Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính

Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính

I. Lý do chọn đề tài

1. Ca dao là thể loại chữ tình dân gian đặc sắc, nó mang vẻ đẹp tâm hồn của người lao động Việt Nam qua nhiều thế hệ. Vốn ra đời, phát triển, tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân, nó đã đang và sẽ còn ngân vang mãi trong tâm hồn người Việt Nam. " Và mai sau, đến khi chủ nghĩa cộng sản thành công thì ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết " ( Lê Duẩn).

2. Bằng thứ ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, chính xác vì đã được gột rửa, trau chuốt chắt lọc qua hàng bao thế hệ , ngôn ngữ ca dao đã trở thành mạch nguồn trong trẻo cho các nhà thơ lớn của dân tộc tiếp thu sáng tác nên những tác phẩm văn học có giá trị cao.

3. Trẻ em Việt Nam được tiếp xúc với ca dao từ rất sớm. Ngay sau khi cất tiếng chào đời là những lời hát ru, rồi lớn lên, theo từng cấp học : Tiểu học, THCS, THPT các em được học, tìm hiểu những bài ca dao . Đặc biệt trong chương trình ngữ văn 7

 

doc 2 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2543Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Ca dao là thể loại chữ tình dân gian đặc sắc, nó mang vẻ đẹp tâm hồn của người lao động Việt Nam qua nhiều thế hệ. Vốn ra đời, phát triển, tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân, nó đã đang và sẽ còn ngân vang mãi trong tâm hồn người Việt Nam. " Và mai sau, đến khi chủ nghĩa cộng sản thành công thì ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết " ( Lê Duẩn).
2. Bằng thứ ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, chính xác vì đã được gột rửa, trau chuốt chắt lọc qua hàng bao thế hệ , ngôn ngữ ca dao đã trở thành mạch nguồn trong trẻo cho các nhà thơ lớn của dân tộc tiếp thu sáng tác nên những tác phẩm văn học có giá trị cao.
3. Trẻ em Việt Nam được tiếp xúc với ca dao từ rất sớm. Ngay sau khi cất tiếng chào đời là những lời hát ru, rồi lớn lên, theo từng cấp học : Tiểu học, THCS, THPT các em được học, tìm hiểu những bài ca dao . Đặc biệt trong chương trình ngữ văn 7 
4. Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, qua thực tế dạy học bản thân tôi nhận thấy: Việc dạy và học ca da chưa thật hiệu quả, cụ thể là:
Về phía học sinh : Nhìn chung các em chưa thực sự thích thú việc học ca dao. ấn tượng duy nhất với các em là: Chủ yếu Ca dao dễ học, dễ thuộc mà thôi còn việc học cái hay, cái đẹp của một tác phẩm " Fôn - clore", cảm nhận bản sắc dân tộc Việt Nam trong ca dao còn hạn chế.
Về phía giáo viên: Do không nắm chắc đặc trưng thể loại của ca dao, cộng với phương pháp dạy học còn ít nhiều, thiếu sự sáng tạo, linh động cho phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh địa phương, nên giảng dạy ca dao còn mang tính chung chung, thiên về giảng dạy ý nghĩa . Hoặc sa vào sự việc. cảnh vật mà quên mất tình cảm hoặc coi nhẹ tình cảm của tác giả trong đó, chưa khơi gợi được trong tâm hồn các em tình cảm gắn bó với ca dao một thể loại văn học rất có giá trị trong kho tàng văn học dân tộc.
Trước thực tế đó chúng tôi thiết nghĩ cần có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy ca dao, để làm thế nào học sinh phải cảm thấy hứng thú việc học ca dao, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn dân tộc, từ đó góp phần giữa gìn những di sản văn hoá dân tộc trong tương lai. Đặc biệt ở một tinmhr miền núi còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt mặt như Điện Biên, nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy ca dao càng quan trọng hơn. 
II. Lịch sử vấn đề
Mỗi người giáo viên Trung học cơ sở muốn dạy tốt ca dao cần nắm chắc đặc trưng thi pháp ca dao, đồng thời phải có phương pháp dạy học thích hợp với điều kiện cụ thể, có thế mới giúp học sinh khám phá giá trị của bài ca dao.
1. Nghiên cứu về ca dao, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Đáng chú là cuốn " Thi pháp ca dao " của Nguyễn Xuân Kính . ở đây tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về thi pháp ca dao :
- Ngôn ngữ
- Kết cấu
- thể thơ
- Thời gian và không gian nghệ thuật
- Một số biểu tượng trong ca dao
Đây là một công trình nghiên cứu tương đối chi tiết, đầy đủ những vấn đề cơ bản về thi pháp ca dao.
Tiếp theo là chuyên luận " Những thế giới nghệ thuật trong ca dao" của Phạm Thu Yến . Trong chuyên luận này, ngoài một số vấn đề như ngôn ngữ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật ... của dân tộc Kinh, tác giả còn mở rộng, đối chiếu, so sánh với ca dao: dân ca H'Mông , Thái... Đặc biệt, ngoài vấn đề về thi pháp ca dao, tác giả cũng đưa ra " Một số ý kiến về phương pháp bình giảng ca dao theo đặc trưng thể loại". Quả thực, đây là điều rất bổ ích đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn. Bằng kinh nghiệm bản thân từ thực tế giảng dạy Phạm Thu Yến cho rằng việc giảng dạy ca dao còn hạn chế do " Đa số người giảng chưa cảm thụ và giảng dạy ca dao theo đúng đặc trưng thể loại. Họ thường hoà nhập thơ và ca dao , tức là vừa tước bỏ đi bản chất Fôn clore của một tác phẩm Fôn clore ". Vì thế, tác giả đưa ra một số vấn đề lưu ý khi phân tích ca dao:
- Khảo sát các dị bản của ca dao
- Xác định hoàn cảnh diễn xướng và thề loại ca dao
2. Nghiên cứu về phương pháp dạy ca dao trong nhà trường trung học cơ sở nhiều nhà nghiên cứu cũng tân huyết giành nhiều thời gian để tìm ra phương pháp dạy ca dao hiệu quả. Trước hết, phải kể đến đóng góp của tiến sỹ Nguyễn Xuân Lạc với phần " Giảng dạy văn học dân gian theo loại thể ", được in trong cuốn " Phương pháp dạy học văn " - Tập 1 ( Phan Trọng Luân chủ biên). Tác giả cho rằng : Đối với văn học dân gian nói chung, khi tiếp cận tác phẩm cần phải chú ý đến cả hai vấn đề 
- Văn bản ngôn từ 
- Những yếu tố ngoài văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap nghv cuoi khoa.doc