Tổng kết phần Văn học

Tổng kết phần Văn học

1 VĂN HỌC DÂN GIAN

 Con Rồng, Cháu Tiên Dân gian Truyền thuyết Tự sự Tinh thần nhân ái Lạc Long Quân

Âu Cơ - Mạnh mẽ, xinh đẹp.

- Cha mẹ đầu tiên của người Việt Nam. - Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo kể về nguồn gốc và hình dáng cùa Lạc Long Quân và

Âu Cơ, về việc sinh nờ của Âu Cơ.

- Xây dựng hình tượng nhân vât mang dáng dấp thần linh. - Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng kết phần Văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Hệ thống hóa kiến thức
S
T
T
Cụm bài
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Chủ đề
Nhân vật chính
Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính 
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
VĂN HỌC DÂN GIAN
Con Rồng, Cháu Tiên
Dân gian
Truyền thuyết
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Lạc Long Quân
Âu Cơ
- Mạnh mẽ, xinh đẹp.
- Cha mẹ đầu tiên của người Việt Nam.
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo kể về nguồn gốc và hình dáng cùa Lạc Long Quân và 
Âu Cơ, về việc sinh nờ của Âu Cơ.
- Xây dựng hình tượng nhân vât mang dáng dấp thần linh.
- Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
2
Bánh chưng, bánh giầy
Dân gian
Truyền thuyết
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Lang Liêu
- Trung hiếu, nhân hậu, khéo léo.
- Người làm ra hai thứ bánh quí.
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo.
-Lối kể chuyện dân gian :Trình tự thời gian.
“Bánh chưng, bánh giầy” là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.
3
Thánh Gióng
Dân gian
Truyền thuyết
Tự sự
Tinh thần yêu nước
Thánh 
Gióng
- Người anh hùng đánh giặc Ân cứu nước.
Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
Cách thức xâu chuỗi những sự kiện trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. 
4
Sơn tinh, Thủy tinh
Dân gian
Truyền thuyết
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
- Tài giỏi, đắp đê, ngăn nước cứu dân.
- Anh hùng nhưng ghen tuông hại dân.
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (tài dời non dựng lũy của Sơn Tinh; tài hô mưa gọi gió của Thủy Tinh.
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn Mị Nương
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn sinh động
- Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bảo, lũ lụt xảy ra ở Đồng Bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ muốn chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ .
5
Sự tích Hồ Gươm
Dân gian
Truyền thuyết
Tự sự
Tinh thần yêu nước
Lê Lợi 
- Anh hùng dân tộc đánh thắng giặc Minh cứu dân, cứu nước.
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện và tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.
Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng.
Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.
6
Thạch Sanh
Dân gian
Cổ tích
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Thạch Sanh
Lý Thông 
- Nghèo khổ, thật thà, trung thực, dũng cảm.
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng Thạch Sanh bổng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ chồng.
- Sử dụng những chi tiết thần kỳ : tiếng đàn; niêu cơm thần;
- Kết thúc có hậu.
Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những người chính nghĩa, lương thiện.
7
Em bé thông minh
Dân gian
Cổ tích
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Em bé thông minh 
- Nghèo khổ, rất thông minh, dũng cảm, khôn khéo
.
– Dùng câu đố thử tài – tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước .
Truyện Em bé thông minh đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống.
Tạo ra tiếng cười hài hước.
8
Cây bút thần
Dân gian
Cổ tích
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Mã Lương
- Nghèo khổ, thông minh, vẽ rất giỏi, dũng cảm.
- Sáng tạo ra các chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài năng.
- Sáng tạo ra các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa.
- Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của con người chính nghĩa, có tài năng.
- Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kể ác.
- Ước mơ của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
9
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Puskin
Ngụ ngôn
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Ông lão, cá vàng, mụ vợ
- Ông lão : hiền lành, tốt bụng, nhu nhược.
- Mụ vợ tham lam vô lối, ác mà ngu.
- Cá vàng đề ơn, đáp nghĩa tận tình.
Các yếu tố tưởng tượng hoang đường qua hình tượng cá vàng tạo nên sự hấp dẫn cho truyện.
Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến, tượng trưng.
Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa.
Kết thúc thúc không giống truyện cổ tích thông thường; theo lối kết thúc vòng.
Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc .
10
Ếch ngồi đáy giếng
Dân gian
Ngụ ngôn
Tự sự
Con ếch 
- Bảo thủ, chủ quan, ngu xuẩn, lố bịch.
- Nghệ thuật nhân hoá. Nói chuyện con ếch nhưng thực ra là nói về con ngửời.
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đòi sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo .
11
Thầy bói xem voi
Dân gian
Ngụ ngôn
Tự sự
5 ông thầy bói
- Chủ quan, bảo thủ,lố bịch.
-Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại
Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta khi tìm hiểu về sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện .
12
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Dân gian
Ngụ ngôn
Tự sự
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Ghen tức vô lối,không hiểu chân lí đơn giản, hối hận sửa lỗi kịp thời.
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nêu bài học mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần phải đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
13
Treo biển
Dân gian
Truyện cười
Tự sự
Người chủ cửa hàng 
- Không có lập trường riêng.
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lý (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng 
- yếu tố gây cười .
- Kết thúc truyện bất ngờ : Chủ cửa hàng cất luôn tấm biển .
- Truyện Treo biển tạo tiếng cười hài hước, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
14
Lợn cưới, áo mới
Dân gian
Truyện cười
Tự sự
Hai anh chàng khoe của
Cùng thích khoe khoang, lố bịch.
- Tạo tình huống truyện gây cười .
- Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch .
- Sử dụng biện pháp phóng đại .
Truyện Lợn cưới, áo mới chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội .
15
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Con hổ có nghĩa
Vũ Trinh
Truyện
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Hai con hổ 
- Mang ơn, trả ơn, đáp nghĩa.
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn .
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng và chủ đề của văn bản.
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao giá trị đạo làm người : ân con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
16
Mẹ hiền dạy con
Truyện
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Bà mẹ và người con 
- Hiền minh, nhân hậu, nghiêm khắc, công bằng trong cách dạy con.
 Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử.
Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
17
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng 
Hồ Nguyên Trừng
Truyện
Tự sự
Tinh thần nhân ái
Thầy thuốc, quan trung sứ và Trần Anh Vương 
- Như từ mẫu, giỏi nghề, thương người bệnh như người thân, cương trực, không sợ quyền uy.
- Tạo tình huống truyện gay gắt.
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh ; đối chiếu.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo làm sáng tỏ chủ đề.
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi nghề mà con có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học ý đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
18
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
Bài học đường đời đầu tiên (trích “DMPLK”)
Tô Hoài
Truyện
Tự sự + miêu tả
Tinh thần nhân ái
Dế Mèn, Đế Choắt, Chị Cốc
- Hung hăng hống hách, láo, ân hận, ăn năn thì đã muộn.
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc
- Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
19
Sông nước Cà Mau
Đoàn Giỏi
Truyện
Miêu tả
Không có (chỉ cảnh) 
- Ghen tức, đố kị, mặc cảm, ân hận, sửa lỗi kịp thời.
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn những từ ngữ chính xác; kết hợp các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
- Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc đáo và hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu,tấm lòng gắn bó của tác giả đối với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
20
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tự sự + miêu tả
Tinh thần nhân ái
Kiều Phương và người anh 
- Yêu nước, yêu tiếng Pháp, căm giận quân Đức xâm lược.
- Kể theo ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.
21
Vượt thác
Võ Quảng
Truyện
Miêu tả
Dượng Hương Thư 
- Hung hăng hống hách, láo, ân hận, ăn năn thì đã muộn.
- Phối hợp tả cảnh, tả người rất tự nhiên, sinh động .
- Sử dụng nhân hóa, so sánh phong phú, có hiệu quả.
- Các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
- Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
22
Buổi học cuối cùng
An-phông- sơ. Đô -đê
Truyện ngắn
Tinh thần yêu nước
Phrăng, thầy Ha-men
- Ghen tức, đố kị, mặc cảm, ân hận, sửa lỗi kịp thời.
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình.
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
23
Đêm nay Bác không ngủ 
Minh Huệ
Thơ 
Biểu cảm, tư sự
Tinh thần nhân ái
Bác Hồ – Anh đội viên 
Bác Hồ yêu thương, chăm lo cho bộ đội và dân công
Anh đội viên yêu quý, kính trọng Bác
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thươngbao la của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác.
24
Lượm
Tố Hữu
Thơ
Biểu cảm
Tinh thần yêu nước
Lượm
Ca ngợi một em bé hồn nhiên say mê tham gia kháng chiến chống Pháp. 
- Sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiên sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh.
- Kết cấu cuối cùng tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng chúng ta.
- Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
25
Mưa
Trần Đăng Khoa
Thơ
Biểu cảm
 - Thể thơ tự do, với những câu thơ ngắn; cách ngắt nhịp nhanh, gấp, mạnh.
 - Nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ, so sánh tạo hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
 - Quan sát, miêu tả hồn nhiên, tinh tế, độc đáo.
- Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chắc của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quí của mình. 
26
Cô Tô
Nguyễn Tuân 
Kí
Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trê biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy dược tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
27
Cây tre
Thép Mới
Kí
Tinh thần yêu nước
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thểvừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
- Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre đối với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
28
Lao xao
Duy Khán
Hồi kí
Tinh thần nhân ái
- Nghệ thuật miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Viêc sử dụng các phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn về đối tượng miêu tả.
- Bài văn đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim làng quê nước ta ; đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê, đất nước.
29
Lòng yêu nước
I-li-a. Ê –ren bua
Tùy bút
Nghị luận
Tinh thần yêu nước
- Kết hợp chính luận với trữ tình.
- Kết hợp sự miêu tả tinh tế, chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.
- Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguổn của lòng yêu nước lô-gic và chặt chẽ.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của chiến tranh vệ quốc. đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a. Ê- ren bua truyền tới.
30
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
Thúy Lan
Văn bản nhật dụng 
Tinh thần yêu nước
- Kết hợp thuyết minh, miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Nêu số liệu cụ thể.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
- Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân dau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
31
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Xi –át- tơn
Nghị luận
Tinh thần yêu nước
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của ức thư.
- Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất quê hương – nguồn sống của con người.
- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đổng hành với cuộc sống của người da đỏ.
- Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài:Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
32
Động Phong Nha
Trần Hoàng
Tinh thần yêu nước
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả, gợi hình, biểu cảm.
- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học.
- Miêu tả sinh độn từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha.
- Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.

Tài liệu đính kèm:

  • doctong ket phan van.doc