Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí - Nguyễn Tín Nhiệm

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí - Nguyễn Tín Nhiệm

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Kể tên được những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng.

- Biết lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí.

2.Kĩ năng:

- Sử dụng các loại bình hoa sáng tạo thông qua các vật dụng đã qua sử dụng như vỏ chai, lọ, lon bia,

- Biết vận dụng linh hoạt các loại hoa, lá và cành trong cắm hoa trang trí.

3.Thái độ:

- Có ý thức trang trí nơi ở, chỗ học tập bằng hoa.

- Ý thức khi sử dụng hoa, cành ở nơi được phép cắt hoặc mua; tránh bẻ cành, hoa ở nơi công cộng, trang trí trong khuôn viên nhà trường,

II- CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên.

- Một số dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, đế chông, mút xốp, một số loại bình cắm.

- Một số tranh ảnh thể hiện những tác phẩm hoa cắm đẹp và một số tranh ảnh bố cục rườm rà, màu sắc không hài hòa để HS so sánh lựa chọn.

 2. Học sinh: Đọc trước bài 13. Sưu tầm tranh ảnh mẫu cắm hoa, vật liệu và dụng cụ cắm hoa.

 

doc 7 trang Người đăng vanady Lượt xem 6898Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí - Nguyễn Tín Nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
Tuần 15
Tiết 29
 Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Kể tên được những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng.
- Biết lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí.
2.Kĩ năng: 
- Sử dụng các loại bình hoa sáng tạo thông qua các vật dụng đã qua sử dụng như vỏ chai, lọ, lon bia,
- Biết vận dụng linh hoạt các loại hoa, lá và cành trong cắm hoa trang trí.
3.Thái độ: 
- Có ý thức trang trí nơi ở, chỗ học tập bằng hoa.
- Ý thức khi sử dụng hoa, cành ở nơi được phép cắt hoặc mua; tránh bẻ cành, hoa ở nơi công cộng, trang trí trong khuôn viên nhà trường,
II- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: 
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên.
- Một số dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, đế chông, mút xốp, một số loại bình cắm.
- Một số tranh ảnh thể hiện những tác phẩm hoa cắm đẹp và một số tranh ảnh bố cục rườm rà, màu sắc không hài hòa để HS so sánh lựa chọn.
 2. Học sinh: Đọc trước bài 13. Sưu tầm tranh ảnh mẫu cắm hoa, vật liệu và dụng cụ cắm hoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
1’
15’
17’
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
I-Dụng cụ và vật liệu cắm hoa:
 1.Dụng cụ cắm hoa:
 a) Bình cắm: là dụng cụ để cắm hoa và cung cấp nước dưỡng cho hoa.
 b) Các dụng cụ khác
- Dụng cụ để cắt: dao, kéo,
- Dụng cụ để giữ hoa trong bình: mút xốp, bàn chông 
 2.Vật liệu cắm hoa:
 a) Các loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,
 b) Các loại cành: cành liễu, cành mai 
 c) Các loại lá: lá vạn tuế, dương xỉ 
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo.
- Những loại hoa nào thường dùng trong trang trí? Được trang trí ở vị trí nào?
à Giới thiệu bài: Hoa có mặt trong ngày sinh nhật, trong mỗi cuộc vui họp mặt bạn bè. Rõ ràng hoa có mặt trong biết bao tình huống đời thường. Với sự sáng tạo, óc thẩm mỹ cùng với đôi bàn tay khéo léo, chúng ta sẽ thực hiện được những bình hoa đơn giản nhưng đẹp để trang trí cho ngôi nhà của mình.
* Hoạt động 1
- GV cho HS xem các loại bình cắm hoa và một số tranh ảnh cắm hoa và lưu ý đến phần bình hoa.
- Em hãy cho biết:
 + Hình dáng, kích cỡ của bình?
 + Chất liệu làm nên các dụng cụ đó?
 + Ngoài bình cắm, dụng cụ cắm hoa còn có những dụng cụ nào khác?
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận ghi bảng
* Hoạt động 2
- GV cho HS xem một số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật.
+ Em hãy kể tên một số loại hoa, cành, lá thường được cắm vào các bình hoa tại gia đình.
+ Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Có thể dùng bất kì loại hoa nào để cắm, nhưng nên chọn những bông hoa tươi và đẹp nhất làm cành chính. Các loại cành dùng để cắm vào bình cùng với hoa tạo nên đường nét chính của bình hoa.Tùy loại hoa và điều kiện, có thể chỉ cắm riêng hoa hoặc cắm thêm cành và lá khác.
- Lớp trưởng báo cáo
- Hoa tươi, hoa khô, hoa giả, Trang trí trên bàn, tủ, kệ,
- Lắng nghe và suy nghĩ
- HS quan sát mẫu vật và tranh ảnh, nêu nhận xét:
- Hình dáng, kích cỡ của bình rất đa dạng.
- Chất liệu:thủy tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa
- Dao, kéo, bàn chông, dây kẽm, băng dính, đá cuội trắng
- Nhận xét, bổ sung
- HS ghi bài
- HS quan sát tranh, trả lời:
- Các loại hoa:hoa hồng, hoa cúc
- Các loại cành: cành liễu, cành mai 
-Các loại lá: lá vạn tuế, dương xỉ 
- Các loại quả: nho, ớt 
- Nhận xét, bổ sung và ghi bài
- Lắng nghe và suy nghĩ
5’
4. Củng cố:
- Nội dung hoạt động 1
- Nội dung hoạt động 2
- Em kể các dụng cụ dùng để cắm hoa.
- Những loại cành, hoa, lá nào dùng để trang trí.
- Bình, kéo, bàn chông, dây kẽm, băng dính, đá cuội trắng
- Trả lời nội dung hoạt động 2
5. Dặn dò: (1 phút)
 - Về nhà xem lại bài và xem trước phần II. Nguyên tắc cắm hoa.
 - Đọc kỹ từng nguyên tắc cắm hoa.
Tuần 15
Tiết 30
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
 Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (tiếp theo)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được nguyên tắc cơ bản để trang trí được một lọ hoa đẹp.
- Hiểu được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản.
- Áp dụng kiến thức và hiểu biết thực tế về các nguyên tắc cơ bản cắm hoa để cắm được các bình hoa trang trí khác nhau đúng quy trình kĩ thuật.
2. Kĩ năng: Thực hiện được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở.
II-CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên.
- Một số dụng cụ cắm hoa: bình cắm, dao, kéo, đế chông, mút xốp, cành hoa.
- Vật liệu: hoa cúc (hoặc cành).
2. Học sinh: xem trước phần II. Nguyên tắc cắm hoa. Đọc kỹ từng nguyên tắc cắm hoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
8’
18’
7’
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
II- Nguyên tắc cắm hoa cơ bản:
 1.Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc.
- Ví dụ: Hoa súng cắm ở bình thấp, hoa huệ cắm ở bình cao
- Bình cắm màu nâu, đen, trắng, xám thích hợp với nhiều loại hoa.
 2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm
 + Xác định chiều dài cành chính:
- Cành chính thứ nhất = 1.5 đến 2(D+h), kí hiệu: 
- Cành chính thứ 2=2/3 
Kí hiệu :
- Cành chính thứ 3= 2/3
Kí hiệu .
 3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
- Ở bàn chọn bình thấp;
- Trên tủ, kệ thường bình cao, nhỏ.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
- Em hãy kể tên các dụng cụ và vật liệu thường dùng để cắm hoa
à Giới thiệu bài mới: Để cắm được một bình hoa đẹp phù hợp với vị trí trang trí ta cần nắm vững các nguyên tắc cắm hoa. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kỹ các nguyên tắc đó.
* Hoạt động 1
- GV cắm hoa to ở bình cao và hoa huệ vào bình thấp và ngược lại. Theo em thấy cách nào hợp lý hơn?
- Màu sắc của hoa và bình cắm như thế nào là đẹp?
- Bình cắm có màu gì sẽ thích hợp với nhiều loại hoa?
- Chốt ý, ghi bảng
* Hoạt động 2
+ Quan sát hình 2.21, em hãy nhận xét độ dài, ngắn của các cành hoa trong bình cắm.
+ Hoa và bình phải có một tỷ lệ cân đối về độ dài mới đảm bảo tính thẩm mỹ.Vậy cách xác định tỷ lệ cân đối đó như thế nào?
- GV thực hiện mẫu cách xác định các cành chính.
- Gọi 1 HS thực hiện lại
- GV chốt ý, ghi bảng
* Hoạt động 3
- Quan sát hình 2.22, em hãy nhận xét về cách đặt bình hoa ở các vị trí đó đã phù hợp chưa và giải thích.
- Gọi HS nhận xét, GV kết luận
- Lớp trưởng báo cáo
- HS trả lời
- Lắng nghe và suy nghĩ
- HS quan sát, nêu nhận xét: hoa huệ nên cắm ở bình cao, hoa sen nên cắm ở bình thấp. Hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc: bình và hoa có màu tương phản làm tăng vẻ đẹp của hoa.
- Hoa và bình cắm có màu sắc tương phản.
- Nâu, đen, trắng
- Lắng nghe và ghi bài
- Các cành hoa cắm vào bình phải có độ dài ngắn khác nhau như trong thiên nhiên mới tạo nên vẻ sống động, mềm mại cho bình hoa. Hoa càng nở càng sát miệng bình.
- HS trả lời:
- Cành chính thứ nhất = 1.5 đến 2(D+h), kí hiệu: 
- Cành chính thứ 2=2/3 
Kí hiệu :
- Cành chính thứ 3= 2/3
Kí hiệu .
-Các cành phụ có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh.
- Chú ý quan sát
- Lắng nghe và ghi bài
- Phù hợp vì
+ Ở bàn bình hoa phải thấp, nếu cao sẽ khuất mặt người ngồi đối diện.
+ Đặt trên giá sách: lọ cao, nhỏ
+ Hoa treo tường: duyên dáng, mềm mại
- Nhận xét, ghi bài
4’
4.Củng cố :
- Nội dung hoạt động 1, 2, 3
- Hãy trình bày nguyên tắc cơ bản trong cắm hoa.
- Em hãy xác định chiều dài của các cành chính.
- HS trả lời 3 nguyên tắc. 
- Trả lời nội dung hoạt động 2
5. Dặn dò: (2 phút) 
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước phần còn lại của bài. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bình cắm và hoa.( có thể chuẩn bị bình hoa giả)
Tuần 16
Tiết 31
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
 Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (tiếp theo)
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Trình bày được quy trình cắm hoa để trang trí được một lọ hoa đẹp.
- Áp dụng kiến thức và hiểu biết thực tế để cắm được các bình hoa trang trí khác nhau đúng quy trình kĩ thuật.
2.Kĩ năng: Thực hiện đúng theo các bước trong quy trình cắm hoa.
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở
II-CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: 
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên.
- Vật liệu và dụng cụ: hoa và thùng chứa nước, kéo. 
2. Học sinh: xem trước phần III. Quy trình cắm hoa
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
15’
18’
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
III- Quy trình cắm hoa:
 1. Chuẩn bị:
 - Dụng cụ cắm hoa: bình cắm, kéo, mút xốp
 - Hoa:
+ Cắt hoa ở vườn hoặc mua ở chợ
+ Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống cách dấu cũ khoảng 0.5cm.
+ Cho tất cả hoa vào xô nước, để nơi mát mẻ.
2.Quy trình thực hiện:
 - Lựa chọn hoa, lá, bình cắm phù hợp với dạng cắm.
 - Cắt cành và cắm các cành chính trước.
 - Cắt cành phụ cắm xen vào cành chính, điểm thêm lá.
 - Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
- Em hãy nêu nguyên tắc cơ bản cắm hoa. Xác định chiều các cành chính khi cắm hoa. 
à Giới thiệu bài mới: Khi cắm hoa để cắm nhanh chóng và đẹp cần tuân thủ theo quy trình cắm hoa. Để nắm được quy trình đó như thế nào ta vào tiếp phần III. Quy trình cắm hoa.
* Hoạt động 1
- Muốn cắm một bình hoa, ta cần chuẩn bị những dụng cụ gì?
- Ngoài các bình cắm hoa mua ở chợ, ở nhà ta còn sử dụng những dụng cụ gì thay thế bình cắm?
- Em hãy nêu cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu?
- Công việc chuẩn bị hoa, lá cành như thế nào trước khi cắm?
- GV thao tác mẫu cách chuẩn bị hoa, lá cành.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
- Khi cắm 1 bình hoa trang trí cần tuân theo quy trình, việc thực hiện sẽ nhanh chóng và hiệu quả.
à GV thao tác mẫu, cắm hoa theo đúng quy trình, sau mỗi thao tác đều dừng lại để khắc sâu lý thuyết.
- GV gọi 1 HS thao tác mẫu quy trình cắm hoa. Yêu cầu HS khác nhận xét, GV điều chỉnh cho đúng.
- Để hoa tươi lâu cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS chốt ý, Gv ghi bảng
- Lớp trưởng báo cáo
- HS trả lời
- Lắng nghe và suy nghĩ
- Bình cắm hoa, kéo, mút xốp
- Ly, vỏ chai, giỏ hoa, ống tre,
- Để hoa nơi mát mẻ, tránh quạt, thay nước thường xuyên
- Cần chuẩn bị:
+ Cắt hoa ở vườn (mua) hoa vào lúc sáng sớm.
+ Tỉa bớt lá vàng, lá sâu.
+ Cắt vát cuống hoa 
+ Cho tất cả hoa vào xô nước để nơi mát.
Chú ý quan sát.
- HS đọc thông tin SGK.
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời:
- Lựa chọn hoa, lá, bình cắm phù hợp với dạng cắm.
 - Cắt cành và cắm các cành chính trước
 - Cắt cành phụ cắmxen vào cành chính,điểm thêm lá.
 - Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí.
- Chú ý quan sát và nhận xét.
- Tránh đặt bình hoa nơi có nắng chiếu, có gió lạnh, không đặt dưới quạt máy, hàng ngày thay nước.
- Chú ý và ghi bài.
4’
4.Củng cố :
- Nội dung hoạt động 2
- Em hãy nêu quy trình cắm hoa.
- Trả lời nội dung hoạt động 2
5. Dặn dò: (2 phút) 
- Về nhà học bài xem trước bài 14. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bình cắm và hoa, lá cành tươi.( có thể chuẩn bị bình hoa giả)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 CN6.doc