Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 6: Lực – hai lực cân bằng

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 6: Lực – hai lực cân bằng

- Hs nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo, chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.

- Nêu được thí dụ về 2 lực cân bằng.

- Rút ra được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm.

- Sử dụng đúng các thuật ngữ lực đẩy, lực kéo phương, chiều, lực cân bằng.

B- CHUẨN BỊ

- Đồ dùng cho mỗi nhóm:

 + 1 xe lăn, 1 lò xo lá tròn, 1 lò xo mềm dài khoảng 10cm.

 + 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả nặng, 1 giá thí nghiệm có kẹp.

- Những điểm cần lưu ý:

 + Lực tác dụng trong những tình huống cụ thể khác nhau có tên gọi: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nâng, lực giữ, lực hãm, lực kết dính, lực liên kết

 + ở lớp 6 chưa đi đến định nghĩa chính xác về đại lượng vật lý mà chỉ dừng lại ở những biểu tượng hoặc những khái niệm định tính về các đại lượng đó.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 6: Lực – hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Lực – Hai lực cân bằng
S:
G:
A- Mục tiêu:
- Hs nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo,  chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
- Nêu được thí dụ về 2 lực cân bằng.
- Rút ra được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm.
- Sử dụng đúng các thuật ngữ lực đẩy, lực kéo  phương, chiều, lực cân bằng.
B- Chuẩn bị
- Đồ dùng cho mỗi nhóm: 
 + 1 xe lăn, 1 lò xo lá tròn, 1 lò xo mềm dài khoảng 10cm.
 + 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả nặng, 1 giá thí nghiệm có kẹp.
- Những điểm cần lưu ý: 
 + Lực tác dụng trong những tình huống cụ thể khác nhau có tên gọi: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nâng, lực giữ, lực hãm, lực kết dính, lực liên kết  
 + ở lớp 6 chưa đi đến định nghĩa chính xác về đại lượng vật lý mà chỉ dừng lại ở những biểu tượng hoặc những khái niệm định tính về các đại lượng đó.
 + Đối với khái niệm lực, biểu tượng cần hình thành là sự đẩy, kéo.
 + Không yêu cầu Hs trả lời phương và chiều của lực là gì.
 + Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vẫn đứng yên. Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau. 
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
 I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số:  Vắng: 
 II- Kiểm tra bài cũ:
 H1: Phát biểu phần ghi nhớ trong bài Khối lượng - đo khối lượng.
 H2: Trả lời bài tập 5.1; 5.2 (8 – SBT).
 (Kết quả: Bài 5.1- phần C đúng.
 Bài 5.2- số 397 chỉ khối lượng của sữa trong hộp).
ĐVĐ: Trong thực tế để chuyển được mọi vật từ chỗ này đến chỗ khác người ta làm như thế nào?
 Hs: 
 Gv: Tác dụng đó gọi là gì? -> Bài học hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta.
III- Bài mới:
H/Đ của thầy và trò
Nội dung
Hs: Quan sát hình 6.1
Gv: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát dụng cụ cho các nhóm Hs.
Hs: Lắp theo hình 6.1
Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm: đẩy xe ép lò xo lá tròn.
Hs: Làm thí nghiệm trả lời C1.
- Khi đẩy xe ép lò xo lá tròn em cảm nhận thấy điều gì?
Hs: Làm TN hình 6.2- Trả lời C2.
Gv: Điều khiển Hs làm TN: Dùng xe kéo giãn lò xo- nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lên lò xo.
Hs: Làm TN theo hình 6.3: Đưa từ từ 1 cực của thanh nam châm lại gần 1 quả nặng bằng sắt.
- Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng?
Gv: Chốt lại vấn đề qua 3 TN: Tác dụng của vật này lên vật khác và ngược lại – tác dụng đó gọi là lực.
Hs: Đọc- trả lời C4: Chon từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống.
- Phát biểu hoàn chỉnh C4 -> rút ra kết luận.
Gv: Lực đẩy và lực kéo có phương và chiểu như thế nào? -> II,
Hs: Đọc SGK- Làm lại TN 6.1; 6.2. Nêu nhận xét về phương và chiều của lực trong mỗi trường hợp.
Gv: Mỗi lực có phương và chiều xác định.
Gv: Khi có 2 lực cùng phương, ngược chiều tác dụng lên 1 vật mà vật đó đứng yên thì 2 lực đó gọi là 2 lực cân bằng.
Hs: Quan sát hình vẽ 6.4. Trả lời C6, C7. 
- Sợi dây sẽ chuyển động như thế nào nếu đội bên trái mạnh hơn, yếu hơn, mạnh ngang nhau.
- Nhận xét về phương và chiều mà 2 đội tác dụng vào sợi dây?
Hs: Thảo luận nhóm trả lời C8.
Gv: Chốt lại: Nhấn mạnh 2 lực cân bằng.
Hs: Nêu nội dung cần nắm trong bài.
Hs: Đọc phần ghi nhớ.
Hs: Quan sát hình 6.5; 6.6 trả lời C9.
I- Lực
 1- Thí nghiệm 
C1: Lò xo lá tròn đẩy xe lăn, xe ép mạnh dần vào lò xo làm lò xo méo.
C2: - Lò xo kéo xe lại
xe kéo lò xo giãn ra.
C3: 
 Nam châm đặt gần quả nặng kim loại -> nam châm hút quả nặng.
C4:
(1)- Lực đẩy (4)- Lực kéo
(2)- Lực ép (5)- Lực hút
(3)- Lực kéo
* Kết luận: Khi vật này đẩy hay kéo vật kia. Ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
II- Phương và chiều của lực
C5: Lực do nam châm tác dụng lên quả nặng có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
III- Hai lực cân bằng
C6:
- Sợi dây sẽ chuyển động sang trái nếu đội bên trái mạnh hơn.
- Sợi dây sẽ chuyển động sang phải nếu đội bên trái yếu hơn.
- Sợi dây sẽ đứng yên nếu 2 đội mạnh ngang nhau.
C8:
(1)- Cân bằng (4)- Phương
(2)- Đứng yên (5)- Chiều
(3)- Chiều
* Kết luận: Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
IV- Vận dụng
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C9: a, Lực đẩy
 b, Lực kéo
C10:
IV- Củng cố:
- Khái quát nội dung bài dạy.
- Hs trả lời bài tập 6.1 (9 – SBT).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập: 6.2 -> 6.4 (9- SBT).
- Đọc trước bài “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực”.
D- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc