B.NỘI DUNG :
I.Cơ sở lý luận :
-Ca dao, tục ngữ là hai trong số các thể loại văn học dân gian, là những tình cảm, những kinh nghiệm của nhân dân lưu truyền từ xa xưa đến nay. Vì vậy, chúng là tư liệu văn học cho mọi người.
-Bên cạnh các thể loại văn học dân gian khác thì ca dao tục ngữ cũng không thể thiếu trong hành trang kiến thức của mọi người.
-Trong chương trình THCS, ở lớp 7, Bộ cũng đã sắp xếp cho các em được làm quen với những bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, về than thân và châm biếm. Còn về tục ngữ là những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất cùng với kinh nghiệm về con người và xã hội. Đó là cơ sở giúp học sinh có kiến thức về ca dao tục ngữ.
II.Thực trạng vấn đề :
-Như trên đã nói, thời lượng học ca dao tục ngữ trong nhà trường không nhiều nên học sinh khó mà mở rộng hiểu biết từ những chủ đề đã học.
-Trong nhân dân số người ngày nay thuộc ca dao tục ngữ không có nhiều. Chúng ta thấy thiệt thòi cho các em nhỏ, đâu còn bao nhiêu bà mẹ biết ru con bằng những bài hát ru dân gian? Có bà mẹ, ru con bằng máy hát, hoặc ru con bằng nhạc trẻ !.
-Với học sinh, qua các tiết học có liên quan đến các câu ca dao tục ngữ, dù giáo viên gợi ý nhưng nhiều em vẫn không biết để vận dụng. Vì vốn ca dao tục ngữ của các em đâu có nhiều !
III.Các giải pháp :
-Để giải quyết thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy qua hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút các em có hứng thú tìm tòi dẫn đến yêu thích hơn ca dao tục ngữ.
-Kết hợp với thư viện giới thiệu các sách về ca dao tục ngữ.
-Tổ chức thi đua giữa các lớp trong tìm hiểu ca dao tục ngữ theo chủ đề.
-Do nhà trường có bốn khối lớp, trong đó chỉ có khối 7 có học hai thể loại này, nên để cho học sinh khối 6 cùng tham gia (dù chưa học) nhưng các em theo các anh chị để bước đầu tìm hiểu về ca dao tục ngữ, chúng tôi dự kiến chia thành bốn đội với nòng cốt là bốn lớp khối 9.
Hoạt động gồm 3 vòng thi :
Trường THCS Tân Châu Tổ Ngữ Văn ?&@ CHUYÊN ĐỀ : CHÚNG EM VỚI CA DAO, TỤC NGỮ A.ĐẶT VẤN ĐỀ : -Từ xa xưa,ca dao tục ngữ luôn là món ăn tinh thần của mọi dân tộc trên thế giới. Bởi từ khi con người có nhu cầu giao tiếp thì việc diễn đạt thông tin bằng câu nói có hình ảnh, có nhịp điệu luôn đạt hiệu quả cao. Do đó, con người đã sáng tác những câu ca dao tục ngữ để lưu truyền cho đến ngày nay. -Từ thời phong kiến đến hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta, do hoàn cảnh lịch sử nên số người biết chữ chiếm số lượng nhỏ, nhưng nhân dân, nhất là bộ phận nông dân nghèo không biết chữ, lại rất thuộc ca dao tục ngữ. -Ngày nay, dưới chế độ XHCN, trình độ người dân đã nâng cao, nhưng đáng buồn thay, số người biết và thuộc nhiều ca dao tục ngữ lại quá ít ! -Trong nhà trường, với chương trình mới, Ngành đã đưa vào giảng dạy ở Tiểu học và THCS một số tiết ca dao tục ngữ, thành ngữ. Cụ thể ở lớp 7, trong học kỳ I có 4 tiết ca dao và học kỳ II có 2 tiết tục ngữ. Với số lượng như vậy chắc chắn không thể gọi là nhiều. -Trước thực tế đó, Tổ Ngữ Văn đã thảo luận thống nhất đề ra chuyên đề : “CHÚNG EM VỚI CA DAO, TỤC NGỮ” Nhằm phần nào bổ sung thêm cho các em học sinh cả bậc THCS một số kiến thức về ca dao tục ngữ nhằm vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. B.NỘI DUNG : I.Cơ sở lý luận : -Ca dao, tục ngữ là hai trong số các thể loại văn học dân gian, là những tình cảm, những kinh nghiệm của nhân dân lưu truyền từ xa xưa đến nay. Vì vậy, chúng là tư liệu văn học cho mọi người. -Bên cạnh các thể loại văn học dân gian khác thì ca dao tục ngữ cũng không thể thiếu trong hành trang kiến thức của mọi người. -Trong chương trình THCS, ở lớp 7, Bộ cũng đã sắp xếp cho các em được làm quen với những bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, về than thân và châm biếm. Còn về tục ngữ là những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất cùng với kinh nghiệm về con người và xã hội. Đó là cơ sở giúp học sinh có kiến thức về ca dao tục ngữ. II.Thực trạng vấn đề : -Như trên đã nói, thời lượng học ca dao tục ngữ trong nhà trường không nhiều nên học sinh khó mà mở rộng hiểu biết từ những chủ đề đã học. -Trong nhân dân số người ngày nay thuộc ca dao tục ngữ không có nhiều. Chúng ta thấy thiệt thòi cho các em nhỏ, đâu còn bao nhiêu bà mẹ biết ru con bằng những bài hát ru dân gian? Có bà mẹ, ru con bằng máy hát, hoặc ru con bằng nhạc trẻ !... -Với học sinh, qua các tiết học có liên quan đến các câu ca dao tục ngữ, dù giáo viên gợi ý nhưng nhiều em vẫn không biết để vận dụng. Vì vốn ca dao tục ngữ của các em đâu có nhiều ! III.Các giải pháp : -Để giải quyết thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy qua hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút các em có hứng thú tìm tòi dẫn đến yêu thích hơn ca dao tục ngữ. -Kết hợp với thư viện giới thiệu các sách về ca dao tục ngữ. -Tổ chức thi đua giữa các lớp trong tìm hiểu ca dao tục ngữ theo chủ đề. -Do nhà trường có bốn khối lớp, trong đó chỉ có khối 7 có học hai thể loại này, nên để cho học sinh khối 6 cùng tham gia (dù chưa học) nhưng các em theo các anh chị để bước đầu tìm hiểu về ca dao tục ngữ, chúng tôi dự kiến chia thành bốn đội với nòng cốt là bốn lớp khối 9. Hoạt động gồm 3 vòng thi : VÒNG 1: Thi giải đáp tình huống : a)Hình thức : GVCN của bốn lớp 9, có giúp đỡ của GV Văn chọn một số em bí mật diễn một tình huống, dạng kịch câm, diễn đạt nội dung một câu tục ngữ, ca dao, để các đội khác giải đáp. -Để tránh trùng lặp : chúng tôi chia nội dung cụ thể cho từng đội như sau : +Đội 1 : Đề tài về con người trong quan hệ, ứng xử. +Đội 2 : Đề tài con người qua tình cảm (gia đình, bạn bè, ...) +Đội 3 : Về đề tài lao động sản xuất +Đội 4 : Về đề tài thiên nhiên, đất nước. b)Về nội dung : -Gồm bốn chủ đề chung. VÒNG 2 : Giải đáp ô chữ : a)Hình thức : -BTC treo bảng ô chữ gồm 11 hàng ngang, mỗi hàng 10 đ -Có một ô hàng dọc : gồm 11 chữ cái.(20 đ) -Tổng điểm : 130 đ. -Lần lượt các đội có quyền lựa chọn ô hàng ngang , gồm 10 giây trả lời, đúng thì ô chữ hiện ra. Nếu sai, các đội khác nhấn chuông (ai trước được trả lời.) -Từ hàng thứ 5 đội nào giải được ô hàng dọc sẽ cộng tổng điểm còn lại. b)Nội dung :(Ô chữ) - Ô hàng dọc :nội dung đề cao gương kiên trì sẽ đạt kết quả. -Hàng ngang thứ nhất :(7 chữ cái) :Mỗi học sinh chúng ta muốn đạt khá giỏi đều cần có đức tính này. -Hàng ngang thứ hai :(6 chữ cái) : Nhiệm vụ chính của mỗi Học sinh là gì? -Hàng ngang thứ ba :(24 chữ cái) :là câu tục ngữ khuyên mọi người nếu chịu khó rèn luyện thì sẽ đạt thành công. -Hàng ngang thứ tư :(9 chữ cái) :nếu chúng ta cố gắng thì sẽ đạt điều này. -Hàng ngang thứ năm :(4 chữ cái) :là một trong hai điểm số đẹp mà mọi học sinh đều mong muốn đạt dược. -Hàng ngang thứ sáu :(14 chữ cái) :một thành ngữ khuyên con người tính tiết kiệm, gom nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn. -Hàng ngang thứ bảy :(23 chữ cái) :câu tục ngữ gồm hai vế so sánh giữa vàng với bản lĩnh con người. -Hàng ngang thứ tám :(19 chữ cái) : câu tục ngữ đề cao sự kiên trì, cần cù bằng lối nói ẩn dụ qua một loài vật bé nhỏ. -Hàng ngang thứ chín :(11 chữ cái) Đây là nhan đề một văn bản ở lớp 8 nhằm nói lên sự phản kháng của những người bị áp bức thời kỳ thực dân nửa phong kiến nước ta. -Hàng ngang thứ mười :(12 chữ cái) Tên một người đã vượt qua tật nguyền, vươn lên thành thầy giáo. -Hàng ngang thứ mười một :(16 chữ cái) :Dù không thông minh nhưng ta biết chịu khó thì người ta dùng câu nói này để khích lệ ta. VÒNG 3 : Thi tìm tục ngữ, thành ngữ : a)Hình thức : -Các đội chuẩn bị bảng phụ, bút lông. -HS sẽ tìm nhanh các câu tục ngữ theo chủ đề. -Đội nào tìm đúng mỗi câu 10đ. -Nếu ghi sai tùy số lượng sai trừ theo bảng điểm. b)Nội dung : -Các câu hỏi lớn cho các đội tìm nhanh : Câu 1 :Tìm 2 câu tục ngữ nói kinh nghiệm trồng lúa. Câu 2 :Ghi nhanh câu ca dao nói tình cảm con cháu dành cho ông bà Câu 3 :Tìm 5 thành ngữ có từ trái nghĩa. Câu 4 : Hãy chép một bài ca dao (6 câu) nói về con cò mà em nhớ. Câu 5 : Chép bài ca dao (4 câu) ghi nhớ công ơn cha mẹ. Câu 6 :Tìm 2 câu ca dao mở đầu có cụm từ “thân em” Câu 7 : Chép bài ca dao ca ngợi hoa sen. Câu 8 : Chép câu ca dao đề cao tình cảm anh em. Câu 9 : Tìm 2 câu tục ngữ nói vai trò người thầy và vai trò của bạn. Câu 10 : Chép hai câu tục ngữ đề cao lòng biết ơn. c)Đáp án : Câu 1 : Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen. Câu 2 : Ngó lên nuột lạt mái nhà Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu Câu 3 : Lên bổng xuống trầm ; đầu voi đuôi chuột ; Lên thác xuống ghềnh ; Bảy nổi ba chìm ; Lên voi xuống chó. Câu 4 : Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông với tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Câu 5 : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (HS có thể viết bài ở lớp 7) Câu 6 : Thân em như trái bần trôi Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu. Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng. Câu 7 : Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Câu 8 : Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Câu 9 : Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn. Câu 10 : Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. *Trên đây là những câu gợi ý : HS có thể tìm những câu khác miễn đúng ý câu hỏi. IV.BỐN CHỦ ĐỀ CHUNG : a)Ca dao, tục ngữ về con người và xã hội: (Cả tình cảm và quan hệ ứng xử) Con người ai cũng sinh ra và lớn lên từ cái nôi gia đình, như câu thơ Nguyễn Duy : “Mẹ ru cái lẽ ở đời / Sữa nuôi phần xác, hát nuôi tâm hồn”. Còn gì hạnh phúc hơn khi được sống trong một gia đình êm ấm, mọi người luôn yêu thương tôn trọng nhau. Ngày nay không còn nhiều những gia đình sống cảnh “Tứ đại đồng đường”, nhưng vẫn không thiếu những gia đình đầy đủ ông bà, cha mẹ, con cái. Ở đó, ông bà luôn là mẫu mực cho con cháu. Nếu phải xa ông bà (hoặc ông bà mất) thì,“Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Với cha mẹ, “Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”Vì vậy làm con thì phải “Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Vai trò người cha trong nhà rất quan trọng “Con có cha như nhà có nóc”, làm con lúc nhỏ thì “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Với người mẹ, người mang nặng đẻ đau nên luôn có tình thương con vô bờ. Chính tình thương ấy mà mẹ bị chê “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”,. Với những đứa con, nếu không ngoan thì “Con dại cái mang”, mọi người chê trách, thì đành an ủi: “Sinh con ai dễ sinh lòng”. Về quan hệ giữa con người với con người, đó là “Bán bà con xa mua láng giềng gần” “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng gói khi no”.Con người trong xã hội phải biết đoàn kết “Một cây làm chẳng nên non / ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Đông tay vỗ nên kêu” “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”,... Kinh nghiệm trong sinh hoạt thì nhiều hơn, để nhắc nhở con người bảo quản tài sản thì phải lo trước đừng “Mất bò mới lo làm chuồng”. Nhắc nhở con cháu có “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Giấy rách phải giữ lấy lề”,... Nhắc nhở con người trong giao tiếp, phải : “Uốn luỡi bảy lần trước khi nói”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Kim vàng ai nỡ uốn câu / người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”,... Còn những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi đất nước cũng thật phong phú. Đó là những câu ca ngợi một số vùng miền quen thuộc: “Đường vô xứ Huế quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Người quảng Nam còn nhớ câu “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm / Rượu Hồng Đào chưa nhấp đà say...”, Cao Bằng có “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa / Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh” Còn Miền Nam thì “Nam Kỳ sáu tỉnh em ơi / Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn”,... b)Về lao động sản xuất : -Nước ta là nước nông nghiệp, nhưng diện tích eo hẹp, dân gian đã khuyên “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang / Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” hay ngắn gọn hơn “Tấc đất tấc vàng”. Chính vì vậy nên cũng có rất nhiều câu nêu kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi. Để trồng khoai thì “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”, “khoai lang đất cát đã ngon lại bùi”. Trồng lúa thì “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Một hòn đất nỏ, hơn một giỏ phân”, “Nhất thì nhì thục”, .. Kinh nghiệm trồng rau màu “Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ” “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Khi chọn cách lao động có lợi nhất thì có “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”,... c)Về thiên nhiên : Đây là những câu dự báo thời tiết có lâu nhất. Nhân dân ta đã qua quan sát, theo dõi từ những con vật bé nhỏ, đến các hiện tượng trên cây cối, trời đất, ... để rút ra những kinh nghiệm thật quý báu cho đời sống hàng ngày. -Khi trời sắp mưa thì “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” , “Mống động vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật”, “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”, “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”,... -Ca dao tục ngữ còn có nhiều câu ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Đề cao hoa sen “Trong đầm gì đẹp bằng sen / Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng / Nhị vàng, bông trắng, lá xanh / Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”; ... C.KẾT LUẬN : -Trên đây là ý kiến đóng góp của tập thể tổ Ngữ văn cùng hoàn thành chuyên đề. -Với tham vọng của tổ chúng tôi là làm thế nào cho tất cả học sinh đều được trang bị một số kiến thức về văn học dân gian, nhất là ca dao tục ngữ, thành ngữ nhằm vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. -Vẫn biết trong chương trình đã có nhưng thời lượng quá ít, nên qua hoạt động ngoại khóa này nhằm giúp các em khắc sâu thêm những câu ca dao tục ngữ gần gũi trong cuộc sống thường ngày. -Do hàn cảnh, điều kiện của tổ, nên bước đầu thực hiện chuyên đề chắc không khỏi có nhiều thiếu sót, mong các cấp lãnh đạo, cùng các thầy cô trong và ngoài tổ Ngữ văn góp ý cho chuyên đề hoàn chỉnh hơn.
Tài liệu đính kèm: