Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề 6: Ôn từ Hán Việt và câu trần thuật đơn - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề 6: Ôn từ Hán Việt và câu trần thuật đơn - Năm học 2008-2009

A Mục tiêu chủ đề:

- Kiến thức: Giúp Hs củng cố vốn từ ghép Hán Việt và các kiểu câu trần thuật đơn theo chủ điểm .

- Kĩ năng: hiểu biết nghĩa của từ , sắp xếp được các kiểu câu trần thuật đơn.

- Rèn luyện kĩ năng : Phân biệt được những kiểu từ ghép Hán Việt, so sánh được những điểm khác của kiểu ghép chính phụ ở từ Hán Việt và từ thuần Việt

B. Kế hoạch giảng dạy: tiết 61 đến tiết 70 (10 tiết)

Dự kiến thời gian thực hiện dạy các phần trong chủ đề:

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Chủ đề 6: Ôn từ Hán Việt và câu trần thuật đơn - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 6 
ÔN TỪ HÁN VIỆT VÀ CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
A Mục tiêu chủ đề:
- Kiến thức: Giúp Hs củng cố vốn từ ghép Hán Việt và các kiểu câu trần thuật đơn theo chủ điểm .
- Kĩ năng: hiểu biết nghĩa của từ , sắp xếp được các kiểu câu trần thuật đơn.
- Rèn luyện kĩ năng : Phân biệt được những kiểu từ ghép Hán Việt, so sánh được những điểm khác của kiểu ghép chính phụ ở từ Hán Việt và từ thuần Việt
B. Kế hoạch giảng dạy: tiết 61 đến tiết 70 (10 tiết)
Dự kiến thời gian thực hiện dạy các phần trong chủ đề:	
Tuần/tiết
Bài dạy
Mục tiêu dạy học
Tuần 31 - 35 (10 tiết)	Chủ đề 6: Từ Hán Việt và Câu trần thuật đơn	 
Tuần 31 (tiết 61, 62)
I. Chủ điểm “Chứng nhân lịch sử” (qua bài Cầu Long Biên)
- Kiến thức: Giúp Hs nhận thức tầm quan trọng của kho từ Hán Việt trong ngôn ngữ Tiếng Việt. Những cách diễn đạt với loại câu trần thuật đơn.
- Kĩ năng: biết dùng quy tắc luật thanh trầm bổng và những mẹo luật chính tả để viết đúng từ thuần Việt và từ Hán Việt ; nhận biết đúng loại câu trần thuật đơn.
- Rèn luyện kĩ năng : Phân biệt được những trường hợp viết từ đúng quy tắc và trường hợp ngoại lệ để viết đúng chính tả tiếng Việt. Viết được các kiểu câu trần thuật đơn
Tuần 32 (tiết 63, 64)
II. Chủ điểm “ Quê hương _ Môi trường” (qua bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Tuần 33 (tiết 65, 66)
III. Chủ điểm “Hang động _ Thiên nhiên” (qua bài Động Phong Nha)
Tuần 34 (tiết 67, 68)
IV. Chủ điểm “cụm từ Hán Việt”
Tuần 35 (tiết 69, 70)
V. Chủ điểm “Đố vui Tiếng Việt”
Tuần 36 (tiết 71, 72)
Ôn tập kiểm tra cuối học kì
C. Tiến hành hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 31 (tiết 61, 62)
- Giới thiệu chủ đề 
Lắng nghe, ghi tựa bài
CHỦ ĐỀ 6
Ôn Từ Hán Việt và Câu Trần thuật đơn
- Giới thiệu chủ điểm 1 
- mở Sgk NV6/2, bài “Cầu Long Biên - . . .”
Chủ điểm 1: 
Chứng nhân lịch sử
- Hãy viết ra những từ Hán Việt có trong văn bản “Cầu Long Biên - ..”
- Hs tìm, trả lời, viết từ vào vở phần I.
I. Vốn từ Hán Việt :
1. Khởi công - thi công - khánh thành - hoàn thành 
2. - thiết kế - kĩ thuật - kĩ sư - công nhân -
3. Toàn quyền - cảnh vệ - thủ đô - không lực - không quân - 
4. Khai thác - thành tựu - quan trọng - 
5. Hiện đại - thế kỉ - lịch sử - trường chinh
6. Chứng kiến - chứng nhân - nhân chứng
7. Trù phú - văn minh - hòa bình - thượng lưu - hạ lưu
8. Bi thương - hùng tráng - hào hoa
9. Oanh liệt - oai hùng - vô hình
- Cho Hs xếp vốn từ vào bảng từ loại 
10. Du lịch - du khách
Bảng từ loại : 
Danh từ
Động từ
Tính từ
- Kiến trúc sư - kĩ sư 
- công nhân - thủ đô
- Toàn quyền 
- cảnh vệ - không lực
- không quân 
- thế kỉ - lịch sử 
- nhân chứng
- du khách
- Khởi công - thi công 
- khánh thành - thiết kế 
- Khai thác 
- trường chinh
- chứng kiến 
- Du lịch 
- hoàn thành - kĩ thuật 
- thành tựu - quan trọng 
- Hiện đại - Trù phú 
- chứng nhân - văn minh 
- hòa bình - thượng lưu 
- hạ lưu - Bi thương 
- hùng tráng - hào hoa
- Oanh liệt - oai hùng - vô hình
- Hãy viết những câu trần thuật đơn có trong văn bản “Cầu Long Biên” vào bảng và phân loại thích hợp vào những cột của bảng. 
II. Câu trần thuật đơn trong văn bản “Cầu Long Biên - ”
TT
Câu trần thuật đơn
. . . có từ là
. . . không có từ là
Định nghĩa
Tả
Kể
Đánh giá
Miêu tả
Tồn tại
1
Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng.
2
Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
3
Chiều dài của cầu là 2290m.
4
Cầu Long Biên là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
5
Xét về mặt kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
6
Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.
7
Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.
8
Những năm tháng hòa bình trước đây, cầu Long Biên được đưa vào sách giáo khoa.
9
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc lòng.
10
Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt.
11
Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn.
12
Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì.
13
Trong đợt đánh phá miền Bắc lần thứ nhất , cầu bị đánh mười lần, hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn. 
14
Đợt thứ hai, cầu bị bắn phá bốn lần với 1000m bị hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt.
15
Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời.
16
Chúng ta hàn.
17
Bom Mĩ lại cắt đứt.
18
Lần cuối cùng vào năm 1972. chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.
19
Tôi chạy lên cầu, ngay khi tiếng bom vừa dứt.
20
Những cảnh vệ đầu cầu đã ngăn không cho lên.
21
Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột.
22
Bấy giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường.
23
Tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên.
24
Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu.
25
Họ đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 32 (tiết 63, 64)
- Giới thiệu chủ điểm 2 
- Hãy viết ra những từ Hán Việt có trong văn bản “Bức thư của ..”
- Cho Hs xếp vốn từ vào bảng từ loại 
- mở Sgk NV6/2, bài “Bức thư của thủ lĩnh..”
Chủ điểm 1: 
Quê hương - Môi trường
- Hs tìm, trả lời, viết từ vào vở phần I.
I. Vốn từ Hán Việt :
Bảng từ loại :
Danh từ
Động từ
Tính từ
đồng bào, kí ức, gia đình, tổ tiên, hoang mạc, không khí, tinh thần, chủng tộc, thủ lĩnh, thiên đường
chinh phục, lăng mạ, duy trì
kinh nghiệm, yên tĩnh, cô đơn, hoang dã
- Hãy viết những câu trần thuật đơn có trong văn bản “Bức thư của ” vào bảng và phân loại thích hợp vào những cột của bảng. 
II. Câu trần thuật đơn trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
TT
Câu trần thuật đơn
. . . có từ là
. . . không có từ là
Định nghĩa
Tả
Kể
Đánh giá
Miêu tả
Tồn tại
1
Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.
2.
Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.
3
Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra.
4.
Còn chúng tôi , chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.
5
Bởi lẽ, mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.
6
Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.
7
Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
8
Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
9
Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.
10
Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
11
Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ.
12
Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.
13
Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó.
14
Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó.
15
Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ.
16
Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài.
17
Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.
18
Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.
19
Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 33 (tiết 65, 66)
- Giới thiệu chủ điểm 3 
- mở Sgk NV6/2, bài “Động Phong Nha”
Chủ điểm 3: 
Hang động - Thiên nhiên
- Hãy viết ra những từ Hán Việt có trong văn bản “Động Phong Nha”
- Hs tìm, trả lời, viết từ vào vở phần I.
I. Vốn từ Hán Việt :
Bảng từ loại :
- Cho Hs xếp vốn từ vào bảng từ loại 
Danh từ
Động từ
Tính từ
Số từ
Phong Nha, quần thể, vân nhũ, ngọc bích, đoàn thám hiểm, trang thiết bị, điều huyền bí, khối thạch nhũ, tạo hóa, du khách, thế giới tiên cảnh, hoàng gia, hội địa lí, kinh nghiệm, sự quan tâm, cơ sở, địa điểm, thắng cảnh
du lịch, thắp hương, cảm giác, phát biểu, khẳng định, báo cáo, đầu tư, khai thác, nghiên cứu, tham quan, tự hào
kì quan, hấp dẫn, nguyên sinh, lộng lẫy, kì ảo, tài hoa, huyền ảo, hoang sơ, bí hiểm, đặc sắc, độc đáo, tráng lệ, hạ tầng, hoàn chỉnh
đệ nhất
- Hãy viết những câu trần thuật đơn có trong văn bản “Động Phong Nha” vào bảng và phân loại thích hợp vào những cột của bảng. 
II. Câu trần thuật đơn trong văn bản “Động Phong Nha”
TT
Câu trần thuật đơn
. . . có từ là
. . . không có từ là
Định nghĩa
Tả
Kể
Đánh giá
Miêu tả
Tồn tại
1
“Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ bàng ở miền tây Quảng Bình.
2
Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son.
3
Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác.
4
Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước.
5
Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm.
6
Hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều nhất chính là Động nước.
7
Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25-40m.
8
Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của nó.
9
Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc.
10
Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. 
11
Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh.
12
Nơi đây vừa có nét hoang sơ bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
13
Với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng, động Phong Nha được xem là “Kì quan đệ nhất động”
14
Động Phong Nha đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm và khách du lịch trong và ngoài nước.
15
Phong Nha cũng đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác để sớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.
16
Động Phong Nha lại ở gần con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn.
17
Điều đó càng làm cho kì quan Phong Nha mang thêm nhiều giá trị và ý nghĩa.
18
Động Phong Nha ở miền tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất (“Đệ nhất kì quan”)
19
Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
20
Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 34 (tiết 67, 68)
- Giới thiệu chủ điểm 4
Hs ghi tựa bài
Chủ điểm 4: 
Cụm từ Hán Việt 
( thành ngữ, tục ngữ, câu)
- Nêu một số cụm từ Hán Việt thông dụng . 
Nghe, ghi chép bài
Cụm từ Hán Việt
Ý nghĩa
Gọi Hs giải thích nghĩa từng cụm từ .
Thào luận tìm nghĩa, trả lời
1. Cửu hạn phùng cam vũ 
nắng lâu gặp mưa ngọt
2. Tha hương ngộ cố tri: 
xứ lạ gặp người quen
3. Phù phù tại thượng, trầm trầm tại hạ: 
nhẹ nổi lên trên, nặng chìm xuống dưới
4. Thủ cựu bài tân
giữ cũ bỏ mới
5. Đã cựu nghênh tân 
Bỏ cũ đón mới
6. Thủy trung lao nguyệt
Mò trăng đáy nước
7. Đại ngư cật tiểu ngư 
Cá lớn nuốt cá bé
8. Tỉnh đế chi oa 
Ếch ngồi đáy giếng
9. Ma chử thành châm : 
Mài chày thành kim ( Tương tự "Mài sắt nên kim")
10. Mai cốt bất mai tu : 
Chôn xương không chôn được tiếng xấu
11. Mạo hợp tâm ly : 
Ngoài mặt hòa hợp ,trong lòng xa cách
12. Tạc tỉnh nhi ẩm ,canh điền nhi thực : 
Đào giếng mà uống ,cày ruộng mà ăn (Tự lực cánh sinh)
13. Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm
( Vẽ hổ chỉ vẽ được da không vẽ được đến xương. Biết người chỉ biết mặt chứ không rõ lòng người)
14. Tiến thoái lưỡng nan
( tiến hay lùi cả hai đều khó)
15. Hết cơn bĩ cực, đến hồi thái lai
( sau khó khăn, đến hồi sung sướng)
16. Thượng vàng hạ cám
( Có tất cả mọi thứ, từ sang trọng đến thấp hèn)
17. Nội bất xuất, ngoại bất nhập 
(thường dùng cho lệnh cấm bên trong không được ra, ngoài không được vào) 
- Giới thiệu xuất xứ :Câu xuất "" là do cụ Đàm Thân Huy (tỉnh Bắc Ninh) ra cho học trò đối.
Nguyễn Giản Thanh đối ""
18. 	Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
	Sắc bất ba đào dị nịch nhân
- Kể một câu chuyện về tài ứng đối của Mạc Đỉnh Chi :Mạc Đĩnh Chi là người làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh.
Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư)... Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.
Lần ấy tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được vời vào tiếp kiến hoàng đế nhà Nguyên. 
Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại:
19. Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ. 
(nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng). 
Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe dọa của vua Nguyên. Ông đã ứng khẩu đọc:
 Vế đối rất chuẩn và tỏ rõ sự cứng rắn của người dân nước Việt, không run sợ và sẵn sàng giáng trả và làm thất bại kẻ thù.
Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô. 
(nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn; chiều tối bắn rơi mặt trời).
20. "Quá điền bất nạp lũ
Lý hạ bất chỉnh khôn ."
Qua ruộng dưa chớ có cúi xuống sửa dép
Đi ngang qua vườn trái chớ có sửa mũ .
(Sợ bị tình nghi là trộm cắp )
Quá điền bất nạp lý (giày): 
Đi qua ruộng (dưa) không nên sửa giày (vì người ta sẽ nghi cúi xuống mà  lăn dưa)
Lý (cây mận) hạ bất chỉnh quan (mũ): 
Ở dưới cây mận thì không nên sửa mũ (vì người ta sẽ nghi là nhét mận vào mũ)
21. " bản thủy vô ba tự phong suy diện
Nguyên sơn bất lão vị tuyết bạch đầu ."
Nước không có sóng tại gió làm cho nó nhăn(cau) mặt
Núi không có già tại tuyết làm cho nó trắng tóc .
22. Bần cư náo thị, vô nhân vấn,
Phú tận thâm sơn, hữu khách tầm.
Khi nghèo thì cho dù ơ thành thị cũng không có người thăm hỏi, nhưng khi giàu thì cho dù ở tận rừng sâu cũng sẽ có người đến.
23. " Dưỡng tử phuơng tri phụ mẫu ân "
Nuôi con mới biết công ơn cha mẹ .
Hoạt động của Gv
Hoạt động của trò
Tuần 35 (tiết 69, 70)
- Giới thiệu chủ điểm 5
Chủ điểm 5: 
Đố vui Tiếng Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docchude6_NV6.doc