Giáo án Chuyên đề Toán 6 - Chuyên đề 1: Khái niệm tập hợp, phần tử của tập hợp. Tập hợp N các số tự nhiên - Nguyễn Bá Linh

Giáo án Chuyên đề Toán 6 - Chuyên đề 1: Khái niệm tập hợp, phần tử của tập hợp. Tập hợp N các số tự nhiên - Nguyễn Bá Linh

A. Mục tiêu:

- Rèn HS kỉ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu .

- Sự khác nhau giữa tập hợp

- Biết tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số cóquy luật

B. Chuẩn bị tài liệu:

- Tài liệu của thầy: TOÁN 6 – cơ bản và nâng cao THCS; Tác giả: TS. VŨ THẾ HỰU

- Tài liệu của trò: TOÁN 6 – cơ bản và nâng cao THCS; Tác giả: TS. VŨ THẾ HỰU

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 5448Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề Toán 6 - Chuyên đề 1: Khái niệm tập hợp, phần tử của tập hợp. Tập hợp N các số tự nhiên - Nguyễn Bá Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1: KHÁI NIỆM TẬP HỢP , PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
TẬP HỢP N CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Thời lượng: 03 tiết (01 buổi)
Thời gian thực hiện chuyên đề: Từ ngày:04/10 đến ngày: 09/10/2010
A. Mục tiêu:
- Rèn HS kỉ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu .
- Sự khác nhau giữa tập hợp 
- Biết tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số cóquy luật
B. Chuẩn bị tài liệu:
- Tài liệu của thầy: TOÁN 6 – cơ bản và nâng cao THCS; Tác giả: TS. VŨ THẾ HỰU
- Tài liệu của trò: TOÁN 6 – cơ bản và nâng cao THCS; Tác giả: TS. VŨ THẾ HỰU
C. Nội dung chuyên đề:
Ngày dạy:04/10/2010
Buổi 01 : KHÁI NIỆM TẬP HỢP , PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
TẬP HỢP N CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. Tổ chức: Sĩ số ......./ ........
II. Kiểm tra: Kết hợp củng cố kiến thức cơ bản. 
III. Nội dung bài mới:
1.Kiến thức cơ bản:
* Khái niệm tập hợp được hiểu qua các ví dụ:
- Tập hợp các đồ dùng trong cặp của mỗi HS.
- Tập hợp các chữ cái trong từ “VIỆT NAM”.
- Tập hợp HS của lớp 6A, 6B.
Dùng các chữ cái in hoa A,B,C.... để đặt tên các tập hợp.
* Phần tử của tập hợp:
 VD: A = bút, thước kẻ, eke, compa
Mỗi đồ dùng kể trên là một phần tử của tập hợp A.
- Viết a A nghĩa là a là một phần tử của tập hợp A, hay a thuộc A.
- Viết b B nghĩa là b không phải là một phần tử của tập hợp B, hay b không thuộc B.
* Cách cho tập hợp: - Liệt kê các phân tử thuộc tập hợp.
 - Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử thuộc tập hợp.
* Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là: N N = 
* Tập hợp các số tự nhiên khác 0, kí hiệu là: N* N* = 
* Số phần tử của một tập hợp: Một tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, có thể không có phần tử nào. Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng,kí hiệu là:
 Số phần tử của tập hợp = (Phần tử lớn nhất – phần tử nhỏ nhất): khoảng cách +1
* Tập hợp con: Tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B nếu mỗi phần tử của A cũng là một phần tử của B Khi đó ta viết AB hoặc BA . Trường hợp này ta nói B chứa A hoặc A bị chứa trong B.
VD: A = , B = A B.
* Nếu AB và BA thì A = B. 
2. Bài tập vận dụng:
Chữa bài 2;3;4;5;6;7;10;11;12(SBT3,4,5)
* Dạng 1: Rèn kĩ năng viết tập hợp, viết tập hợp con, sử dụng kí hiệu
Bài 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ “Thành phố Hồ Chí Minh”
Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.
Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông
Hướng dẫn
a) A = {a, c, h, I, m, n, ô, p, t}
b)	
Lưu ý HS: Bài toán trên không phân biệt chữ in hoa và chữ in thường trong cụm từ đã cho.
Bài 2: Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O}
a)Tìm chụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X.
b)Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X.
Hướng dẫn
a)Chẳng hạn cụm từ “CA CAO” hoặc “Có Cá”
b)X = {x: x-chữ cái trong cụm chữ “CA CAO”}
Bài 3: Cho các tập hợp
A = {1; 2; 3; 4; 5; 6} ; B = {1; 3; 5; 7; 9}
a)Viết tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B.
b) Viết tập hợp D các phần tử thuộc B và không thuộc A.
c) Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.
d) Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.
Hướng dẫn
a) C = {2; 4; 6} b) D = {5; 9} 
c) E = {1; 3; 5} d) F = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} 
Bài 4: Cho tập hợp A = {1; 2; a; b} 
a) Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử.
b) Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.
c) Tập hợp B = {a, b, c} có phải là tập hợp con của A không?
Hướng dẫn
a) {1} { 2} { a } { b} 
b) {1; 2} {1; a} {1; b} {2; a} {2; b} { a; b} 
c)Tập hợp B không phải là tập hợp con của tập hợp A bởi vì c nhưng c 
Bài 5: Cho tập hợp B = {x, y, z} . Hỏi tập hợp B có tất cả bao nhiêu tập hợp con?
Hướng dẫn
- Tập hợp con của B không có phần từ nào là .
- Tập hợp con của B có 1phần từ là {x} { y} { z } 
- Các tập hợp con của B có hai phần tử là {x, y} { x, z} { y, z } 
- Tập hợp con của B có 3 phần tử chính là B = {x, y, z} 
Vậy tập hợp A có tất cả 8 tập hợp con.
Ghi chú. Một tập hợp A bất kỳ luôn có hai tập hợp con đặc biệt. Đó là tập hợp rỗng và chính tập hợp A. Ta quy ước là tập hợp con của mỗi tập hợp.
* Dạng 2: Các bài tập về xác định số phần tử của một tập hợp.
 Cách giải: 
 Số phần tử của tập hợp = (P. tử lớn nhất – p.tử nhỏ nhất): khoảng cách +1
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b – a) : 2 + 1 phần tử.
- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n – m) : 2 + 1 phần tử.
- Tập hợp các số từ số c đến số d là dãy số các đều, khoảng cách giữa hai số liên tiếp của dãy là 3 có (d – c ): 3 + 1 phần tử.
Bài 1: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 3 chữ số. 
Hỏi tập hợp A có bao nhiêu phần tử?
Hướng dẫn
Ta có A = A có (999 – 100): 1+ 1 = 900 phần tử
Bài 2: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
a) Tập hợp A các số tự nhiên lẻ có 3 chữ số.
b) Tập hợp B các số 2, 5, 8, 11, , 296.
c) Tập hợp C các số 7, 11, 15, 19, , 283.
Hướng dẫn
a) Tập hợp A có (999 – 101): 2 +1 = 450 phần tử.
b) Tập hợp B có (296 – 2 ): 3 + 1 = 99 phần tử.
c) Tập hợp C có (283 – 7 ):4 + 1 = 70 phần tử.
Bài 3: Cha mua cho em một quyển số tay dày 256 trang. Để tiện theo dõi em đánh số trang từ 1 đến 256. Hỏi em đã phải viết bao nhiêu chữ số để đánh hết cuốn sổ tay?
Hướng dẫn
 - Từ trang 1 đến trang 9, viết 9 số.
 - Từ trang 10 đến trang 99 có 90 trang, viết 90 . 2 = 180 chữ số.
 - Từ trang 100 đến trang 256 có (256 – 100) + 1 = 157 trang, cần viết 157.3 = 471 số. 
 Vậy em cần viết 9 + 180 + 471 = 660 số.
IV. Củng cố:
 - Hệ thống lại kiến thức cơ bản.
V. HDHS học tập ở nhà:
 - Ôn tập kiến thức theo SGK, Tài liệu, vở ghi.
 - Làm bài tập:
Bài 1: Cho X là tập hợp các chgữ cái trong cụm từ “Thủ đô Hà Nội”
 a) Viết tập hợp X bằng cách liệt kê các phân tử của nó.
 b) Điền các kí hiệu thích hợp vào các ô vuông dưới đây.
Bài 2: Cho các tập hợp sau đây.
 A = ; B = ; C = 
 a) Viết các tập hợp A và B bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử.
 b) Viết tập hợp D các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.
 c) Viết tập E các phần tử thuộc B nhưng không thuộc C.
Bài 3: Cho A = x; x là số tự nhiên lẻ, x < 6
Viết tất cả các tập hợp con của A bằng cách liệt kê các phần tử của từng trường hợp.
Bài 4: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
a) Tập hợp A các số tự nhiên lẻ có 4 chữ số.
 b) Tập hợp B các số 5, 8, 11, , 307,340.
c)Tập hợp C các số 15, 19, ,311.
d) Tập hợp D các số tự nhiên chẵn có 4 chữ số.
Nhân Đạo, ngày 04/10/2010
Duyệt tuần 1

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyên đề 1.doc