Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 61 đến tiết 82 - Trường PTCS Hướng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 61 đến tiết 82 - Trường PTCS Hướng Việt

Tiết 61

CỤM ĐỘNG TỪ

A/ MỤC TIÊU :

I. Chuẩn

1. Kiến thức:

- Nghĩa của cụm động từ.

- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.

- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.

- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.

2. Kĩ năng:

 Sử dụng cụm động từ.

 3. Thái độ:

 Tích cực, tự giác, nghiêm túc

II. Mở rộng và nâng cao:

.

B/ PHƯƠNG PHÁP :

 Nêu vấn đề, thảo luận.

C/ CHUẨN BỊ :

1. GV: Giáo án, bảng phụ

2. HS: Nghiên cứu bài:

 

doc 45 trang Người đăng thu10 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 61 đến tiết 82 - Trường PTCS Hướng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 61
CỤM ĐỘNG TỪ
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Kĩ năng:
	Sử dụng cụm động từ.
	3. Thái độ:
	Tích cực, tự giác, nghiêm túc
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 Nêu vấn đề, thảo luận.
C/ CHUẨN BỊ :
1. GV: Giáo án, bảng phụ
2. HS: Nghiên cứu bài:
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là động từ? Cho ví dụ minh hoạ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
 HS đọc ví dụ Sgk
? Tìm ĐT trong câu?
- đi, ra, hỏi.
? Các từ in đậm ( phụ ngữ) trong câu văn bổ sung ý nghĩa cho động từ nào?
? Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
? Tìm một cụm động từ, đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
Hoạt động 2
? Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ?
Củng giống cụm danh từ có cấu tạo PT PTT PS.
? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì?
Hoạt động 3
BT1 HS làm độc lập -> gọi lên bảng làm, lớp nhận xét , GV sửa
BT 2 HS thảo luận nhóm 4p
BT4 HS tự làm, GV hướng dẫn.
I. Đặc điểm của động từ
1 Ví dụ ( Sgk)
2 Nhận xét
* VD1 
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ
* VD2
- Bỏ các từ ngữ in đậm thì các từ bổ nghĩa trên bơ vơ, thừa -> câu vô nghĩa
* VD3
- “Nga đang đọc sách” 
-> ĐT làm vị ngữ trong câu
-> Cụm động từ hoạt động trong câu như một động từ
II. Cấu tạo của cụm động từ
Phần trước
Phần TT
Phần sau
đã
cũng
đi
ra
nhiều nơi
những câu 
- Phần trung tâm:
+ bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ
+ sự tiếp diễn tương tự: củng, vẫn
+ sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động
- Phụ sau:
+ bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện
* Ghi nhớ ( Sgk)
III. Luyện tập
BT1 Các cụm động từ:
a, đang còn đùa nghịch ở sau nhà
b, yêu thương Mỵ Nương hết mực
c, đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán
 để có thì giờ
 đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
BT2 Hướng dẫn HS
3. Củng cố : 
	Đọc phần ghi nhớ.
4. Hướng dẫn học bài : 
- Học nắm chắc ghi nhớ
- Làm các bài tập 3,4
- Chuẩn bị bài “ Mẹ hiền dạy con”
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 62
MẸ HIỀN DẠY CON 
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với viết kí ( ghi chép sự việc), viết sử ( ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại.
2. Kĩ năng:
	- Đọc -hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con
	- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
	- Kể lại được truyện.
	3. Thái độ:
	Biết vâng lời cha mẹ, môi trường giáo dục dạy ta làm người.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, đọc, nêu vấn đề.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh
2- HS: Soạn bài
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao vấn đề gì?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV hướng dẫn đọc. Đọc mẫu một lần -> gọi HS đọc.
- Gọi 1-2 HS tóm tắt
? Văn bản thuộc thể loại nào?
- Chuyện tưởng tượng
? Truyện kể theo mạch nào? 
- Thời gian
? Truyện có mấy sự việc chính?
Hoạt động 2
? Hai lần bà mẹ quyết định dời nhà đến nơi khác là những lần nào?
? Tại sao hai lần dời nhà đó người mẹ thầy Mạnh Tử đều nói: “ Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”?
? Tại sao khi dọn nhà đến gần trường học người mẹ ấy lại vui lòng nói: “ Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy”
? Bà mẹ hai lần quyết định dời nhà và một lần định cư đó là vì chỗ ở hay là vì Mạnh Tử?
? Việc này tương ứng với câu tục ngữ dân gian nào?
- “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
? Lần thứ tư bà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm điều gì không phải?
? Tại sao sau khi nói đùa, người mẹ lại đi mua thịt cho con ăn?
? Bà sửa sai lầm bằng cách nào?
? Ý nghĩa giáo dục của sự việc thứ tư là gì?
? Sự việc gì xảy ra trog lần cuối?
? Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện động cơ, thái độ, tình cảm gì khi bà dạy con? Cha mẹ là tấm gương và là người thầy đầu tiên của con cái.
? Tác dụng của hành động và lời nói đó là gì?
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc và giải thích từ khó 
 sgk
2. Tóm tắt văn bản
3. Bố cục
- Có năm sự việc chính liên quan đến hai mẹ con -> kết thành cốt truyện.
II. Tìm hiểu văn bản
1 Bà mẹ chọn môi trường sống tốt đẹp cho con thơ
- Dọn nhà ra gần chợ
- Dọn nhà đến cạnh trường học
-> Môi trường này ảnh hưởng đến Mạnh Tử, dễ bắt chước thói hư, tật xấu.
-> Cuộc sống trường học đã hưởng tốt đến tính nết Mạnh Tử.
=> Vì muốn con thành người tốt.
2. Bà mẹ dạy thầy Mạnh Tử
- Bà mẹ nói đùa: “ để con ăn đấy”
- Bà ân hận: “ Ta nói lỡ mồm rồi”
-> mua thịt lợn cho con ăn
-> không dược dạy con nói dối, phải giữ được chữ tín với mọi người, sống phải thành thật.
3. Thái độ bà mẹ khi dạy con
- Mạnh Tử bỏ học
- mẹ cầm dao cắt tấm vải đang dệt
=> Động cơ tốt đẹp, dạy con nên người. Hướng thầy Mạnh Tử vào việc học tập chuyên cần.
3. Củng cố : 
	Nêu ý nghĩa của truyện?
4. Hướng dẫn học bài : 
- Nắm chắc cốt truyện
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Tính từ và cụm tính từ
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 63
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Khái niệm tính từ.
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ).
- Các loại tính từ.
- Cụm tính từ.
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩa của cụm tính từ.
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+ cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết..
	3. Thái độ:
	Nghiêm túc, tích cực.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận. .
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV : Nghiên cứu bài, soạn giáo án chu đáo .
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là cụm động từ ? cho ví dụ ?
? Nêu cấu tạo của cụm động từ ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1
GV : Cho HS đọc ví dụ SGK.
? Tìm tính từ trong 2câu a, b.
? Tìm thêm một số tính từ mà em biết ?
 ? Qua phân tích tìm hiểu ví dụ ,em hiểu tính từ là gì ?
GV : cho hs thảo luận : so sánh tính từ với động từ.
? Khả năng kết hợp của TT? hãy, đừng chớ rất hạn chế.
“Đừng xanh như lá, đừng bạc như vôi”.? Cho 1 ví dụ câu có tính từ và nhận xét chức vụ c- v trong câu.
VD: Thông minh/là vốn quý của con người
 TT - CV 
Hoạt động 2
? Trong số tính từ tìm được ở mục 1 từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ?
? Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ?
 ? Qua phân tích tìm hiểu , tính từ chia thành mấy loại ?
Hoạt động 3
? Vẽ mô hình cấu tạo của cụm TT
láy cụm TT bên để điền vào mô hình.
? Cụm TT chia làm mấy phần ?
Hoạt động 4
Hướng dẫn HS luyện tập.
? Tìm các cụm tính từ trong bài tập 1 SGK 
GV: Cho HS thảo luận : Việc dùng TT và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng gì?
I. Đặc điểm của tính từ.
1. Ví dụ : SGK – trang 135.
 a. Bé , oai.
 b. Vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươi.
 - Màu sắc: đỏ , trắng, đen, to, nhỏ,..
 - Mùi vị: chua, cay, ngọt ,bùi, mặn chát, đắng,
 - Hìmh dáng: lệch , nghiêng, ngay , thẳng, xiêu vẹo,
2. Ghi nhớ : Tính từ là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
II. Các loại tính từ.
1. Ví dụ ( Sgk)
2. Nhận xét
a. Bé quá , rất bé , oai lắm , rất oai.
- > Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm ).
b. Vàng hoe , vàng lịm , vàng ối.
- > Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm).
3. Ghi nhớ
III. Cụm tính từ .
1. Ví dụ ( Sgk)
 2. Nhận xét
Vốn đã rất yên tĩnh này.
Nhỏ lại , sáng vằng vặc ở trên không.
 Mô hình cấu tạo cụm tính từ.
Phần trước
P trung tâm
Phần sau
vốn đã rất
yên tĩnh
này
nhỏ 
sáng
lại
vằng vặc ở...
3. Ghi nhớ : Cụm tính từ chia làm ba phần:
phần trước, phần trung tâm, phần sau.
IV. Luyện tập .
 Bài tập 1 : Tìm các tính từ.
 a. Sun sun như con đỉa.
 b. Chần chẫn như cái đòn càn.
 c. Bè bè như cái quạt thóc.
 d. Sừng sững như cái cột đình.
 đ .Tun tủn như cái chổi sể cùn.
 Bài tập 2 : 
 - Các tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm
 - Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một s ... O SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (T2)
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
.
2. Kĩ năng:
	.
	3. Thái độ:
Vận dụng được những thao tác cơ bản trong đọc và viết trong văn miêu tả.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 ...............................................
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: Giáo án, bảng phụ
2- HS: Nghiên cứu bài
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
	? Để viết bài văn miêu tả hay cần có những kĩ năng nào? 
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
 Hướng dẫn HS luyện tập
GV : Cho HS đọc bài tập 1 SGK
? Tìm những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu tả cảnh Hồ Gươm?
? Tìm từ ngữ thích hợp rồi điền vào các ô trống sao cho phù hợp ?
HS : đọc bài tập 2 
? Những hình ănh tiêu biểu và đặc sắc nào làm nổi bật điều đó ?
HS : đọc bài tập 4 SGK
? Nếu tả lại quang cảnh buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật nào ?
Hoat động 2
 Hướng dẫn viết đoạn văn ngắn
GV : cho HS viết bài tập 5 tại lớp
 Đọc lớp nghe , nhận xét.
HS : đọc thêm SGK
II. Luyện tập
 Bài tập 1 : 
- Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu :
 Cầu son bắc từ bờ ra đến đền, tháp giữa hồ. chỉ có Hồ Gươm mới có.
- Những từ cần điền là :
 (1) gương bầu dục .
 (2) uốn cong cong
 (3) cổ kính . 
 (4) xám xịt .
 (5) xanh um 
 Bài tập 2 :
Những hình ảnh tả Dế Mèn đẹp - khoẻ.
- Rung rinh bóng mỡ
- Đầu to nổi từng tảng
- Răng đen nhánh
- nnhai ngoàm ngoạp
- Trịnh trọng , khoan thai vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm
- Râu dài , rất hùng tráng.
 Bài tập 4:
Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì chúng ta sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây :
- Mặt trời
- Bầu trời
- Những hàng cây
- Núi (đồi )
- Những ngôi nhà .
Bài tập 5: Từ bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, viết một đoạn văn ngắn tả lại quang cảnh một dòng sông, hay một khu rừng mà em có dịp quan sát. (chú ý nêu lên những đặc điểm nổi bật của dòng sông hay khu rừng mà em miêu tả ).
III. Đọc thêm : SGK - 30
3. Củng cố : 
Đọc lại ghi nhớ .
4. Hướng dẫn học bài : 
- Học nắm chắc ghi nhớ
- Làm các bài tập 1, 2, 3
- Viết đoạn văn miêu tả dòng sông quê em”
- Chuẩn bị bài “ Luyện nói”
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 81
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI 
 Tạ Duy Anh
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
.
2. Kĩ năng:
	.
	3. Thái độ:
Biết sống nhân hậu, yêu thương anh chị em trong gia đình, không ganh tị
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 ...............................................
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh
2- HS: Soạn bài
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
	? Cảm nhận của em về vùng sông nứơc Cà Mau? 
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV: cho HS đọc chú thích * ở SGK ? Em hiểu gì về tác giả và tác phẩm của Tạ Duy Anh ?
 Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý đọc với giọng kể biến đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến câu chyuyện
- Chú thích : HS đọc chú thích 
 ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, bằng lời của nhân vật nào 
 Hoạt động 2
? Theo em truyện này chúng ta tìm hiểu ntn 
? Theo dõi truyện em thấy tâm trạng người anh diễn biến trong các thời điểm nào ?
? Khi nhận ra em chế thuốc vẽ bằng nhọ nồi ? Ý nghĩ ấy đã nói lên thái độ gì của người anh đối với em ?
? Tâm trạng của người anh lúc này ntn ? Khi mọi người phát hiện ra tài vẽ của em gái, thì người anh có ý nghĩ và hành động gì ?
? Tại sao người anh lại thở dài sau khi xem tranh của em gái ?
? Khi em gái bộc lộ tình cảm chia vui với anh thì người anh đã có thái độ và cử chỉ gì ? vì sao ?
? Đằng sau cái cử chỉ và thái độ đó là tâm trạng gì của người anh?
? Người anh đã muốn khóc khi nào ?
? Theo em người anh muốn khóc vì điều gì ? ( ngạc nhiên , hãnh diện , hay xấu hổ ).
? Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ : “ Không phải con đâu đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Câu nói đó gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh ?
GV : cho HS thảo luận 
? Tai sao lại là bức tranh chứ không phải điều gì khác lại có sức cảm hoá người anh đến vậy?
→ Bức tranh là là nghệ thuật. sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái đẹp cho con người nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái đẹp
 I Tìm hiểu chung
 1. Tác giả : 
- Tạ Duy Anh sinh năm 1959 
- Quê Chương Mỹ - Hà Tây
 2. Tác phẩm : Là truyện ngắn đạt giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của báo TNTP.
 3. Đọc và tìm hiểu chú thích. 
 1. Đọc : SGK
 2. Chú thích : SGK
4. Phương thức kể chuyện
- Ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật người anh.
- Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ
- Khi mọi người thấy em gái có tài vẽ và được giải
- Khi nhận ra mình trong bức tranh
- “ Trời ạ ! thì ra nó chế thuốc vẽ ”
→ Ngạc nhiên , xem thường.
- Cảm thấy mình bất tài
- Lén xem tranh em gái
- Thở dài , hay gắt gỏng với em
- Thấy em có tài thật , còn mình thì kém cỏi
- Đẩy em ra
→ Vì không chịu được sự thành đạt của em
- Tức tối , ghen tị với người hơn mình
- Khi thấy hình mình hoàn hảo quá trong bức tranh của em gái
- Vì nhiều lý do - Ngạc nhiên vì không ngờ mình hoàn hảo thế, em tài thế.
- Hãnh diện vì cả 2 anh em đều hoà
hảo
- Xấu hổ vì mình đã xa lánh, ghen tị với em
- Người anh đã nhận ra hạn chế của mình , nhận ra tình cảm trong sáng nhân hậu của em gái.
3. Củng cố : 
? Nêu lại diễn biến tâm trạng người anh?
4. Hướng dẫn học bài : 
- Nắm chắc nội dug bài
- Trả lời các câu hỏi tiếp theo.
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 82
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (T2)
 Tạ Duy Anh
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
.
2. Kĩ năng:
	.
	3. Thái độ:
Biết sống nhân hậu, yêu thương anh chị em trong gia đình, không ganh tị
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 ...............................................
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh
2- HS: Soạn bài
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
	? Nêu diễn biến tâm trạng người anh của Kiều Phương?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Tìm hiểu văn bản (tiếp theo)
? Nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình và tài năng ?
? Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh ?
? Ở nhân vật này điều gì khiến emcảm mến nhất ?
 Hoạt động 2
 ? Đoạn cuối đã hé mở các ý nghĩa của truyện . Theo em đó là các ý nghĩa nào ?
? Văn bản này cho em hiểu gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả trong truyện hiện đại ?
Hoạt động 3
Tổng kết nội dung bài học .
 ? Qua phân tích tìm hiểu em thấy văn bản này có nội dung như thế nào 
 GV : gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ SGK. 
GV : chốt lại nội dung chính bài học
Hoạt động 4
Luyện tập
GV : cho HS viết một đoạn văn ngắn sau đó đọc cho lớp nghe , nhận xét 
GV : cho HS đọc thêm SGK - 35
 II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Nhân vật người anh.
 2. Nhân vật người em 
 - Tính tình : hồn nhiên , trong sáng, độ lượng và nhân hậu
 - Tài năng : 
 + vẽ sự vật có hồn
 + Vẽ những gì yêu quý nhất
 + Như con mèo , người anh trai
 - Cả tài năng và tấm lòng, nhất là tấm lòng trong sáng hồn nhiên độ lượng giành cho anh trai
 - Tấm lòng trong sáng , đẹp đẽ giành cho người thân và nghệ thuật
IV. Ý nghĩa văn bản.
 - Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với sự ghen ghét đố kỵ
- Truyện đề cao sức mạnh nghệ thuật góp phần hoàn thiện con người
 - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất ( dễ kể , hồn nhiên , chân thực )
 - Miêu tả chân thực diễn biến tâm lý của nhân vật. 
V. Ghi nhớ : 
 Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình . truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất .
VI. Luyện tập :
 Trong lớp em hoặc gia đình em có người đạtt thành tích xuấtbsắc nào đó . Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy. 
* Đọc thêm : SGK
 3. Củng cố : 
? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật người anh? Em rút ra bài học gì cho bản thân?
4. Hướng dẫn học bài : 
- Nắm chắc nội dung phân tích
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập 1, 2.
- Chuẩn bị bài “ Luyện nói.”
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 t6182.doc