Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tuần 33 - Tiết 33: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tuần 33 - Tiết 33: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

 [TH]. Mô tả được hiện tượng:

 Vào buổi sáng, ta thường thấy có các giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

 [VD]. giải thích được một số hiện tượng đơn giản. Ví dụ: Giải thích tại sao cốc nước đá thường có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tuần 33 - Tiết 33: Sự bay hơi và sự ngưng tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33
TiÕt ct : 33 
Ngµy so¹n: 	
Bµi dạy : SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
I. Môc Tiªu
 1. KiÕn thøc:
 - Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. 
 - Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
 2. KÜ n¨ng :
 [TH]. Mô tả được hiện tượng:
 Vào buổi sáng, ta thường thấy có các giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
 [VD]. giải thích được một số hiện tượng đơn giản. Ví dụ: Giải thích tại sao cốc nước đá thường có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc. 
 3.Th¸i ®é: Tính khoa học ,cẩn thận và chính xác.
 4. BVMT : Chú ý chất độc hại do sự bay hơi độ ẩm cao gay ô nhiễm .
II. ChuÈn bÞ
 GV: Cho mỗi nhóm học sinh: hai cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
 HS: Chuẩn bị nội dung bài học trong sgk 
III. KiÓm tra bµi cò : 5’
 HS1 : Tốc độ bay hơi của một số chất lỏng phụ thuộc các yếu tố nào?
 HS2 : Sửa bài tập: 26.27.1 (câu D); 26–27.2 (câu C).
 HS3 : 
IV. Tiến trình tiết dạy 
1. æn ®Þnh lớp 
	2. Các hoạt động dạy học 
TG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
2
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Để tốc độ bay hơi nhanh ta tăng nhiệt độ. Vậy quan sát hiện tượng ngưng tụ ta làm tăng hay giảm nhiệt độ?
10
Hoạt động 2: Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ:
GV gợi ý để học sinh thảo luận:
– Sự bay hơi thế nào?
– Sự ngưng tụ là như thế nào?
GV em hãy dự đoán về nhiệt độ giảm thì nhiệt độ giảm thì hiện tượng gì xảy ra?
HS trả lời câu hỏi gv 
II. Sự ngưng tụ:
 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: 
a. Dự đoán:
Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi:
Dự đoán: khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra.
15
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm kiểm tra.
GV hướng dẫn học sinh cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. thảo luận về các câu trả lời ở nhóm. Cho học sinh theo dõi nhiệt độ của nước ở hai cốc và quan sát hiện tượng ở mặt ngoài của hai cốc nước và trả lời các câu hỏi sau:
C1: Có gì khác nhau giữa cốc thí nghiệm và cốc ở ngoài đối chứng.
C2: Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm? hiện tượng này có xảy ra với cốc đối chứng không?
C3: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm có thể là do nước trong cốc thấm ra ngoài không? Tại sao?
C4: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm do đâu mà có.
C5: Dự đoán có đúng không?
HS thí nghiệm kiểm tra theo sự hướng dẫn gv 
HS theo dõi nhiệt độ của nước ở hai cốc và quan sát hiện tượng ở mặt ngoài của hai cốc nước và trả lời các câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 
b. Thí nghiệm:
Dụng cụ: hai cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, hai nhiệt kế. Dùng khăn lau khô mặt ngoài của hai cốc. Để nước vào tới 2/3 mỗi cốc. Một dùng làm thí nghiệm, một cốc dùng làm đối chứng. Đo nhiệt độ nước ở hai cốc. Đổ nước đá vụn vào cốc làm thí nghiệm.
c. Rút ra kết luận :
C1: Nhiệt độ giữa cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm , không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu, nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài.
C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5: Đúng.
8
Hoạt động 4: Vận dụng
C6: Hãy nêu ra hai thí dụ về sự ngưng tụ
C7: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
C8: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?
HS thực hiện C6 C7 C8 
2. Vận dụng:
C6: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. 
C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây.
C8: Cho học sinh trả lời.
V. Cñng cè : 3’ 
 Bay hơi
GV: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi.
HƠI
LỎNG
 Ngưng tụ
 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
 - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
 - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
VI. H­íng dÉn häc ë nhµ : (2’)
Học sinh học thuộc nội dung ghi nhớ.
Bài tập về nhà: bài tập 26.27.3 và 26.2.4 (sách bài tập).
Xem trước bài: Sự sôi.
 - Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LI 6 TIET 33.doc