Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dụng dạy học của môn Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dụng dạy học của môn Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở

Nắm được khả năng tiếp thu và lĩnh hội tri thức của học sinh, xác định mục tiêu kiến thức trọng tâm của bài học. Xác định những kỉ năng cần phải rèn luyện cho học sinh trong tiết học. Từ việc xác định trên, giáo viên lựa chọn phương pháp và nội dung dạy phù hợp kết hợp với phương tiện dạy học để đạt được mục tiêu đề ra trong bài học. Về việc chuẩn bị phương tiện dạy học cho tiết dạy, giáo viên dựa vào nội dung để sáng tạo đồ dùng dạy học như: bảng phụ ghi các ví dụ và các câu hỏi để làm hiểu rỏ nội dung vừa tìm hiểu hoặc bài tập trắc nghiệm khách quan để củng cố kiến thức. Tuy nhiên nếu tiết học nào cũng làm như vậy thì tiết học có sự rập khuôn nhàm chán . Để tránh rập khuôn ấy, dựa vào kiến thức nội dung bài học giáo viên đưa vào tiết học một số tranh ảnh phù hợp hoặc lấy ngay tranh ảnh trong sách giáo khoa để tiết học thêm sinh động, kiến thức được cụ thể, học sinh hứng thú và tiếp tục học tạp hơn. Ngoài ra giáo viên có thể thiết kế lại các câu hỏi và những từ gợi ý để cho học sinh gây hứng thú, chú ý và có hướng thảo luận để thục hành theo nhóm , cập, cá nhân.

 Nhà trường phải giảng dạy như thế nào để học sinh có kỉ năng tư duy chiếm ri thức mới, không ngừng tự học hoàn thiện, bổ sung cho mình năng lực mới. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học. Chuyển dạy học theo kiểu “truyền thụ một chiều” “thầy đọc, trò chép” sang dạy học phát huy cao độ tính tich cực hoạt động nhận thức của học sinh, huy động năng lực tư duy của học sinh, cuốn học sinh vào hoạt động để nắm được cách tự chiếm lĩnh tri thức.

 Theo hướng này, giáo viên phải biêt phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại và tăng cường khai thác tiềm năng của phương tiện dạy học. Đặc biệt là phương tiện kỷ thuật dạy học: bao gồm cả những thiết bị biểu diễn, minh họa trên lớp và các thiết bị thực hành của học sinh theo cá nhân, cặp, nhóm. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tinh tích cực, nhận thức, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Vì vậy, đồ dùng dạy học trong nhà trường phổ thông là một hệ thống khá phức tạp bao gồm các loại hình maket, biểu bảng, tài liệu nghe nhìn, dật giả, phần mềm dạy học, các phương tiện miêu tả các đối tượng trong thiên nhiên, ngôn ngữ nhân tạo, vở bài tập in sẵn và các tài liệu in sẵn. Các thiết bị để tái tạo lại các hiện tượng, các phương tiện, kỷ thuật dùng đề chuyển tải thông tin, đầu video, radio, cassette, máy tính, máy chiếu, đèn chiếu, máy thu hình. Bởi vậy, đối với giáo viên, đồ dùng dạy học là một quá trình hoạt động nghề nghiệp, quá trình lao động sản phẩm. Hoạt động nghề nghiệp này của giáo viên gắn liền một cách hữu cơ với hoạt động của học sinh và quyết định hoạt động đó

 

doc 10 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dụng dạy học của môn Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng đồ dùng dạy học
của môn Tiếng Anh ở Trường Trung học cơ sở
I. Đặt vấn đề:
	1. Những suy nghĩ về đề tài:
	Tiếng Anh ngày nay được xem là Quốc tế Ngữ thông qua sự tiến bộ của khoa học hiện đại như khoa học công nghệ, thông tin viễn thông, khoa học y học, thương mại, văn hóa, giáo dục.Tiếng Anh trao cho chúng ta chiếc chìa khóa mở vào các kho tàng tri thức khoa học và những phát minh khoa học mới mẽ nhất trong thế giới khoa học hiện đại.
Trong đó, lĩnh vực giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu xã hội về con người có trí tuệ và đạo đức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tốt của từng lĩnh vực trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước ngày càng đi lên. Vì thế, việc dạy và học Tiếng Anh ngày nay là một nhu cầu rất cần thiết và cấp bách không thể thiếu của con người trong thời đại hiện nay. Trong 5 năm qua, cùng với việc đổi mới chương trinh giáo dục phổ thông là việc trang bị các phương tiện dạy học cho các trường học phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới, đồ dùng dạy học là một số thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hành động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở họ các kỷ năng, kỷ xảo, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu dạy học.
	Do đó, người dạy cũng như người học phải không ngừng rèn luyện và khám phá nhiều cái mới lạ, sinh động, lôi cuốn người học hứng thú và hiểu hơn một cách sâu sắc trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết học.
	Để đạt được những yêu cầu trên, ngành giáo dục không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, thầy làm chủ thể của hoạt động dạy, trò làm chủ thể của hoạt động học. Học sinh tích cực và chủ động học tập, tự phát hiện và rèn luyện 04 kỷ năng về các tri thức dựa trên sự hướng dẫn của người thầy. do vậy, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học đã phát huy kỷ năng quan sát và phân tích cho học sinh, làm cho tiết học càng trở 
nên sinh động và cụ thể hóa kiến thức cho học sinh.
	Thực hiện nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Ngành Giáo dục đề ra, các trường THPT và THCS đã thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ ở tất cả các môn học. Dựa vào đặc điểm của từng môn học, giáo viên lựa chọn nội dung và thiết bị dạy học cho phù hợp để giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỷ năng vốn có ở từng bộ môn.
	2. Lý do chọn đề tài:
	Như chúng ta đã biết vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của các môn học nói chung và của bộ môn tiếng Anh nói riêng trong giáo dục nhất là trong thời đại hiện nay, thời đại đòi hỏi sự giao tiếp ở phạm vi rộng, phạm vi toàn cầu. Hơn bao giờ hết người lao động, ngoài những yêu cầu về năng lực chuyên môn họ còn cần phải có khả năng giao tiếp mà tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác chính là chiếc chìa khóa giúp học sinh mỡ cánh cửa ra bên ngoài thế giới. Vì lẽ đó Bộ giáo dục đã đưa ngoại ngữ (trong đó tiếng Anh là chính) vào chương trình học chính thức trong trường phổ thông nhằm mục đích đào tạo một lực lượng lao động trẻ, lực lượng lao động tương lai cho đất nước có khả năng hòa nhập trong xu thế phát triển mới và đáp ứng cho mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam hiện nay. Mặc khác tiếng Anh cón giúp thế giới hiểu chúng ta hơn và là công cụ quan trọng để chúng ta tiếp thu và lĩnh hội những tiến bộ của xã hội, kỹ thuật tiên tiến hiện nay, giúp chúng ta tiếp cận kịp thời và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới và phục vụ đắc lực cho mục tiêu công nghệ hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Mặc dù môn tiếng Anh nói riêng và môn ngoại ngữ nói chung có tầm quan trọng như vậy. Nhưng trong thực tế chất lượng thực sự của bộ môn này vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó hạn chế lớn nhất trong bộ môn này đó là các em có thể học ở lớp (về mặt lý thuyết) đạt ở mức từ trung bình trở lên nhưng khi giao tiếp thực tế thì rất kém, có rất nhiều lý do cả chủ quan và khách quan nhưng nhìn chung đó là.
Tính nhút nhát trong học sinh (nhất là học sinh nông thôn)
Học sinh ít được thực hành, giao tiếp trong học tập
Học sinh được tiếp xúc với những phương tiện hổ trợ học tập ngoại ngữ.
Giáo viên ít quan tâm đến yêu cầu thực hành trong quá trình giảng dạy.
Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục được sự hạn chế trên là một công việc không hề dễ và đòi hỏi có sự hợp tác từ trên xuống một cách khoa học và nghiêm túc. Ngoài ra còn cần phải có tính nhất định.
Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể cải thiện được sự hạn chế nếu như thực sự đầu tư và áp dụng triệt để phương pháp dạy học mới trong đó “Sử dụng đồ dùng dạy học” là mộ trong những phương pháp mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy.
II. Các phương pháp thực hiện:
	1. Cải tiến phương pháp dạy học:
	 	Nắm được khả năng tiếp thu và lĩnh hội tri thức của học sinh, xác định mục tiêu kiến thức trọng tâm của bài học. Xác định những kỉ năng cần phải rèn luyện cho học sinh trong tiết học. Từ việc xác định trên, giáo viên lựa chọn phương pháp và nội dung dạy phù hợp kết hợp với phương tiện dạy học để đạt được mục tiêu đề ra trong bài học. Về việc chuẩn bị phương tiện dạy học cho tiết dạy, giáo viên dựa vào nội dung để sáng tạo đồ dùng dạy học như: bảng phụ ghi các ví dụ và các câu hỏi để làm hiểu rỏ nội dung vừa tìm hiểu hoặc bài tập trắc nghiệm khách quan để củng cố kiến thức. Tuy nhiên nếu tiết học nào cũng làm như vậy thì tiết học có sự rập khuôn nhàm chán . Để tránh rập khuôn ấy, dựa vào kiến thức nội dung bài học giáo viên đưa vào tiết học một số tranh ảnh phù hợp hoặc lấy ngay tranh ảnh trong sách giáo khoa để tiết học thêm sinh động, kiến thức được cụ thể, học sinh hứng thú và tiếp tục học tạp hơn. Ngoài ra giáo viên có thể thiết kế lại các câu hỏi và những từ gợi ý để cho học sinh gây hứng thú, chú ý và có hướng thảo luận để thục hành theo nhóm , cập, cá nhân.
	Nhà trường phải giảng dạy như thế nào để học sinh có kỉ năng tư duy chiếm ri thức mới, không ngừng tự học hoàn thiện, bổ sung cho mình năng lực mới. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học. Chuyển dạy học theo kiểu “truyền thụ một chiều” “thầy đọc, trò chép” sang dạy học phát huy cao độ tính tich cực hoạt động nhận thức của học sinh, huy động năng lực tư duy của học sinh, cuốn học sinh vào hoạt động để nắm được cách tự chiếm lĩnh tri thức.
	Theo hướng này, giáo viên phải biêt phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại và tăng cường khai thác tiềm năng của phương tiện dạy học. Đặc biệt là phương tiện kỷ thuật dạy học: bao gồm cả những thiết bị biểu diễn, minh họa trên lớp và các thiết bị thực hành của học sinh theo cá nhân, cặp, nhóm. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tinh tích cực, nhận thức, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Vì vậy, đồ dùng dạy học trong nhà trường phổ thông là một hệ thống khá phức tạp bao gồm các loại hình maket, biểu bảng, tài liệu nghe nhìn, dật giả, phần mềm dạy học, các phương tiện miêu tả các đối tượng trong thiên nhiên, ngôn ngữ nhân tạo, vở bài tập in sẵn và các tài liệu in sẵn. Các thiết bị để tái tạo lại các hiện tượng, các phương tiện, kỷ thuật dùng đề chuyển tải thông tin, đầu video, radio, cassette, máy tính, máy chiếu, đèn chiếu, máy thu hình. Bởi vậy, đối với giáo viên, đồ dùng dạy học là một quá trình hoạt động nghề nghiệp, quá trình lao động sản phẩm. Hoạt động nghề nghiệp này của giáo viên gắn liền một cách hữu cơ với hoạt động của học sinh và quyết định hoạt động đó
	2. Giải quyết vấn đề:
	a. Tìm hiểu thực trạng:
	Trường tôi thuộc 1 xã nông thôn,, đa phần các em đều không được học tập tiếng Anh là một môn học mới mẽ với các em. Vì vậy, đa phần các em rất tò mò pha lẫn thích thú khi được học. Điều đó tạo nên một lợi thế lớn đối với giáo viên nhưng đồng thời cũng là một thách thức vì họ phải liên tục làm mới bài dạy để duy trì sự thu hút như lúc ban đầu. Nhưng sự tò mò ấy không dược lâu, chì thời gian ngắn sau thì các em lại trở về với thái độ như với mọi môn khác. Do đặc thù của bộ môn đòi phải tôi phải luôn làm mới bài dạy của mình và như thế sẽ giúp học sinh rất nhiều. Đó là sự hứng thú, là sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh . . .Trong các phương pháp tôi áp dụng, thì sử dụng đồ dùng dạy học
 là phương pháp chiếm nhiều ưu thế.
3/ Áp dụng cụ thể:
Ví dụ 1: Picture drill
	Giáo viên chọn 04-06 tranh làm gợi ý để luyện tập, giáo viên noi mẫu tranh đầu tiên, học sinh nhắc lại đồng thanh, cá nhân. Sau đó, gió viên tiếp tục đưa tranh thứ hai rồi thứ ba, bốn để học sinh nhìn tranh nói theo tranh vẽ hoặc black board drawing drill.
	Giáo viên vẽ hình lên bảng, học sinh quan sát và đặt câu theo mẫu cấu trúc. Bên cạnh đó, trong một tiết học giáo viên có thể xen một vài trò chơi. Trò chơi là một hoạt động tự do, giúp các em vừa học , vừa chơi, vừa củng cố, vừa ứng dụng được bài học theo hình thức giải trí không gò bó, nhằm tạo hứng thú học tập cho các em. Chúng ta xác định trò chơi là hoạt động dạy học có hiệu quả, nhưng học sinh bị nhàm chán sau khi trò chơi được tổ chức nhiều lần mà không có sự thay đổi đôi chút về hình thức tổ chức. Tôi xin giới thiệu một vài trò chơi phổ biến:
* Trò chơi lucky number:
	Dùng bông hoa nhiều cánh dán lên bảng, đằng sau mỗi cánh hoa là “Questions” hay “lucky number”, trước cánh hoa ta đánh số thứ tự 1, 2, 3, giúp các em dễ chọn.
	Thay gì trả bài giáo viên nên cho học sinh một trò chơi có liên quan đến bài học “lucky number” hoặc “Binggo” hay “Noughts and crosses”. Một số trò chơi này có thể giúp học sinh hiểu rõ thêm từ vựng và luyện tập thêm một số câu hỏi thường gặp.
- Ví dụ 2 : Classs 9 : Unit 3 section: gettings started and listen and read
	Giáo viên treo tranh lên bảng và đặc một vài câu hỏi gợi ý dạng: “ Yes/No question”để học sinh làm rõ nội dung bài học, dần dần giáo viên dắt các em vào bài học một cách nhẹ nhàng, hứng thú.Giao1 viên hướng dẩn học sinh nhìn thấy trực tiếp cảnh vật ở miền quê để dễ quan sát hơn, các em biết được những người dân làm những công việt nặng nhọc ở ngoài đồng với ánh nắng chói chang, những người bạn đồng trang lứa chơi trò chơi dân gian.
- Ví dụ 3: Một tiết học mà đôn phần “speak and listen” lại là một thì khó mà truyền tải hết cả hai phần thì không đủ thời gian 45 phút. Vì vậy, giáo viên có thể thiết kế lại cho ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, gây hứng thú bằng cách dùng “poster” hoặc “tranh” để cho học sinh nhìn và quan sát, thực hành theo cặp, nhóm, giáo viên làm như vậy học sinh hiểu rõ thêm phần nội dung và tập trung quan sát bài.
 -Ví dụ 4 : class 9 : Unit 2 :CLOTHING ( Section :Tgetting started & listen Read ).
Giáo viên treo tranh các trang phục của một số người trên thế giới. Học sinh quan sát trực tiếp tranh và đoán ra được những người trong tranh ở những nước nào đến qua trang phục của họ. Từ đó cho thấy nếu giáo viên dùng tranh thì học sinh dể nhận biết hơn, dể khai thác và tận dụng óc tư duy của mình để nhận biết được phong tục tập quán của họ qua tranh ảnh. Đặt biệt là loại quần “jean” từ những thập niên 70-80 đến nay. Quấn jean vẫn được ưa chuộng ở các nước trên thế giới.
 -Ví dụ 5: class 9 : Unit 3 ; A TRIP TO THE COUNTRYSIDE
 ( Section : read ) 
 Nếu phần đọc chỉ điền từ & kết hợp nghĩa thì học sinh nhàm chán & không gây hứng thú bởi chỉ dựa vào bài là các em làm được .Từ đó giáo viên nên dùng “ poster’’ với một vài câu hỏi gợi ý có liên quan đến bài học.
 -How long will Van stay there ?
 - What do Mr Parker & Mrs Parker do ?
 - How many children do they have ?
 - What does Van do after finishing his homework ?
 - How do the Parker family spend their weekend ?
Nếu giáo viên chỉ hỏi và học sinh đáp bằng phương pháp giao tiếp thì học sinh khó hiểu, biết chăng là học sinh khá giỏi hiểu được ,còn những học sinh yếu kém thì khó mà nắm bắt được từ đó học sinh chán học, tiết học đơn điệu. Nhưng giáo viên dùng “ poster treo bảng, cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm . Như vậy,giáo viên có thể quan sát hết học sinh, không tốn thời gian cho việt viết câu hỏi lên bảng, tất cả học sinh phải tập trung làm bài theo nhóm, cặp .Cho dù học sinh yếu kém khá giỏi.
-Ví dụ 6: Unit 7 class 9: Section getting started and listen and read. Giáo viên treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát, giáo viên yêu cầu học sinh dùng câu đề nghị “I suggest” để tiết kiệm năng lượng như: tiết kiệm nước, điện,
	Tương tự, đến phần “ Section listen and read ”, giáo viên lần lượt giới thiệu từ mới bằng vật thật, tranh ảnh minh họa và hướng dẫn học sinh đọc bài. Giáo viên có thể dùng “ Poster ” các câu hỏi treo lên bảng để học sinh nắm bắt kịp nội dung bài. Cách dạy trên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, vốn từ mở rộng và trở nên gần gũi hơn, các em sẽ say mê và yêu thích môn học hơn. Bên cạnh đó, để giúp học sinh trao dồi vốn từ phong phú, giáo viên phải không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm để cập nhật nâng cao, mở rộng kiến thức từ sách tham khảo, báo chí, trên mạng và từ phía đồng nghiệp. Sau khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học thì có hơn 95% học sinh giơ tay phát biểu và trả lời đúng.
III/ Kết quả:
	* Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh. Nó giúp cho giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian giảng giải, trách được sự nhàm chán, rập khuôn, đơn điệu về mặt lý thuyết. Khi học một tiết học có sử dụng một vài dụng cụ đơn giản khác như phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu,, các em học sinh đã phát biểu: “ chúng em rất hiểu bài, nhớ nhanh, nhớ lâu kiến thức, lại được thư giản bởi những hình ảnh sống động mà dễ hiểu. Học những giờ học như thế này giống như được xem những bộ phim hay cô ạ!”. Vì thế, sử dụng đồ dụng dạy học trên lớp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
	Trong thời gian giảng dạy ở trường tôi đã rúy ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân qua các tiết dạy, dự giờ, thao giảng ở một số giáo viên khác, tìm tòi học hỏi từ phía đồng nghiệp. Tôi nhận thấy tiết dạy có tính sáng tạo, gợi mở, sinh động qua một số ví dụ cụ thể, tranh ảnh inh họa, bài tập điền từ hoặc bài tập khách quan. Tiết học được cụ thể bằng nhiều biện pháp, hình thức hoạt động linh hoạt, nhẹ nhàn, học sinh động não, phát huy tính tư duy sáng tạo của học sinh được thể hiện trên điểm số như sau: Lớp 8A1, 8A5.
HS
Trước thử nghiệm
Sau thử nghiệm
79
3->4,5
5->6
6,5->7
8->10
3->4,5
5->6
6,5->7
8->10
40
20
10
9
10
20
20
29
50,6%
25,3%
12,7%
11,4%
12,7%
25,3%
25,3%
36,7%
	Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, có những vấn đề mà một cá nhân nào cũng không tự giải quyết được, lúc này cần có sự hợp tác của người khác. Chẳng hạn, khi giảng dạy vấn đề A, thì cần những thiết bị nào?thiết bị có sẵn không? đồ dùng đơn giản nào cần tự tạo? các thiết bị đồ dùng dạy học bị hỏng cần sửa chữa, điều chỉnh như thế nào? Sử dụng máy tính, các phương tiện hiện đại vào giờ học ra sao? Lấy thông tin trên mạng như thế nào? Tất cả những vấn đề này điều phải được đề xuất bàn bạc trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và dần biến nó thành thói quen, nếp nghĩ của giáo viên mỗi khi chuẩn bị một giờ dạy. Việc soạn giáo án trước một tuần giúp giáo viên đưa ra kế hoạch sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học sớm hơn.
	Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng các thiết bị đồ dùng dạy học, cần thiết phải biết sử dụng đúng lúc, đúng mục đích, tránh sử dụng tràn lan, để không làm mất thời gian của thầy và trò.
	*Về phía nhà trường:
	BGH cùng với Tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên, khuyến khích giáo viên trong tổ sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh phát triển và mở rộng vốn từ tiếng Anh.
Thường xuyên theo dõi chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh để có sự bàn bạc, phối hợp với tổ chuyên môn kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết tốt.
III. Bài học kinh nghiệm:
	Trong quá trình thực hiện phương pháp dạy bằng cách dùng đồ dùng dạy học nêu trên, tôi rút ra được những ưu, khuyết điểm sau:
+ Ưu điểm:
	- Tiết học sinh động, học sinh hứng thú, say mê và tích cực học tập;
	- Học sinh hiểu bài và nhớ lâu bài một cánh chính xác;
	- Học sinh rèn luyện được kỷ năng tư duy và quan sát tốt;
	- Cụ thể hóa kiến thức, học sinh khắc sâu kiến thức;
	- Mở rộng được vốn từ tiếng Anh cho học sinh.
	+ Khuyết điểm:
	- Giáo viên vừa sử dụng bảng phụ vừa cho học sinh quan sát tranh nên không kịp thời gian;
	- Một số tranh thiếu màu sắc do photo từ sách giáo khoa ra nên thiếu sinh động và lôi cuốn học sinh;
	- Một số bài học không có tranh dạy phù hợp.
	Như vậy, bài học kinh nghiệm được rút ra từ sáng kiến trên là giáo viên phải chủ động linh hoạt về thời gian, tô màu cho bức tranh sinh động, sưu tầm từ sách báo những tranh ảnh phù hợp.
IV. Đề xuất biện pháp:
	Để thực hiện phương pháp dạy học trên một cách có hiệu quả, tôi có đề xuất một số biện pháp như sau:
	- Giáo viên phải tìm hiểu kỷ nội dung của bài, xác định trọng tâm và mục tiêu cần đạt;
	- Giáo viên cần sưu tầm sách, báo, những tranh, ảnh phù hợp với nội dung bài dạy, giáo viên phóng to tranh để đưa về tiết dạy của mình, những bức tranh thiếu màu sắc, giáo viên tô màu làm cho bức tranh thêm sinh động;
	- Sau khi tìm hiểu xong nội dung của bài học, giao viên treo tranh lên cho học sinh quan sát và nêu những từ hoặc cụm từ được nêu trong tranh, sau đó giáo viên chốt ý;
	- Giáo viên kết hợp với liên hệ thực tế và giáo dục từ trong cho học sinh, giúp các em thấy vốn từ gần gũi và tự hào, say mê, yêu thích môn tiếng Anh.
V. Kết luận:
	Việc sử dụng đồ dùng dạy học để mở rộng vốn từ và các câu hỏi gợi ý cho học sinh, tuy là một vấn đề nhỏ trong quá trình học tập của các em, nhưng nó đem lại rất nhiều lợi ích cho giáo viên như:
	- Tranh ảnh làm cho tiết học sinh động, học sinh hứng thú học tập, rèn kỷ năng tư duy, quan sát cho học sinh;
	- Giúp học sinh thấy được bài học gần gũi và ghi nhớ lâu bài học;
	- Rèn luyện cho các em sử dụng kỷ năng giao tiếp trong tiếng Anh và trong bài học của mình;
	- Giáo dục cho các em biết tiếp xúc trực tiếp bài học qua đồ dùng dạy học, giúp các em say mê và yêu thích môn tiếng Anh;
	- Phương pháp dạy học trên gần gũi, dễ thực hiện, tạo được sự hợp tác tin cậy giữa thầy và trò./.
Châu Tiến , ngày 30 tháng 3 năm 2009
 Người trình bày
 Nguyễn Quốc Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Tieng Anh - Su dung do dung day hoc Khoi THCS hien nay.doc