Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 32 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 32 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

1.Kiến thức:

 -Mô tả được quá trình ngưng tụ. Nêu được đặc điểm về nhiệt của quá trình này.

 -Biết sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi.

-HS nhận biết được sự ngưng tụ của hơi nứơc tạo nên sương mù.

2.Kỹ năng:

 -Vận dụng được kiến thức về quá trình ngưng tụ để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.

 -Thực hiện được thí nghiệm để kiểm tra dự đoán sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm.

 -HS đề xuất phương pháp làm giảm tác hại do sương mù gây ra cho người lái xe, tàu.

3.Thái độ:

 - Rèn luyện tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lí.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 871Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 32 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:27Tuần:32 Tiết 31
NS: / /2012
ND: / /2012
 	(tt)
I.Mục tiêu (chưa xong)
1.Kiến thức: 
 -Mô tả được quá trình ngưng tụ. Nêu được đặc điểm về nhiệt của quá trình này.
 -Biết sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi.
-HS nhận biết được sự ngưng tụ của hơi nứơc tạo nên sương mù.
2.Kỹ năng:
 -Vận dụng được kiến thức về quá trình ngưng tụ để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
 -Thực hiện được thí nghiệm để kiểm tra dự đoán sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm.
 -HS đề xuất phương pháp làm giảm tác hại do sương mù gây ra cho người lái xe, tàu.
3.Thái độ:
 - Rèn luyện tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lí.
 -HS tích cực đề xuất phương pháp đảm bảo an toàn giao thông khi có sương mù.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Hai cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, một nhiệt kế, một khăn lau khô
 Chuẩn bị cho cả lớp:
-Một cốc thủy tinh.
-Một cái đĩa đậy được trên cốc.
-Một phích nước nóng.
2.HS: xem bài mới.
III. .Hoạt động của GV –HS:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?(5đ)
a/ Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
b/ Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
c/ Không nhìn thấy được.
d/ Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 2.Bay hơi là gì? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?(5đ)
3.Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
7’
HĐ1. Kiểm tra việc làm thí nghiệm kiểm tra ở bài trước.
-Hai cá nhân trình bày trước lớp kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió, diện tích mặt thoáng.
-Hai cá nhân nhận xét.
-GV nhận xét, khuyến khích việc thực hiện thí nghiệm của HS ở nhà.
4ph
-TL: Lỏng biến thành hơi.
-TL: Hơi biến thành chất lỏng.
-TL:Tăng nhiệt độ chất lỏng.
-TL:Giảm nhiệt độ
HĐ2.Tổ chức tình huống học tập và trình bày dự đoán về sự ngưng tụ.
-Bay hơi là gì?
-Em hãy đoán xem hiện tượng ngưng tụ là gì?
-Để dễ quan sát hiện tựơng bay hơi, ta có thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách nào?
-Muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta làm tăng hay giảm nhiệt độ?
-Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi, nên ta có thể dự đoán khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta dễ quan sát được hiện tượng.
II.Sự ngưng tụ:
 1.Tìm cách quan sát sự ngưng tụ:
 a/Dự đoán:
17ph
-Nhóm nhận dụng cụ làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm rút ra kết luận.
-Trả lời C1 à C5.
 C1.Nhiệt độ của cốc đối chứng cao hơn nhiệt độ của cốc thí nghiệm.
 C2.Có giọt nước đọng. Không.
 C3.Không. vì cốc không có vết nứt nào.
 C4.Hơi nước trong không khí ngưng tụ.
 C5.Đúng.
GDMT
HĐ3. Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
-Trong không khí có hơi nước. Bằng cách giảm nhiệt độ của không khí, ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này.
-GV phát dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
-HS cần quan sát: theo dõi nhiệt độ của hai cốc, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của hai cốc.
 *Lưu ý: phải đặt hai cốc cánh xa nhau.
-Em hãy mô tả quá trình ngưng tụ của hơi nước?
-Hơi nước trong không khí ngưng tụ nhiều gây ra hiện tượng gì? Có ảng hưởng gì đến đời sống con người không? Tại sao?
 b/Thí nghiệm kiểm tra:
7ph
-HS là hai quá trình ngược nhau
-Cá nhân là C6àC8
+C6:Sương đọng trên lá cây, nấu rượu. . . .
+C7:Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước ngưng tụ tạo thành sương
+C8:Rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần do rượu bay hơi lên ngưng tụ ở nút lại rơi xuống
HĐ4: Ghi nhớ và vận dụng
-Khi nào thì hơi nước ngưng tụ?
-Ngưng tụ là gì?
-Quá trình ngưng tụ và quá trính bay hơi là hai quá trình như thế náo với nhau?
GV: Ghi điểm cho HS nếu trả lời tốt
*Ghi nhớ: Ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
2.Vận dụng:
HĐ5: Hướng dẫn về nhà:
-GV Dặn dó HS:
+Học bài cũ
+Đọ “có thể em chưa biết” trang 84 SGK
+Làm bài tập: 26-27.3 đến 26-27.9 SBT
HD: 26-27.7> Dựa vào các yếu tố tác động đến tốc độ bay hơi
26-27.8>Diện tích mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi như thế nào? (HD: Nước trong đĩa và trong ống nghiệm, ở đâu bay hơi nước?)
-Chuẩn bị bài mới: “ Sự sôi”
+Xem cách bố trí và tiến hành thí nghiệm
+Cách vẽ đường biểu diển sự thay đổi nhiệt độ theo thới gian
IV.Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm
Hạn chế
Cch khắc phục

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet31.doc