Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giờ ôn tập Tiếng việt hứng thú và hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giờ ôn tập Tiếng việt hứng thú và hiệu quả

1. Đặt vấn đề :

 On tập sau mỗi chương , mỗi phần là việc làm cần thiết không thể thiếu để giáo viên củng cố , khắc sâu và hệ thống hoá kiến thức cho học sinh . Theo I.F.Kharlamôp “ Việc củng cố tài liệu học tập càng tiến triển thì việc học tập của học sinh càng trở nên tự giác hơn và mang tính chất tự lực sáng tạo ” [7;9].

 Làm thế nào để tổ chức giờ học ôn tập đạt hiệu quả như mong muốn ? Đó là băn khoăn , trăn trở của những người làm công tác giảng dạy .

2. Nhiệm Vụ Của Đề Tài :

Trình bày một cách tổ chức giờ ôn tập Tiếng Việt hứng thú và hiệu quả .

3. Phương Pháp Tiến Hành :

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp , biện pháp , hình thức dạy học trong giờ ôn tập Tiếng Việt như : Ôn tập – luyện tập , đàm thoại , trò chơi

- Ôn tập – luyện tập là phương pháp chủ yếu trong giờ ôn tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng , trong đó đàm thoại là một hình thức dùng để ôn tập tài liệu .

- Trò chơi : hình thức tổ chức dạy học này nhằm mục đích tạo ra hứng thú học tập , rèn luyện ý thức tự lập , sự nhanh trí , quyết đoán cho học sinh .

 

doc 14 trang Người đăng vanady Lượt xem 1683Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức giờ ôn tập Tiếng việt hứng thú và hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề :
	Oân tập sau mỗi chương , mỗi phần là việc làm cần thiết không thể thiếu để giáo viên củng cố , khắc sâu và hệ thống hoá kiến thức cho học sinh . Theo I.F.Kharlamôp “ Việc củng cố tài liệu học tập càng tiến triển thì việc học tập của học sinh càng trở nên tự giác hơn và mang tính chất tự lực sáng tạo ” [7;9]. 
	Làm thế nào để tổ chức giờ học ôn tập đạt hiệu quả như mong muốn ? Đó là băn khoăn , trăn trở của những người làm công tác giảng dạy .
2. Nhiệm Vụ Của Đề Tài :
Trình bày một cách tổ chức giờ ôn tập Tiếng Việt hứng thú và hiệu quả .
3. Phương Pháp Tiến Hành :
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp , biện pháp , hình thức dạy học trong giờ ôn tập Tiếng Việt như : Ôn tập – luyện tập , đàm thoại , trò chơi  
Ôn tập – luyện tập là phương pháp chủ yếu trong giờ ôn tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng , trong đó đàm thoại là một hình thức dùng để ôn tập tài liệu .
Trò chơi : hình thức tổ chức dạy học này nhằm mục đích tạo ra hứng thú học tập , rèn luyện ý thức tự lập , sự nhanh trí , quyết đoán cho học sinh .
Phần II
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIỜ ÔN TẬP HIỆN NAY :
	Giờ ôn tập Tiếng Việt lâu nay thường được tổ chức dưới hình thức “ dò bài ” và gọi lên bảng làm bài tập . Giáo viên đặt câu hỏi về những kiến thức đã học theo trình tự từng bài hoặc sử dụng những câu hỏi ôn tập ở SGK và gọi học sinh trả lời , có thể đánh giá điểm . Nếu học sinh “ không thuộc bài ” sẽ bị điểm kém và phê bình , xử phạt . Vì vậy học sinh đón nhận giờ ôn tập với một tâm lí lo sợ , nặng nề . Một số khác thì thấy nhàm chán vì kiến thức chẳng có gì mới mẻ .
II. MỘT CÁCH TỔ CHỨC GIỜ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ 
-Cở sở lí luận :
Việc củng cố kiến thức đòi hỏi ở học sinh một sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực nếu không nhiều hơn, thì dù sao cũng không ít hơn so với việc nghiên cứu bài mới khi nghe giáo viên giảng. Vì vậy, việc phát huy tính tích cực của học sinh khi củng cố kiến thức và luyện tập “ không kém phần quan trọng so với khi trình bày và hiểu sâu tài liệu mới ”[7;3 ]. Tuy nhiên , chỉ có tâm trạng tích cực bên trong đặc biệt là hứng thú học tập mới chi phối tính tích cực nhận thức của học sinh “ khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú , nó sẽ trở nên hào hứng , thoải mái và dễ dàng ” [7;24]. Để hình thành hứng thú cho học sinh giáo viên phải dùng nhiều phương pháp và thủ thuật khác nhau mà nói như nhà giáo dục học T.A.Ilina “ Con đường đầu tiên để nâng cao hiệu quả của bài học : bỏ các khuôn mẫu trong việc tiến hành bài học , áp dụng vào quá trình dạy học những bài học khác nhau cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức ” [3;52].
- Thực tế : 
Trong quá trình giảng dạy , chúng tôi nhận thấy học sinh không mấy hứng thú với giờ ôn tập vì phải ôn lại khối lượng kiến thức khá nhiều . Đối với học sinh khá – giỏi thì nhiệm vụ này không quá nặng nề nhưng lại chẳng có gì hấp dẫn còn đối với học sinh yếu và lười thì đó là công việc rất nặng nề .
Tuy nhiên , học sinh nhất là các em bậc THCS đều mang tâm lí “ thi đua ” với bạn và luôn mong muốn chiến thắng, được khen . Vì vậy chúng tôi nhận thấy việc tổ chức ôn tập dưới hình thức trò chơi , thi đua giữa các đội , các tổ trong lớp sẽ tạo cho các em sự háo hức chuẩn bị, ôn tập và nắm vững kiến thức để “ chiến thắng ” , thi đua với bạn và giờ ôn tập sẽ trở nên nhẹ nhàng , hứng khởi với các em .
1. Chuẩn bị :
	GV :	- Dặn dò học sinh ôn tập kiến thức , chuẩn bị đồ dùng học tập 
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ , băng keo , kéo .
	HS :	- Ôn tập kiến thức .
	- Đồ dùng học tập : bảng con , bút lông .
2. Tổ chức :
Chia lớp học thành 2 , 3 đội ( tuỳ theo lớp học có 2 , 3 dãy bàn )
Mỗi đội cử 2 đại diện lên ngồi bàn đầu tiên .
Cử 1 thư kí ghi điểm .
3. Tiến hành hoạt động :	 Giờ ôn tập được chia làm hai phần :
Oân tập lí thuyết .
Luyện tập thực hành .
( Để cụ thể hơn , chúng tôi chọn giờ ôn tập Tiếng Việt HK I lớp 6 để minh hoạ )
Hoạt động 1 : 	Oân tập lí thuyết .( 25’)
* Thao tác 1 : 	Trò chơi ô chữ . Dành cho đại diện các đội .( 5’)
- Thể lệ : Khi nghe xong câu hỏi mới được đưa tay xin trả lời , đội nào đưa tay trước được quyền trả lời . 
Trả lời đúng 1 ô chữ hàng ngang được : 5 điểm .
Trả lời đúng ô chữ hàng dọc được : 15 điểm .
+ Chỉ được giải ô chữ hàng dọc khi đã tìm được tất cả các ô chữ hàng ngang .
+ Phải khái quát dữ kiện ô chữ hàng dọc : 10 điểm .
+ Nếu chỉ giải ô chữ mà không nêu được dữ kiện : 5 điểm .
Nếu đại diện các đội không trả lời được thì các thành viên còn lại được trả lời , thành viên đội nào trả lời đúng sẽ ghi điểm cho đội ấy 
* Cách tiến hành :
Giáo viên treo một bảng phụ có ô chữ và một bảng phụ nêu dữ kiện cả hai bảng được dán kín . Giáo viên lần lượt gỡ từng dữ kiện , học sinh quan sát và trả lời , nếu trả lời đúng , giáo viên gỡ từng ô chữ .
Có 6 chữ cái : Chức vụ điển hình của nó là làm chủ ngữ trong câu .
Có 6 chữ cái : Từ ghép và từ láy thuộc kiểu cấu tạo 
Có 6 chữ cái : Chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái .
Có 7 chữ cái : Đặc điểm của danh từ riêng .
Có 5 chữ cái : Đơn vị tạo nên từ .
Có 12 chữ cái : Những từ có nhiều nét nghĩa gọi là 
Có 11 chữ cái : Hiện tượng  tạo ra từ nhiều nghĩa .
Có 7 chữ cái : Hình thức của từ mà ta nhìn thấy được .
Có 11 chữ cái : Danh từ chỉ sự vật nhưng không chỉ gọi tên một loại sự vật
Có 9 chữ cái : Những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra gọi là từ 
Có 15 chữ cái : Lỗi của câu “ Truyện Đô-rê-mon rất thú vị nên em thích đọc truyện Đô-rê-mon ”
Bảng 1 : Dữ kiện của các ô chữ hàng ngang .
D
A
N
H
T
Ừ
T
Ừ
P
H
Ứ
C
T
Í
N
H
T
Ừ
V
I
Ế
T
H
O
A
T
I
Ế
N
G
T
Ừ
N
H
I
Ề
U
N
G
H
Ĩ
A
C
H
U
Y
Ể
N
N
G
H
Ĩ
A
C
H
Ữ
V
I
Ế
T
D
A
N
H
T
Ừ
R
I
Ê
N
G
T
H
U
Ầ
N
V
I
Ệ
T
L
Ặ
P
T
Ừ
Bảng 2 : 	Ô chữ .
Dữ kiện ô chữ hàng dọc : Có 11 chữ cái : Phần Tiếng Việt ở học kì I đã cung cấp cho em một số vấn đề về 
Ô chữ hàng dọc : TỪ TIẾNG VIỆT .
*Thao tác 2 : 	Trò chơi ghép nối .(10’)
- Thể lệ : 	+ Mỗi ô ghép đúng được : 5 điểm .
	+ Đội nào ghép nhanh và đúng hoàn toàn được cộng thêm 5 điểm .
- Cách tiến hành : Giáo viên treo một bảng phụ to , gọi lên bảng một học sinh bất kì trong lớp và đưa cho học sinh đó một số mảnh giấy có viết những thông tin liên quan đến những thông tin trên bảng phụ . Yêu cầu học sinh ghép cho chính xác .
Mỗi đội dự thi được giao một bảng con và 9 mảnh giấy có những thông tin liên quan đến những thông tin trên bảng con.
Các đội và học sinh trên bảng tiến hành ghép nối .
Kết thúc phần thi ( 2 phút ) giáo viên thu 2 bảng ghép nối của hai đội . Gọi học sinh nhận xét phần ghép nối trên bảng , sửa chữa (nếu có )
Giáo viên dựa vào bảng ghép nối to trên bảng để ôn tập về từ loại và cụm từ cho học sinh .
Chỉ từ
Số từ
Lượng từ
Từ loại và cụm từ
Tính từ
Động từ 
Danh từ
Cụm tính từ
Cụm danh từ
Cụm động từ
Bảng 3 : Sơ đồ từ loại và cụm từ .
Những mảnh giấy học sinh dùng để ghép vào bảng “ Từ loại và cụm từ ”
này , nọ , kia , ấy , 
đó 
một , năm , hai trăm , một nghìn 
1. tất cả , toàn bộ , cả thảy 
2. vài , mấy , mọi , những  
1.học sinh , bàn , Lê Lợi 
2. - con,cái ,vị ,tấm  
 - mét ,lít , tạ 
 - mớ ,nắm ,bó,thúng ..
1.đẹp , xấu , nhỏ.
2.vàng hoe , đỏ ối , đen thui 
1.dám , định , toan
2.đi , ăn , vẽ , đọc  vui , buồn , nứt 
cả mấy bạn học sinh giỏi ấy
- lạnh quá 
- không đẹp 
- đang đọc Tiếng Việt
- đã đi rồi 
* Thao tác 3 : 	Thi trả lời nhanh .( 5’)
- Thể lệ : Phần thi này dành cho cả lớp , mỗi câu trả lời đúng được cộng 5 điểm , trả lời sai trừ 5 điểm .
- Cách tiến hành : Giáo viên gọi bất kì học sinh nào trong lớp trả lời câu hỏi , vì “ Khi đàm thoại nhằm củng cố kiến thức , sau khi giảng giải và làm việc với sách giáo khoa mọi học sinh đều cần phải trả lời bất cứ câu hỏi nào về tài liệu có trong giáo trình ” [3;68]
Việc này cũng nhằm tránh sự lười biếng , ỷ lại không chịu làm việc của những học sinh không đại diện dự thi . 
Giáo viên chú ý gọi những học sinh yếu , với những câu hỏi dễ . Nếu học sinh đó không trả lời được thì gọi học sinh khác và yêu cầu học sinh đó nhắc lại câu trả lời đúng của bạn kia .
Có thể hỏi một số kiến thức chưa được ôn tập ở phần trước như :
Từ là gì ? Phân biệt từ đơn với từ phức ?
Nghĩa của từ là gì ? Có những cách giải thích nghĩa của từ thông thường nào ?
Thế nào là nghĩa gốc ? Thế nào là nghĩa chuyển ?
Thế nào là từ mượn ? Nguyên tắc mượn từ ?
* Thao tác 4 : 	Hệ thống hoá kiến thức .( 5’)
	Để học sinh dễ hệ thống hoá những nội dung đã học , giáo viên dùng bảng phụ hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học .
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt .
Từ mượn – từ thuần Việt .
Nghĩa của từ – Cách giải thích nghĩa của từ .
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ , nghĩa gốc , nghĩa chuyển .
Chữa lỗi dùng từ : Lặp từ , lẫn lộn các từ gần âm , dùng từ không đúng nghĩa .
Danh từ – cụm danh từ .
Động từ – cụm động từ .
Tính từ – cụm tính từ .
Số từ .
Lượng từ .
Chỉ từ .
Bảng 4 : Hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt ở học kì I .
Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành .( 17’)
- Thể lệ : Dành cho các đại diện dự thi và cả lớp . Đội nào làm nhanh và đúng nhiều hơn được cộng điểm .
- Cách tiến hành : Giáo viên treo bảng phụ có chép bài tập và yêu cầu học sinh làm vào bảng con lần lượt từng câu . Hết thời gian quy định cho mỗi câu , giáo viên yêu cầu học sinh giơ cao bảng con lên để kiểm tra và đánh giá mức độ đúng – sai . Giáo viên có thể treo bảng phụ hoặc giải trực tiếp trên bảng để học sinh đối chiếu , sửa chữa .
Nội dung bài tập :
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới :
	“ Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ , lấy ra một chiếc xương bò , to như cánh tay []. Hơn mười năm sau , bác tiều già rồi chết . Khi chôn cất , hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót . Những người đưa đám bỏ chạy cả . Từ xa , nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài , gầm lên , chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi . Từ đó về sau , mỗi dịp ngày giỗ bác tiều , hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều .
( Trích “ Con hổ có nghĩa ” SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 143 , NXB Giáo dục 2002 )
Từ “ chết ” ở trên được dùng với nghĩa nào ?
Tìm các từ mượn ?
Xác định số từ , lượng từ , chỉ từ có trong đoạn văn ?
Tìm và phân tích cấu tạo cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ ?
Bảng 5 : Bài tập 
Trả lời :
“ Chết ” : Sự ngừng hoạt động của tất cả các cơ quan , bộ phận trong cơ thể .( Nghĩa gốc )
Từ mượn : tiều , hổ , bỗng nhiên , mộ , quan tài .
– Số từ : một , mười .
- Lượng từ : những , vài , mỗi .
- Chỉ từ : sau , đó .
Cụm từ :
Cụm danh từ 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1 
T1
T2
s1
s2
một
chiếc
xương
bò
mười
năm
Sau
những
người
đưa đám
vài
vòng
mỗi 
dịp
ngày giỗ
bác tiều
ngoài cửa
nhà bác tiều
b) Cụm động từ :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
trèo 
xuống
lấy
tay thò vào cổ họng hổ
thò
vào cổ họng hổ
lấy
ra một chiếc xương
bỗng nhiên
đến 
Trước mộ nhảy nhót
bỏ chạy
cả
nhìn thấy
hổ dùng đầu dụi vào quan tài , gầm lên , chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi . 
dùng
dầu dụi vào quan tài
dụi
vào quan tài
gầm 
lên
chạy
quanh quan tài vài vòng rồi đi 
rồi
đi
rồi
chết
lại
đưa
dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều
đến để 
ở ngoài cửa nhà bác tiều 
c) Cụm tính từ :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
To
như cánh tay
hơn
mười năm sau
Hoạt động 3 : 	Tổng kết . ( 2’)
Giáo viên gọi thư kí tổng kết điểm của các đội . Nhận xét về tinh thần chuẩn bị , thái độ học tập của học sinh . Có thể có những phần thưởng nhỏ để khích lệ , gây hứng thú cho học sinh . Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm các bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 tập 1 .
Phần 3 
KẾT LUẬN
1. Kết luận :
Tóm lại , để thực hiện giờ ôn tập Tiếng Việt có thể áp dụng hình thức thi , trò chơi giữa các đội , các nhóm trong lớp học .
2. Lợi ích và khả năng vận dụng :
Khi tổ chức giờ ôn tập Tiếng Việt HK I dưới hình thức này , chúng tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng , hăng say và chuẩn bị bài rất kĩ , nắm vững được toàn bộ kiến thức đã học , ngay cả ở những học sinh vốn yếu , trầm cũng chuẩn bị bài và phát biểu tốt .
Hình thức tổ chức giờ ôn tập như thế này có thể áp dụng cho tất cả các giờ ôn tập môn Ngữ văn và cả các bộ môn khác ở trường THCS và THPT .
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Cơ sở Ngôn ngữ học và Tiếng Việt – Mai Ngọc Chữ , Vũ Đức Nghiêu , Hoàng Trọng Phiến , NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp , Hà Nội 1991 .
Giáo dục học – T.A.Ilina , Tập 1 , Đỗ Thị Trang dịch NXB Giáo dục 1978 .
Giáo dục học – T.A.Ilina ,Tập 2 , Hoàng Hạnh dịch , NXB giáo dục 1978 .
Ngữ pháp Tiếng Việt , Tập 1 , Diệp Quang Ban ( chủ biên ) , NXB Giáo dục 2000 .
Ngữ văn 6 , Tập 1 – Nguyễn Khắc Phi ( chủ biên ) , NXB Giáo dục 2002 .
Ngữ văn 6 , Tập 1 , sách giáo viên – Nguyễn Khắc Phi (chủ biên ) , NXB Giáo dục 2002 .
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào , tập 2 , I.F.Kharlamôp , Đỗ Thị Trang và Nguyễn Ngọc Quang dich , NXB Giáo dục 1979 .
Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Lê A ( chủ biên ) , NXB Giáo dục 2000.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNTV.doc