Sáng kiến kinh nghiệm - Phân dạng bài toán Hoá học lớp 8 ở chương trình THCS - Phạm Văn Điện

Sáng kiến kinh nghiệm - Phân dạng bài toán Hoá học lớp 8 ở chương trình THCS - Phạm Văn Điện

II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

 1, Nêu lên được cơ sở lý luận của việc phân dạng các bài toán Hoá học trong quá trình dạy và học

2, Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh 8 ở trường THCS .

3, Hệ thống bài toán Hoá học theo từng dạng.

4, Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng bài toán Hoá học, nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

 Học sinh khối 8 ở trường THCS Lâm Ngư Trường.

IV MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Phân dạng các bài toán Hoá học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hoá học của học sinh lớp 8 THCS.

V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Việc phân dạng các bài toán Hoá học sẽ đạt được hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh ở cấp học cao hơn khi giáo viên sử sụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài tập hoá học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8 THCS.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm v.v. .

 Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hoá học theo nội dung đã đề ra.

 Trên cơ sở đó tôi đã trình bày các dạng bài toán hoá học đã sưu tầm và nghiên cứu để nâng cao khả năng, trí tuệ của học sinh.

VII. BÀI TOÁN HOÁ HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA HỌC SINH

Một số học sinh có tư duy hoá học phát triển là năng lực quan sát tốt, có trí nhớ lô-gíc, nhạy bén, có óc tưởng tượng linh hoạt phong phú, ứng đối sắc xảo với các vấn đề của hoá học và làm việc có phương pháp.

 Bài toán hoá học được xếp trong giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nó có những tác dụng rất to lớn.

1. Bài toán hoá học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm đã học.

Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa của khái niệm nhưng nếu không thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững được cái mà học sinh đã thuộc.

2. Bài toán hoá học mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.

3. Bài toán hoá học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học.

4. Bài toán hoá học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải quyết các bài tập hoá học giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hoá học, nhớ các ký hiệu hoá học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính toán v.v.

5. Bài toán hoá học tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy.

6. Bài toán hoá học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập hoá học là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra. Mặt khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích môn học.

 

doc 21 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Phân dạng bài toán Hoá học lớp 8 ở chương trình THCS - Phạm Văn Điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội hiện nay là xã hội thông tin, kinh tế tri thức toàn cầu hoá. Con người hiện đại đòi hỏi phảI thay đổi việc dạy học. Lượng thông tin ngày càng nhiều, giáo dục phổ thông không thể cung cấp một lượng kiến thức đủ dùng cho người học suốt đời. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là chủ yếu. Các giáo viên giảng dạy đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu nhừng thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để dưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do đó đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của giáo dục nước ta hịên nay.
 	Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người " Lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn.
 	Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng họat động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.
 Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt đông sản xuất và các hoạt động sau này.
 	 Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là ở lớp 8 trường THCS nói riêng. Bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch sát với đối tượng. Qua nghiên cứu bài tập Hoá học bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh.
 	Người giáo viên dạy Hoá học muốn nắm vững chương trình Hoá học phổ thông, thì ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương giảng dạy còn cần nắm vững các bài tập Hoá học của từng chương, hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng công việc: Luyện tập, kiểm tra , nghiên cứu... nhằm đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập ở các mức khác nhau cho từng đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi, Khá , TB, Yếu.
 	Bài tập Hoá học rất đa dạng phong phú song với những nhận thức trên, là một giáo viên giảng dạy tại địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc cụ thể là trường THCS Lâm Ngư Trường. Tôi thấy chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều, một số học sinh vận dụng kiến thức để giải bài toán Hoá học chưa được thành thạo. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy, Phân loại các dạng bài tập Hoá học phù hợp với đặc điểm của học sinh, nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em.
 	Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương. Nên tôi đã chọn đề tài: " Phân dạng bài toán Hoá học lớp 8 ở chương trình THCS".
Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo của người học. Một trong những hướng đổi mới tính giáo dục ở trường THCS là giảm tính lí thuyết hàn lâm, tăng tính thực hành vận dụng, điều này liên quan với nhiệm vụ phát triển ở học sinh các năng lực nhận thức và hành động, năng lực gắn lièn với các kĩ năng.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
 	1, Nêu lên được cơ sở lý luận của việc phân dạng các bài toán Hoá học trong quá trình dạy và học
2, Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh 8 ở trường THCS .
3, Hệ thống bài toán Hoá học theo từng dạng.
4, Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng bài toán Hoá học, nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Học sinh khối 8 ở trường THCS Lâm Ngư Trường.
IV MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Phân dạng các bài toán Hoá học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hoá học của học sinh lớp 8 THCS.
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Việc phân dạng các bài toán Hoá học sẽ đạt được hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh ở cấp học cao hơn khi giáo viên sử sụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài tập hoá học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8 THCS.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm v.v.. .
	Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hoá học theo nội dung đã đề ra.
	Trên cơ sở đó tôi đã trình bày các dạng bài toán hoá học đã sưu tầm và nghiên cứu để nâng cao khả năng, trí tuệ của học sinh.
VII. BÀI TOÁN HOÁ HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA HỌC SINH
Một số học sinh có tư duy hoá học phát triển là năng lực quan sát tốt, có trí nhớ lô-gíc, nhạy bén, có óc tưởng tượng linh hoạt phong phú, ứng đối sắc xảo với các vấn đề của hoá học và làm việc có phương pháp.
	Bài toán hoá học được xếp trong giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nó có những tác dụng rất to lớn.
Bài toán hoá học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm đã học.
Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa của khái niệm nhưng nếu không thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững được cái mà học sinh đã thuộc.	
Bài toán hoá học mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.
Bài toán hoá học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học.
Bài toán hoá học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải quyết các bài tập hoá học giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hoá học, nhớ các ký hiệu hoá học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính toán v.v...
Bài toán hoá học tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy.
Bài toán hoá học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập hoá học là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra. Mặt khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích môn học.
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHÂN DẠNG 
CÁC LOẠI BÀI TOÁN HOÁ HỌC TRONG GIẢNG DẠY
 HOÁ HỌC LỚP 8 Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
DẠNG 1: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
I . Tìm khối lượng nguyên tố trong a g hợp chất
Ví dụ: Tính số gam cacbon C có trong 11g khí cacbonic CO2 ( C = 12; O = 16).
 Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa cacbon và khí cacbonic trong công thức CO2.
Hướng dẫn giải
Cách 1
Xác định lời giải
Bước 1: Viết CTHH của chất.
Bước 2: Tính khối lượng mol của hợp chất và khối lượng của nguyên tố trong 1 mol chất
Bước 3; Lập quan hệ với số liệu của đầu bài
Bước 4: Trả lời
Lời giải
Khí cacbonic có CTHH: CO2
1 mol CO2 có chứa 1 mol C
44 g CO2 có chứa 12 g C
11 g CO2 có chứa x g C
x = 3
Có 3g C trong 11 g CO2
Cách 2
Xác định lời giải
Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol
Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M
Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. Tìm khối lượng chưa biết.
Bước 4: Trả lời
Lời giải
nCO= 
 MCO2 = 44 g
 1 mol CO2 có chứa 1 mol C
0,25mol CO2 có chứa 0,25 g C
MC = 0,25.12 = 3g
Có 3g C trong 11 g CO2 
II. Tìm khối lượng hợp chất để trong đó có chứa a mol nguyên tố:
Ví dụ: Cần lấy bao nhiêu gam CH3COOHđể thng đó có chứa 12g nguyên tố các bon ?
 Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỷ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa nguyên tố và hợp chất
Hướng dẫn giải
Cách 1
Xác định lời giải
Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M, nêu ý nghĩa ( có liên quan tới chất tìm)
Bước 2: Lập quan hệ với số liệu của đầu bài. 
Tính x
Bước 3: Trả lời
Lời giải
CTHH : CH3COOH có : M = 60g
1 mol CH3COOH có chứa 2 mol C
60 g CH3COOH có chứa 24g C
 x g CH3COOH có chứa 12 g C
 x = = 30 g
 Cần 30 gam CH3COOH
Cách 2
Xác định lời giải
Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol
Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M, nêu ý nghĩa của CTHH
Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. suy ra số mol chất
Bước 4: Tính khối lượng m = n.M
Bước 5: Trả lời
Lời giải
M C = 12g => nC = 12:12 = 1 mol
MCH3COOH = 60g
 1mol CH3COOH có chứa 2mol C
0,5 mol CH3COOH <= 1mol C
mCH3COOH = 0,5 . M = 0,5.60 = 30 g
Cần 30 g CH3COOH
III. Tính tỷ lệ % về khối lượng m của mỗi
nguyên tố trong hợp chất:
Ví dụ : Tính tỷ lệ % về khối lượng của Hiđrô trong hợp chất H2SO4
Nghiên cứu đầu bài: Dựa vào tỷ lệ khối lượng giữa hiđro và axit để tính tỷ lệ %
Hướng dẫn giải
Cách 1
Xác định lời giải
Bước 1: Viết CTHH của chất. Tính M của hợp chất. Khối lượng hiđro có trong M của chất
Bước 2: Tìm tỷ lệ % 
Bước 3: Trả lời
Lời giải
CTHH : H2SO4
M = 98 g
MH = 2.1 = 2g
% H = 
H chiếm 2,04 % về khối lượng H2SO4
Cách 2
Xác định ... ời
Lời giải
 CTHH: CxHy
 d CxHy/ H2 = 28 Þ MCH= 2.28 =56
 Þ m1 = 
mC = 48 ; mH =8
nC = 48/ 12 = 4 ; nH = 8/1 = 8
Vậy x = 4 ; y = 8
 CTHH là : C4H8
Ví dụ2: Không khí xem như gồm N2 và O2 có tỷ lệ 4:1 . Xác định khối lượng mol TB của không khí
Mkk = 
K. DẠNG 8:	 BÀI TOÁN VỀ HỖN HỢP
Đối với dạng bài toán hỗn hợp thì thường ta phải hướng dẫn học sịnh lập phương trình hoặc hệ phương trình để tìm ra các đại lượng cần tìm
Ví dụ 1: Hoà tan một lượng hỗn hợp 19,46 g gồm Mg, Al, Zn ( trong đó số g của Mg bằng số gam Al) bằng một lượng dd HCl 2M .Sau phản ứng thu được 16,352 lít H2 ( ĐKTC).
a, Tính số gam mỗi kim loại đã dùng ?
b, Tính thể tích dd HCl cần dùng để hoà tan toàn bộ sản phảm trên, biết người ta sử dụng dư 10% ?
Giải
PTHH: Mg + 2HCl MgCl2 + H2
 2Al + 6HCl 2AlCl3 +3 H2
	 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Gọi a,b,c là số mol lần lượt của Mg; Al; Zn
 Theo các PTHH trên ta có: Số mol H2 là:( a + 3/2b + c) = 
Ta có các phương trình về khối lượng của hỗn hợp:
24a + 27b + 65c = 19,46
24a = 27b 
Kết hợp lại ta có hệ:
 ( a + 3/2b + c) = 0,73
 24a + 27b + 65c = 19,46
 24a = 27b 
Giải hệ ra ta được: a = 0,27 , b = 0,24 , c = 0,1
Vậy mMg = 0,27.24 = 6,48 g; mAl = 27.0,24 = 6,48 g mZn = 0,1.65 = 6,5 g
b, Số mol HCl tham gia phản ứng bằng 2a + 3b + 2c = 1,46. Vậy thể tích dd HCl cần để hoà tan hỗn hợp là: 1,46 : 2 = 0,73 lít.
Do đó thể tích HCl theo đề bài sẽ là : 0,73 + 0,073 = 0,803 lít
Ví dụ 2: Có một hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO . Người ta dùng H2(dư) để khử 20g hỗn hợp đó.
a,Tính khói lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng?
b, Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng ?
Đáp số: a, mFe = 10,5 g; mCu = 6,4 g
 b, 0,352 mol H2
CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 1: Người ta hoà tan hoàn toàn 9,52 g hỗn hợp A gồm: Fe; Fe2O3 ; Fe3O4
bằng 850 ml dd HCl 0,4 M. Phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít H2 (ĐKTC). Tníh % khối lượng từng chất trong A. Xác định nồng đọ CM các chất có trong D ( Biết thể tích không đổi). 
Bài 2: Hỗn hơph gồm Na và một kim loại A hoá trị I ( A chỉ có thể là K hoặc Li). Lấy 3,7 g hỗn hợp trên tác dụng với lượng nước dư làm thoát ra 0,15 mol H2 ( ĐKTC) . Xác định tên kim loại A
PHẦN III KẾT LUẬN CHUNG
Hoá học nói chung bài tập Hoá học nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc học tập Hoá học, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ sung thêm những phần thiếu sót về lý thuyết và thực hành trong hoá học.
 Trong quá trình giảng dạy Môn Hoá học tại trường THCS cũng gặp không ít khó khăn trong việc giúp các em học sinh làm các dạng bài tập Hoá học, song với lòng yêu nghề, sự tận tâm công việc cùng với một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Tôi đã luôn biết kết hợp giữa hai mặt :"Lý luận dạy học Hoá học và thực tiễn đứng lớp của giáo viên". Chính vì vậy không những từng bước làm cho đề tài hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết, mặt lý luận dạy học mà làm cho nó có tác dụng trong thực tiễn dạy và học Hoá học ở trường THCS.
I . KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
 	Qua việc vận dụng .Phương pháp phân loại các dạng bài tập hoá học trong hoá học 8. tôi thấy có một số ưu điểm sau đây.
Học sinh tiếp thu được cách làm nhanh chóng, Số lượng học sinh hiểu bài, thao tác thành thạo các dạng bài tập hoá học ngay tại lớp chiếm tỷ lệ cao.
Sau khi nắm được cơ sở của việc phân loại các phản ứng hoá học thì mọi đối tượng học sinh đều làm được.
Giúp học sinh có cái nhìn rộng hơn về bộ môn hoá học.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài. Phát huy được tính tích cực của học sinh.
Dựa vào sự phân loại bài tập giáo viên có thể dạy nâng cao được nhiều đối tượng học sinh.
Để dạy nâng cao được nhiều đối tượng học sinh. Đối với trường THCS Lâm Ngư Trường đây là một vấn đề mà bản thân tôi cũng như BGH từng băn khoăn làm sao để có Học Sinh giỏi vòng trường, vòng huyện. Chính vì lẽ đó mà tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này. 
 Với những ưu điểm trên tôi mạnh dạn viết sáng kiến này và sử dụng nó vào giảng dạy bộ môn hoá học 8(phần tự chọn hoá học 8). Tuy nhiên đây là một nội dung mới khi viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này của tôi được hoàn thiện hơn. 
* Kết quả cụ thể như sau:
Năm học: 2005-2006 tôi đã áp dụng các dạng bài tập này để phân loại học sinh và chọn được học sinh giỏi khối 8 là 3em.
Năm học 2006-2007 với 3 em này(lớp 9) tôi bồi dưỡng thêm với các dạng bài toán này và thêm một số dạng nhưng ở mức độ cao hơn và đạt kết quả khá khả quan.
3 em thi vòng huyện đạt:
 - 01 giải nhì, 01 giải ba và 01 giải khuyến khích.(3 trong 2 em được chọn thi HSG vòng tỉnh).
Năm học này (2008-2009) tôi được phân công dạy môn hoá 8 tôi sẽ áp dụng tiếp chuyên đề này trong việc phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi để tạo nguồn cho năm sau và tôi tin chắc rằng sẽ đạt kết quả cao trong năm tới.
 * Vấn đề còn hạn chế 
 Khi vận dụng phương pháp để phân loại các dạng bài tập hoá học trong việc giảng dạy bộ môn hoá học 8 tôi thấy còn có một số hạn chế sau đây:
Đối với học sinh.
Đây là nội dung kiến thức tổng hợp trong nhiều tiết học nên đòi hỏi học sinh trước tiên phải nắm vững các khái niệm kiến thức cơ bản trong SGK 
Thời gian luyện tập cho loại bài tập này còn hạn chế, nên chuyên đề này được các trường triển khai trong chương trình tự chọn hoá học 8 là rất phù hợp. 
Học sinh mới được làm quen với môn hoá nên còn bỡ ngỡ.
Đối với giáo viên.
Những giáo viên có trình độ hạn chế thì việc nắm chắc các kiến thức về phân loại các dạng bài tập hoá học là khó khăn.
Giáo viên phải có kiến thức vững vàng về các dạng bài tập hoá học thì mới xây dựng tốt được các dạng bài tập này tránh những sai sót.
* Điều kiện áp dụng
Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng chuyên đề này người giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo về các dạng bài toán hoá học các loại phản ứng hoá học để có thể xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Với các trường có triển khai môn tự chọn đối với môn hoá thì việc vận dụng chuyên đề này là phù hợp và rất bổ ích cho các em học sinh.
II. HƯỚNG TIẾP THEO CỦA SKKN
Bổ sung thêm các dạng bài toán định hướng và định lượng ở mức độ dành cho học sinh đại trà và học sinh khá giỏi.
áp dụng điều chỉnh những thiếu sót vào giảng dạy tại nơi công tác
Vận dụng các kinh nghiệm giảng dạy, tiếp thu các ý kiển chỉ bảo, tranh thủ sự đóng góp xây dựng của các đồng nghiệp để đưa đề tài này có tính thực tiễn cao.
Trong giới hạn của một sáng kiến việc trình bày cũng như cách xây dựng các dạng bài tập hoá học chưa thật sự đa dạng, nhưng tôi mong muốn trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu chuyên đề này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của quý thầy cô để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như SKKN này có tác dụng cao trong việc dạy và học.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lâm Ngư Trường, ngày 10 tháng 10 năm 2008
Người thực hiện: Phạm Văn Điện
 Giáo viên trường THCS Lâm Ngư Trường
Những tài liệu tham khảo
1, Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 8- 9 của Nguyễn Đình Độ, NXB 
Đà Nẵng
2, 250 bài toán Hoá học chọn lọc- PGS Đào Hữu Vinh - NXB Giáo dục.
3, Bài tập Hoá học nâng cao 8 - 9 - PGS - TS Lê Xuân Trọng - NXBGD
4, Hình thành kỹ năng giải bài tập Hoá học - Cao Thị Tặng
5, Câu hỏi và bài tập Hoá học trắc nghiệm 8 - Ngô Ngọc An
6, Bài tập chọn lọc Hoá học-8 - Đỗ Thị Lâm
7, Rèn luyện kỹ năng giải toán Hoá học - 8 Ngô Ngọc An.
8, Bài tập nâng cao Hoá hcọ - 8 Nguyễn Xuân Trường
9, Ôn tập Hoá học - 8 - Đỗ Tất Hiển
10, Sách bài tập Hoá học 8 - Lê Xuân Trọng
Phụ lục
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài
 II . Nhiệm vụ đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Mục đích đề tài
Giả thuyết khoa học
Phương pháp nghiên cứu
Bàì toán hoá họcvà vai trò của nó trong việc phát triển tư duy của học sinh
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI: PHÂN DẠNG CÁC LOẠI BÀI TOÁN HOÁ HỌC TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC Ở THCS
DẠNG 1: Tính theo CTHH
DẠNG 2: Bài toán về lập CTHH
DẠNG 3: Bài toán cơ bản về mol, khối lượng mol và thể tích molchất khí
DẠNG 4: Bài toán tính theo PTHH
 E. DẠNG 5: Bài toán về dung dịch và nồng độ dung dịch
F. DẠNG 6: Bài toán về hiệu suất phản ứng
I .DẠN 7: Bài toán về tỷ khối chất khí và khối lượng mol trung bình
DẠNG 8: Bài toán về hỗn hợp
PhÇn III: KÕt luËn chung
1
2
2
2
2
2
3
3
5
7
9
10
14
15
16
17
BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Họ và tên GV SKKN: PHẠM VĂN ĐIỆN.
Đơn vị: Trường THCS Lâm Ngư Trường.
Dạy lớp (môn): lớp 8 môn Hoá, Công nghệ, Thể dục; lớp 6,9 môn Thể dục.
Tên SKKN: Phân dạng các loại bài toán hoá học trong giảng dạy hoá học lớp 8 ở trung học cơ sở
II. Nội dung:
- Lí do chọn đề tài SKKN
- Các phần của bản SKKN.
Phần I :Đặt vấn đề
Phần II : Nội dung đề tài: Phân dạng các loại bài toán hoá học trong giảng dạy hoá học lớp 8 ở trung học cơ sở.
DẠNG 1: Tính theo CTHH (Có 4 loại bài tập + bài tập tự giải)
DẠNG 2: Bài toán về lập CTHH (Có 2 loại bài tập + bài tập tự giải)
DẠNG 3: Bài toán cơ bản về mol, KL mol và thể tích mol chất khí (Có 6 loại bài tập + bài tập tự giải)
DẠNG 4: Bài toán tính theo PTHH (Có 6 loại bài tập + bài tập tự giải)
DẠNG 5: Bài toán về dung dịch và nồng độ dung dịch (Có 11 loại bài tập + bài tập tự giải)
DẠNG 6: Bài toán về hiệu suất phản ứng (Có 2 loại bài tập + bài tập tự giải)
DẠNG 7: Bài toán về tỷ khối chất khí và khối lượng mol trung bình (bài tập hướng dẫn + bài tập tự giải
DẠNG 8: Bài toán về hỗn hợp (bài tập hướng dẫn + bài tập tự giải).
Phần III: Kết luận chung
I . Kết quả của đề tài
* Kết quả cụ thể.
* Vấn đề còn hạn chế 
* Điều kiện áp dụng
II. Hướng tiếp theo của SKKN
III. Hiệu quả của SKKN
- Đã áp dụng SKKN 
Năm học: 2005-2006 tôi đã áp dụng các dạng bài tập này( dạy học tự chọn) để phân loại học sinh và chọn được học sinh giỏi khối 8 là 3em.
- Hiệu quả
Năm học 2006-2007 với 3 em này(lớp 9) tôi bồi dưỡng thêm với các dạng bài toán này nhưng ở mức độ cao hơn và đạt kết quả khá khả quan.
3 em thi vòng huyện đạt:
 - 01 giải nhì, 01 giải ba và 01 giải khuyến khích.(3 trong 2 em được chọn thi HSG vòng tỉnh).
Năm học này (2008-2009) tôi được phân công dạy môn hoá 8 tôi sẽ áp dụng tiếp chuyên đề này trong việc phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi để tạo nguồn cho năm sau và tôi tin chắc rằng sẽ đạt kết quả cao trong năm tới.
SKKN đã đạt xuất sắc vòng huyện năm 2008
Mời quí thầy cô tham khảo và cho xin ý kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(2).doc