Tài liệu hướng dẫn ôn tập phần văn bản môn Ngữ văn Lớp 6 - Bảng hệ thống các văn bản truyện dân gian

Tài liệu hướng dẫn ôn tập phần văn bản môn Ngữ văn Lớp 6 - Bảng hệ thống các văn bản truyện dân gian

1 Bánh chưng bánh giầy

(Truyền thuyết) - Hình ảnh con người trong công cuộc dựg nước:

*Vua Hùng: Chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng.

* L Liêu: có lòng h thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâg lên vua Hùng sản vật của nghề nông

- Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước: Cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt.

- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo:"Trong trời đất không gì quí bằng hạt gạo".

-Lối kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian.

"BCBG "là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

2 Thánh Gióng

(truyền thuyết) - Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước * Thánh Gióng:

 + Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì

 + Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước.

 + Lập chiến công phi thường

* Sự sống của T Gióng trong lòng dân tộc:

 + TG bay về trời, trở về cõi vô biên bất tử

 + Dấu tích của những chiến công còn mãi. - Xây dựng hình ảnh người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì với những chi tiết kì ảo phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của c đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.

- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà. "Thánh Gióng "ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc ta.

3

Sơn Tinh Thủy Tinh

(truyền thuyết) - H. cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể

- Cuộc thi tài giữa ST và TT:

 + Cả hai người đều có tài cao phép lạ

 + Kết quả: ST mang lễ vật đến trước, lấy được MN. Điều đó khiến TT nổi giận, làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh ST.

- Đằng sau câu chuyện mối tình ST - TT và nàng MN là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiên thực:

 + Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Bắc bộ.

 + Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng bảo vệ cuộc sống của chính mình.

- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (tài dời non dựng lũy của ST, tài hô mưa gọi gió của TT)

- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần ST, TT cùng cầu hôn MN

- Dẫn dắt kể chuyện lôi cuốn, sinh động.

"STTT " giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước, đồng thời thể hiện sức mạnh ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu hướng dẫn ôn tập phần văn bản môn Ngữ văn Lớp 6 - Bảng hệ thống các văn bản truyện dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn tập phần VB– Lớp 6
BẢNG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN TRUYỆN DÂN GIAN
1/ Truyền thuyết: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu
 tố tưởng tượng kì ảo. truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.
2/ Cổ tích: Là một thể loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và 
 nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật... thường có yếu tố hoang đường,
 thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng 
 đối với sự bất công.
3/ Truyện ngụ ngôn:là loại truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện loài vật đồ vât hay chuyện con người để nói bóng gió kín
 đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
4/ Truyện cười:Là loại truyện kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật 
 xấu trong xã hội.
TT
Tên VB
Nội dung
Nghệ thuật
 Ý nghĩa VB
1
Bánh chưng bánh giầy
(Truyền thuyết)
- Hình ảnh con người trong công cuộc dựg nước:
*Vua Hùng: Chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng.
* L Liêu: có lòng h thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâg lên vua Hùng sản vật của nghề nông
- Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước: Cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt.
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo:"Trong trời đất không gì quí bằng hạt gạo".
-Lối kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian.
"BCBG "là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
2
Thánh Gióng
(truyền thuyết)
- Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước * Thánh Gióng:
 + Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì
 + Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước.
 + Lập chiến công phi thường
* Sự sống của T Gióng trong lòng dân tộc:
 + TG bay về trời, trở về cõi vô biên bất tử
 + Dấu tích của những chiến công còn mãi.
- Xây dựng hình ảnh người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì với những chi tiết kì ảo phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của c đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
"Thánh Gióng "ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
3
Sơn Tinh Thủy Tinh
(truyền thuyết)
- H. cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể
- Cuộc thi tài giữa ST và TT:
 + Cả hai người đều có tài cao phép lạ
 + Kết quả: ST mang lễ vật đến trước, lấy được MN. Điều đó khiến TT nổi giận, làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh ST.
- Đằng sau câu chuyện mối tình ST - TT và nàng MN là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiên thực:
 + Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Bắc bộ.
 + Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng bảo vệ cuộc sống của chính mình.
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (tài dời non dựng lũy của ST, tài hô mưa gọi gió của TT)
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần ST, TT cùng cầu hôn MN
- Dẫn dắt kể chuyện lôi cuốn, sinh động.
"STTT " giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước, đồng thời thể hiện sức mạnh ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
4
Thạch Sanh 
(cổ tích)
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Thạch Sanh (nhân vật chức năng hành động theo lẽ phải):
 +Nguồn gốc xuất thân cao quí, sống nghèo khó nhưng lương thiện
 + Lập nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều chiến lợi phẩm quí: chém chằn tinh thu được bộ cung tên vàng, diệt đại bàng cứu công chúa diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thủy tề được tặng cây đàn thần đánh đuổi quân 18 nước chư hầu.
- Bản chất nhân vật Lí Thông (nhân vật chức năng đại diện cho cái ác) bộc lộ qua lời nói, sự mưu tính và hành động: dối trá, nham hiểm, xảo quyệt vong ân bội nghĩa.
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: công chúa lâm nạn gặp TSanh trong hang sâu, công chúa bị câm, khi nghe tiếng đàn TS bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng
-Sử dụng những chi tiết thần kì:
 + Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tình yêu công lí nhân đạo hòa bình, khẳng định tài năng tâm hồn tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.
 + Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
-Kết thúc có hậu: thể hiện ước mơ niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình theo quan niệm nhân dân.
"Thạch Sanh" thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa lương thiện.
5
Em bé thông minh
 (cổ tích)
- Những thử thách đối với em bé:
 + Câu hỏi của viên quan: Trâu cày... mấy đường?
 + Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được, làm 3 cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ ?
 + Câu hỏi của sứ thần: Làm thế nào... ốc vặn rất dài?
- Trí thông minh của em bé bộc lộ qua cách giải đố. Trong đó em bé đã khéo léo tạo nên những t huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan, nhà vua bằng k nghiệm, làm cho sứ giặc phải khâm phục.
- Dùng câu đố thử tài - tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên t/cười hài hước.
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian
- Tạo ra tiếng cười
6
Ếch ngồi đáy giếng
(ngụ ngôn)
- Sự việc chính của truyện: Ếch sống trong giếng đã lâu ngày, nó cứ nghĩ mình là chúa tể, trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài, nó đi lại nghênh ngang cuối cùng bị trâu dẫm bẹp
- Bài học nhận thức rút ra: H cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống. Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống 
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc
- Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo.
“Ếch ngồi đáy giếng”ngụ ý phê phánnhững kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.
7
Thầy bói xem voi
(ngụ ngôn)
+Cách xem voi của các thầy boi: 
 - Xem voi theo cách của người mù: sờ vào một bộ phận nào đó của voi.
 - Phán đúng được bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể
+ Thái độ của mỗi thầy bói với ý kiến của các thầy bói khác:
Khẳng định ý kiến cảu mình, phủ định ý kiến người khác =>Lời nói thiếu khách quan
 Xô xát đánh nhau toạc đầu chảy máu => Hành động sai lầm
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên sâu sắc: Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo; Lặp lại các sự việc; nghệ thuật phóng đại
 Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.
8
Treo biển
(truyện cười)
Những nội dung cần thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ trên tấm biển của nhà hàng:
- Ở đây: Tbáo địa điểm của cửa hàng
- có bán: thông báo hoạt động của cửa hàng
- Cá: thông báo loại mặt hàng
- tươi: thôngbáo chất lượng hàng bán
Chuỗi sự việc đáng cười diễn ra trong truyện gồm có bốn lời góp ý và phản ứng của nhà hàng
- Bốn lời góp ý tuy có khác về nội dung nhưng đều giống nhau ở cách chỉ quan tâm tới một số thành phần của tấm biển mà ko chú ý tới th/ phần khác.
- Nhà hàng thay đổi biển theo bất kì góp ý nào kể cả việc bỏ luôn tấm biển. Đó cũng là đỉnh điểm gây nên tiếng cười phi lí trong truyện.
- Xây dựng tình huống truyện: cự đoan vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng.
 - Sử dung yếu tố gây cười
- Kết thúc truyện bất ngờ
Truyện tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến cảu người khác.
Những điểm giống và khác nhau giữ truyền thuyết và cổ tích:
* Giống nhau: - Đều có những yếu tố hoang đường kì ảo;
 - Đều có mô-típ như nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhânvật chính
 * Khác nhau: 
 Truyền thuyết: kể về các nhân vật sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật, sự kiện đó 
 Cổ tích: kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định (người mồ côi, người có tài năng kì lạ...) và thể hiện niềm tin, mơ ước của nhân dân 
 về công lí xã hội.
Những điểm giống và khác nhau giữ ngụ ngôn và truyện cười:
* Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười , tình huống bất ngờ
* Khác nhau:
 Truyện ngụ ngôn có mục đích khuyên nhủ răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống
 Truyện cười có mục đích mua vui hoặc phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
*****************
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A/ Đặc điểm thể loại truyện trung đại:
Là truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán thời kì trung đại (Thế kỉ X- hết thế kỉ XIX)
Có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn
Cách viết không giống với truyện hiện đại.
Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoịa của nhân vật.
B/ Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng: ( Nam Ông mộng lục – Hồ Nguyên Trừng)
	1/ Nội dung: - Lai lịch, chức vị, công đức lớn lao của vị Thái y lệnh
 - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh: chẳng những giỏi về chuyên môn mà quan trọng hơn ông có tấm 
 lòng nhân đức, thương xót người bệnh, ốm đau không phân biệt sang hèn
 - Niềm hạnh phúc của vị Thái y lệnh.
 2/ Nghệ thuật: - Tạo nên tình huống truyện gay cấn
 - Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh đối chiếu
 - Xây dựng đối thoại sắc sảo có tácd ụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc danh y chân chính)
 3/ Ý nghĩa văn bản:
 Truyện ca ngợi vị thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
 Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong NV6KI.doc