Tìm hieru quan điểm giáo dục "học đi đôi với hành" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tìm hieru quan điểm giáo dục "học đi đôi với hành" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nền giáo dục của đất nước và việc học hành của người dân. Tiếp nối truyền thống của dân tộc, Người luôn coi việc “dạy người là kế sách trọn đời”, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và Người coi nhiệm vụ diệt “giặc dốt” cũng quan trọng như nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Người nhấn mạnh: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Vì thế, nền giáo dục mới phải đào tạo nên những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Người cũng chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người đức - tài là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Chính Người là người đầu tiên tuyên truyền mô hình giáo dục mới cũng như tổ chức hệ thống nhà trường, lớp học và chuẩn bị nội dung giáo dục toàn diện với mục tiêu “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục theo quan điểm “Học đi đôi với hành”.

Quan điểm “Học đi đôi với hành” có quan hệ chặt chẽ với quan điểm “Lý luận liên hệ với thực tế”. Bản thân nội dung “Lý luận liên hệ với thực tế” đã phản ánh nội dung “Học đi đôi với hành” Hướng theo cái đích “học” để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, “học” để làm người, làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn những người làm công tác huấn luyện phải nhớ kỹ và làm đúng “Học đi đôi với hành”, Người chỉ rõ học tập có gắn liền với thực hành mới thực hiện được mục đích cao quý là phục vụ nhân dân. Bằng cách nói giản dị, dễ hiểu, Người chỉ ra: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hieru quan điểm giáo dục "học đi đôi với hành" của Chủ tịch Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu quan điểm giáo dục 
“học đi đôi với hành” 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(GD&TĐ)- Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo dục lớn của dân tộc. Người đã để lại cho chúng ta nhiều quan điểm giáo dục có giá trị, trong đó quan điểm “Học đi đôi với hành” là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là quy luật của sự phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong tương lai. Vì thế, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị hiện thực của quan điểm đó có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng trong định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nền giáo dục của đất nước và việc học hành của người dân. Tiếp nối truyền thống của dân tộc, Người luôn coi việc “dạy người là kế sách trọn đời”, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và Người coi nhiệm vụ diệt “giặc dốt” cũng quan trọng như nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Người nhấn mạnh: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Vì thế, nền giáo dục mới phải đào tạo nên những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Người cũng chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người đức - tài là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Chính Người là người đầu tiên tuyên truyền mô hình giáo dục mới cũng như tổ chức hệ thống nhà trường, lớp học và chuẩn bị nội dung giáo dục toàn diện với mục tiêu “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục theo quan  điểm “Học đi đôi với hành”. 
Quan điểm “Học đi đôi với hành” có quan hệ chặt chẽ với quan điểm “Lý luận liên hệ với thực tế”. Bản thân nội dung “Lý luận liên hệ với thực tế” đã phản ánh nội dung “Học đi đôi với hành” Hướng theo cái đích “học” để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, “học” để làm người, làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn những người làm công tác huấn luyện phải nhớ kỹ và làm đúng “Học đi đôi với hành”, Người chỉ rõ học tập có gắn liền với thực hành mới thực hiện được mục đích cao quý là phục vụ nhân dân. Bằng cách nói giản dị, dễ hiểu, Người chỉ ra: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc  bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ  học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành” 
Ảnh mang tính minh họa (Nguồn Internet)
Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “học” là một hoạt động nhận thức tích cực. Việc học của mỗi người bao giờ cũng gắn với một động cơ nhất định. Chính động cơ học tập quyết định phương hướng, thái độ, nội dung, phương pháp học tập. Để giúp cho thế hệ trẻ xác định đúng động cơ học tập, Người đã vạch ra ý nghĩa cách mạng của việc học tập đối với mỗi người và coi học tập là nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ đạo đức. Theo Người, học là để “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm nhiệm vụ người chủ nước nhà” .Trên cơ sở xây dựng động cơ, mục đích học tập đúng, Người yêu cầu phải học toàn diện, “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học trong nhân dân”, “học trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ”.
Còn “hành”. Với Người, là sự vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Trong quá trình học tập “hành” có tính chất toàn diện với mức độ khác nhau. Đó là sự vận dụng những hiểu biết để giải quyết bài tập , thực hành trong phòng thí nghiệm, ở vườn trường Đó còn là sự vận dụng tri thức đã học để tổ chức cuộc sống của mình, của môi trường xung quanh mình, làm cho nó trở nên phong phú, đẹp đẽ. đối với Người “hành” cao nhất là hành động cách mạng, có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, thông qua đó mà cải tạo bản thân mình, “Hành” không chỉ những việc to lớn mà cả những việc bình thường, ai cũng có thể làm được. “Hành” có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình thành cho con người tư tưởng cao cả, tình cảm và hành vi đẹp đẽ, để góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, cộng đồng dân tộc. Như vậy, theo Người “hành” không chỉ hiểu như vận dụng tri thức đã học, mà còn tạo ra nguồn tri thức, là biện pháp rèn luyện con người toàn diện, và khi kết luận đã được rút ra thành chân lý thì quyết tâm thực hiện những điều đã học. Qua đó, có thể nhận thấy nội dung khái niệm “học” và “hành” như Người vạch ra hoà quyện vào nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong nội dung “học”. Có nội dung “hành”; và ngược lại, trong nội dung “hành”, có nội dung “học”.
Học phải đi đôi với hành. Không tách rời việc học chữ với lao động chân tay, không tách rời trí thức với quần chúng lao động. Có kiến thức là quý, nhưng chỉ thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho dân, cho nước. Để gắn học với hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ làm việc ở ngành chuyên môn nào phải học theo công việc chuyên môn ở ngành ấy. Đồng thời. Người chỉ rõ công tác huấn luyện giáo dục cho cán bộ ngành nào cũng phải coi trọng huấn luyện chính trị, để thiết thực phục vụ đường lối, chủ trương của Đảng. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ chúng ta muốn  nâng cao năng lực thực hành theo nghề nghiệp cho người học thì công tác huấn luyện ở nhà trường phải có kế hoạch từng bước, từng môn học, từng học kỳ, từng năm học, giải quyết đồng bộ các khâu, các bước.như Đại hội XI xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục... Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học” . Nội dung chương trình phải gắn với chuyên ngành đào tạo, coi trọng cả lý thuyết và thực hành, kiến thức và kinh nghiệm, nguyên lý và vận dụng. Phương pháp dạy và học phải coi trọng hướng dẫn hành động đi sâu vào quy trình hoạt động, tăng cường hệ thống bài tập thực hành, thực tập trong từng môn học và phối hợp giữa các môn  học. Cần tạo điều kiện về tổ chức kế hoạch và đảm bảo vật chất, phương tiện kỹ thuật để tất cả người học đều được luyện tập, tập nhiều, tập thực sự  và tự lực tập. Cải tiến mạnh mẽ khâu đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả sao cho có thể nắm được thực chất hiệu quả dạy và học một cách khách quan, toàn diện, trung thực, không chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức mà còn cần phải kiểm tra cả năng lực vận dụng vào thực hành, kiểm tra trí thông minh chứ không kiểm tra khả năng thuộc lòng câu chữ. Tất cả những điểu đó đều nhằm dần dần đi đến thành thạo công việc, đáp ứng với mục tiêu đào tạo nghề của các nhà trường đại học, cao đẳng hiện nay.
Kế thừa và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, Nghị quyết Đại hội XI Đảng tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” . Vì vậy, để phát triển giáo dục và đào tạo lên một tầm cao mới, cần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục một cách toàn diện để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và ưu việt. Hiện nay chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để Cuộc vận động này đi vào cuộc sống, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về “Học đi đôi với hành”. Chúng ta đã quán triệt, học tập đầy đủ tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác. Điều quan trọng là xây dựng, phát động phong trào chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác, đặc biệt cần sự gương mẫu từ đảng viên, cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để mọi người noi theo. Chúng ta tin tưởng rằng, quan điểm “Học đi đôi với hành” của Người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho nền giáo dục nước nhà, cho quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” cho đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Văn Tuyến - Nguyễn Văn Thanh
                                (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTim hieu quan diem giao duc hoc di doi voi hanhcua Chu tich Ho Chi Minh.doc