Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 35: Kiểm tra học kì II

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 35: Kiểm tra học kì II

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam (từ thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc đến thế kỷ X). Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.

- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết

 

doc 3 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tiết 35: Kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 35(25.4.2011)
KIỂM TRA HK II
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
	- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam (từ thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc đến thế kỷ X). Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết
	- Về kiến thức :
Trình bày được những nét chính về nhà nước Âu Lạc. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc với nhà nước Văn Lang.
Kể được tên các vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc ta thời kỳ Bắc Thuộc từ thế kỷ I đến thế kỷ X.
Chỉ ra được những công lao to lớn của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai.
	- Về kĩ năng :
	Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh sự kiện.
	- Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
	- Hình thức : Tự luận 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
 Cấpđộ thấp
CĐ cao
1.Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
Nêu được thời gian ra đời, tên người đứng đầu nhà nước, địa điểm đóng đô của nước Âu Lạc.
So sánh tổ chức nhà nước Âu Lạc với nhà nước Văn Lang.
Số câu 
Số điểm 
Tỷ lệ 
1/3
33,33%x 3=1đ
2/3
66,66%x3=2đ
1 
3 đ
30%
2. Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
Kể tên các vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc ta thời kỳ Bắc Thuộc từ thế kỷ I đến thế kỷ X.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
 100%x 4=4đ
1 
4đ
40%
3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
HS hiểu và chỉ ra được những công lao to lớn của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
100 % x3=3đ
1 
3đ 
30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1/3+1
5 đ
50%
1
3 đ
30%
2/3
2 đ
20%
3
10 đ
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (3 điểm)
Nhà nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào? Đứng đầu là ai? Đóng đô ở đâu?. Tổ chức nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống và khác so với nhà nước Văn Lang. 
Câu 2: (4 điểm) 
Em hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ X.
Câu 3: (3 điểm) 
Ngô Quyền đã có công lao to lớn như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai năm 938?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
câu 1
( 3 điểm)
HS nêu được
- Nước Âu Lạc ra đời vào năm 207 TCN
- Đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương 
- Kinh đô đóng ở Phong Khê ( Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)
* HS so sánh
Giống nhau: Nhà nước Âu Lạc về tổ chức nhà nước không có gì thay đổi so với nhà nước Văn Lang.
Khác nhau: 
- Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương, nhà nước Văn Lang là Hùng Vương.
- Quyền lực của An Dương Vương cao hơn các vua Hùng.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
( 4 điểm)
HS kể được tên các vị anh hùng tiêu biểu sau:
- Hai Bà Trưng
- Bà Triệu
- Lý Bí, Triệu Quang Phục
- Mai Thúc Loan
- Phùng Hưng
- Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo
- Dương Đình Nghệ
- Ngô Quyền
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3 
( 3 điểm)
Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai năm 938 là:
- Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
1 đ
1 đ
1 đ
* Một số lưu ý khi chấm: Trên đây là những nội dung cơ bản của đáp án. Yêu cầu bài thi nội dung phải đầy đủ, chính xác, phần tự luận diễn đạt phải rõ ràng, sạch sẽ, bài làm vượt đáp án có thể thưởng điểm nội dung đó, song tổng điểm toàn bài không quá 10 điểm, bài có nhiều sai sót có thể trừ điểm thoả đáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra HK 2 Lich su 6 theo ma tran moi.doc