và ý nghĩa truyện.
Kể được truyện.
Sưu tầm truyện tương tự, tranh ảnh về Đền Hùng.
Soạn bài: Bánh chưng, bánh giầy.
......................................................................................................................................................
Ngày soạn : 22 - 8 -2010.
 Ngày dạy: 23 - 8 - 2010.
Tiết 2: 
 Văn bản :
 Bánh Chưng, bánh giầy
A. Mục tiêu cần đạt :
1- Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
2- Kĩ năng:
- Đọc- hiểu 1 văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sợ việc chính trong truyện.
3- Thái độ:
- Đề cao lao động, nghề nông.
B. Chuẩn bị:
Gv: Soạn giáo án.
Hs: Đọc văn bản trả lời câu hỏi 
- Đồ dùng: Tranh (SGK)
C. Tiến trình day – học
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Kể tóm tắt truyện “Con Rồng Cháu Tiên” và cho biết truyện nhằm giải thích điều gì ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm truyền thuyết.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2 phút.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung Văn bản
? Căn cứ vào đặc điểm của truyền thuyết theo em VB Bánh chưng, bánh giầy có phải là truyền thuyết không ? vì sao ?
HS nhận xét – GV khái quát:
- Truyện dân gian.
- Kể về nguồn gốc Bánh chưng, Bánh giầy.
- Truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
(thần giúp Lang Liêu)
- Thể hiện thái độ của nhân dân: quí trọng, đề cao Lang Liêu – người lao động
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Đọc và nắm được nội dung của văn bản, hiểu 1 số từ khó, nắm được bố cục VB.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đọc sáng tạo....
- Thời gian: 10p 
* GV đọc mẫu: di ... u mà người kể muốn thể hiện trong văn bản .Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây là gì ?
? Tên của bài văn, thể hiện ở nhan đề em có thể đặt tên nào theo các nhan đề sau : 
	-Tuệ Tĩnh và hai người bệnh 	
	-Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh 
	-Y đức Tuệ Tĩnh 
	-Tuệ Tĩnh 
HS thảo luận- trình bày ý kiến 
GV khái quát :
 nhan đề 1, 2 hoặc 3
Nhan đề 2: khái quát phẩm chất Tuệ Tĩnh – nhân vật chủ chốt của truyện 
Nhan đề 3:(như 2) dùng từ trang trọng hơn 
Nhan đề 4: chung chung: không thể chọn tên truyện thể hiện chủ đề của truyện, nên nhan đề 1 –2 – 3 đều thích hợp 
? Em có thể đặt tên nào khác cho truyện được không ?(động não)
HS suy nghĩ – nêu tên truyện .
Ví dụ : - Hết lòng vì người bệnh 
 - Một lòng vì người bệnh 
Gv cho Hs tóm lại, em hiểu chủ đề ? 
HS trả lời – HS ghi nhớ 1 
GV chốt :
- Chủ đề là chính, chủ yếu 
- Còn gọi là ý chủ đạo, ý chính 
? Bài văn trên gồm mấy phần ? mỗi phần có nhiệm vụ gì? tên gọi của mỗi phần đó là gì?
HS trao đổi nhóm : HS đại diện trình bày 
- Phần đầu – mở bài:
Giới thiệu nhân vật :Tuệ Tĩnh 
	Sự việc: hết lòng thương yêu 
- Phần hai: thân bài 
Sự việc: 
- Phần ba: kết bài:
?Trong ba phần có thể bớt phần nào đựợc không ? vì sao ?(phân tích-vấn đáp)
- Không thể thiếu phần nào 
- Mỗi phần có nhiệm vụ khác nhau -> tạo truyện hoàn chỉnh 
? Vậy dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần ? là những phần nào ? Nêu nhiệm vụ của từng phần ?
 HS khái quát bài học 2
 Giáo viên chốt : dàn bài hay còn gọi là bố cục, dàn ý bài văn 
Trước khi làm bài, để bài đầy đủ, mạch lạc, nhất thiết phải xây dựng dàn bài gồm 3 phần với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai làm bài chi tiết.
GV khái quát toàn bài học.
* Hoạt động 2: Luyện tập.(thực hành)
(- Thời gian: 10p)
HS đọc truyện “phần thưởng”
a. Chủ đề của truyện này là ?
- Sự việc nào thể hiện tập trung chủ đề đó ? hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó ?
b. Hãy chỉ ra phần: 
MB ?
TB ?
KB ?
c. Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ nào ?
Sự thú vị đó có ý nghĩa gì ?
* So sánh truyện này và truyện Tuệ Tĩnh có gì giống về bố cục ?
* Khác nhau về chủ đề.
nội dung cần đạt
I - Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Chủ đề: 
a. Ví dụ:
- “ Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạcgiúp đỡ người bệnh”
ý chính, vấn đề chính, chủ yếu của bài văn
- Ca ngợi lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh của Tuệ Tĩnh
- Tên truyện: thể hiện chủ đề của truyện: y đức Tuệ Tĩnh
b. Nhận xét: 
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
- Vị trí của chủ đề: 
+ Phần đầu (ngay trong câu mở đầu )
+ Phần cuối thậm chí ngay trong câu cuối 
+ Phần giữa bài 
+ Toát lên từ toàn bộ nội dung bài 
*Ghi nhớ 1: sgk
2. Dàn bài bài văn tự sự
a.Văn bản:
Gồm 3 phần:
- Phần đầu: mở bài giới thiệu chung về danh y Tuệ Tĩnh.
- Phần thân bài: Kể diễn biến sự việc: 
+ Có hai người bệnh, danh y Tuệ Tĩnh đứng trước sự lựa chọn.
+Ông chữa cho chú bé con nhà nghèo trước 
+Chữa cho nhà quý tộc sau.
- Phần ba: kết bài kết thúc sự việc
b. Nhận xét:
- Dàn bài của bài văn tự sự:
+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
+ TB: Kể diễn biến sự việc.
+ KB: Kết thúc sự việc.
* Ghi nhớ 2 ( sgk – 45 )
II.Luyện tập 
Bài 1(Tr45)
- Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm hắn.
- Sự việc: người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng.
- Mở bài: câu 1
- Thân bài “ông ta năm mươi roi”
- Kết bài câu cuối
* Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và người đọc.
à nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
à MB: Tuệ Tĩnh nói rõ chủ đề
MB: Phần thưởng: giải thích tình huống.
Sự việc ở bài 1 bất ngờ ở đầu truyện, bài 2 bất ngờ ở cuối truyện.
- Giống nhau: Bố cục 3 phần cả hai kết thúc đều hay; Sự việc đều có kịch tính có bất ngờ.
-Khác nhau:chủ đề.
 4.Củng cố: ( 2p) 
 ? Thế nào là chủ đề của văn bản? Bố cục gồm mấy phần?
 5. Hướng dẫn: ( 1p)
Nắm nội dung bài học.
Xem - đối chiếu bố cục các văn bản đã học.
 - Xem trước tiết : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự .
.................................................................................................................................
Tiết 15 Ngày soạn: 10 - 9 - 2011.
 Ngày dạy: 17 - 9 - 2011 
tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: 
 - Nắm được yêu cầu ,cấu trúc của đề văn tự sự(thông qua các từ ngữ quan trọng trong đề.
 -Tầm quan trọng của các bước tìm hiểu đề,lập ý,lập dàn ý khi làm văn tự sự.
2.Kĩ năng: - Tìm hiểu đề:đọc kĩ đề bài,nhận ra những yêu cầucủa đề và cách làm một bài văn tự sự.
3.Thái độ: - Xây dựng dàn bài trước khi viết bài
 -Chủ động tạo lập văn bản tự sự bằng lời của mình.
B.Chuẩn bị :
- Gv:Soạn bài ,đọc tài liệu 
- Hs :đọc trước bài, nắm nội dung.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp, thực hành,động não,
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: ( 1p)
2. Kiểm tra: ( 5p)
Nêu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đề. 
( Thời gian:15p )
- HS đọc 6 đề văn
? Lời văn đề 1 nêu yêu cầu gì ? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó ?
(lời văn, chữ, câu của đề)
? Lời văn đề 2 nêu ra những yêu cầu gì ?Chữ nào trong đề thể hiện yêu cầu đó?
? Các đề 3,4,5,6 không ? Vì sao ?
? Trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào ? Hãy gạch chân và cho biết yêu cầu làm nổi bật điều gì 
? Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc ? kể người ? nghiêng tường thuật ?
 (vấn đáp)
HS xác định
GV khái quát: như vậy văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng: kể chuyện, tường thuật
? Vậy khâu tìm hiểu đề rất quan trọng, nên khi làm bài văn tự sự việc tìm hiểu đề giúp ta nắm được điều gì ?
HS rút ra bài học 1
HS đọc ghi nhớ (10)
* Hoạt động 2:
-( Thời gian:36p )
Đề 1:
- HS đọc đề bài.
- GV giúp HS tiến hành các bước như SGK.
? Đề trên thuộc loại kể người, kể việc hay tường thuật ?
? Đề nêu ra yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
? Từ ngữ nào thể hiện yêu cầu trên ?
? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào ? 
+ Chuyện em thích: nghĩa là em được tự do lựa chọn, không bắt buộc.
+ Bằng lời văn của em: Không được sao chép văn bản có sẵn, phải tự nghĩ ra.
? Vậy em hãy xác định phạm vi kiến thức của đề trên ?
GV chốt lại các ý trên.
Dg: lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề.
Cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
?Trong các câu chuyện đã học, em thích nhất truyện nào ? hãy chọn một câu chuyện cho mình?
HS phát biểu
GV chọn một truyện để hướng dẫn (thực hành)
? Trong truyện, em thích nhân vật nào ?
? Truyện có mấy sự việc ? 8 sự việc.
GV treo bảng phụ ghi 8 sự việc.
1. Sự ra đời của Gióng
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ xông ra trận đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc.
6. Thánh Gióng bay về trời.
7. Vua lập đền thờ, phong làm phù Đổng Thiên Vương.
8. Những dấu tích còn lại.
?Những sự việc trên có ý nghĩa gì ?
(chủ đề)
?Với chủ đề trên, ta nên chọn sự việc nào để kể ?
Đó là quá trình lập ý, vậy lập ý là gì ?
HS rút ra bài học 2
* Em nhắc lại dàn bài của bài tự sự.
 GV trở lại VD1 – truyện Thánh Gióng
- Em dự định phần mở đầu như thế nào ? bắt đầu kể từ đâu ? Tại sao ?
- Bắt đầu từ chỗ “Đứa bé nghesứ giả vào” để khỏi phải kể việc bà mẹ thụ thai
?Em hãy lập các ý cho phần mở bài ?
 ( thực hành)
- Giới thiệu nhân vật, sự việc.
Đời Hùng vương thứ VI, ở Làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai đã lên ba mà vẫn chưa biết nói. Một hôm có sứ giả của vuasứ giả vào.
?Vì sao lại phải giới thiệu như vậy ?(động não)
Cách giới thiệu nhân vật gắn sự việc không có nhân vật không kể được.
?Trong bài văn tự sự phần thân bài yêu cầu gì ?(kể diễn biến sự việc )
? Hãy lập các ý cho phần thân bài cho truyện Thánh Gióng ?
+ Gặp sứ giả Gióng yêu cầu gì ?
+ Tiếp theo là sự việc nào ?
?Truyện kết thúc ở đây được chưa ?(Không) Nên kết thúc ở chỗ nào ?
 (vấn đáp)
Kết thúc ở đây mới thể hiện được thái độ, tình cảm của nhân dân đối với Thánh Gióng.
Đó là dàn ý của bài tự sự.
?Vậy em hiểu lập dàn ý nghĩa là như thế nào ?
- Các sự việc được trình bày như thế nào ?
- Có thể đảo trình tự sau trước của các chi tiết trên được không ? (không)
- Cách trình bày các sự việc như trên nhằm mục đích gì ?(thảo luận)
?Để làm thành bài văn hoàn chỉnh sau khi làm dàn bài, ta làm như thế nào ?
* GV hướng dẫn khái quát toàn bộ bài.
- Nêu cách tìm hiểu đề trong văn tự sự
- Cách làm bài văn tự sự ?
HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: Luyện tập.(thực hành)
- Thời gian: 30p
-H/s đọc ghi nhớ.
h/s làm và trình bày miệng trước lớp.
nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Tìm hiểu đề
a. Ví dụ: Đề văn tự sự.
1- Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
2- Kể chuyện về một người bạn.
3- ..Kỉ niệm ngày thơ ấu.
4- ..Ngày sinh nhật của em
5- ..Quê em đổi mới
6- ..Em đã lớn rồi.
b. Nhận xét:
Đề 1: Kể câu chuyện bằng lời văn của em.
Đề 2: Kể câu chuyện về người ban tốt.
Đề: 3,4,5,6 là văn tự sự.
+ Đề 3,4: Nêu ra nội dung trực tiếp của câu chuyện.
+ Đề 5,6 nêu chủ đề.
Đề1: Kể người, việc
Đề 3,4: Kể việc
Đề2,6: Kể người
Đề 5: Tường thuật.
* Ghi nhớ 1: sgk
- Tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm được yêu cầu của đề bài: chủ yếu kể người, kể việc hay tường thuật.
2. Cách làm bài văn tự sự.
* Đề bài 1:
Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài cho đề.
a. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: kể người ?kể việc ?
- Nội dung:
Kể câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
- Phạm vi: Tự chọn những caua chuyện trong các vănbản đã học.
b. Lập ý:
VD: Truyện Thánh Gióng.
* Nhân vật.
- Thánh Gióng
* 8 Sự việc.
* Chủ đề: ca ngợi người anh hùng làng Gióng có công đánh giặc cứu nước.
c. Lập dàn ý
* Mở bài:
Giới thiệu nhân vật, sự việc.
* Thân bài:
Diễn biến sự việc:
- Gióng yêu cầu rèn vũ khí
- Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh
- Giặc đến Gióng vươn vai thành tráng sĩxông ra trận .
- Roi sắt gãy; nhổ tre quật vào giặc, giặc chết như ngả rạ.
- Đánh tan giặc bay về trời.
* Kết bài:
Vua nhớ công ơn
d. Viết thành văn
Theo bố cục 3 phần:
Mở bài.
Thân bài.
Kết bài.
*Ghi nhớ(sgk)
II. Luyện tập.
Bài tập: Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của bài tập làm văn trên.
4. Củng cố:( 2p)
 - Nêu các bước làm bài văn tự sự 
 5.Hướng dẫn về nhà:
 -Hoàn thiện các bài tập trong sgk và sách bài tập. 
 -Tập tóm tắt các văn bản đã học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan1,2,3,4.doc