Sáng kiến kinh nghiệm - Nghiên cứu về ảnh hưởng việc rèn luyện đạo đức học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm Trường THCS Chánh Phú Hòa - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Sáng kiến kinh nghiệm - Nghiên cứu về ảnh hưởng việc rèn luyện đạo đức học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm Trường THCS Chánh Phú Hòa - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

MỤC LỤC

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

II. GIỚI THIỆU 2

1. Hiện trạng: 2

2. Giải pháp thay thế: 2

3. Một số đề tài gần đây: 2

4. Vấn đề nghiên cứu: 2

5. Giả thuyết nghiên cứu: 2

III. PHƯƠNG PHÁP 2

1. Khách thể nghiên cứu 2

2. Thiết kế 2

3. Quy trình nghiên cứu: 2

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 2

1. Phân tích dữ liệu: 2

2. Bàn luận kết quả: 2

3. Đo lường: 2

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 2

1. Kết luận: 2

2. Kiến nghị: 2

VI. PHỤ LỤC 2

 

doc 19 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Nghiên cứu về ảnh hưởng việc rèn luyện đạo đức học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm Trường THCS Chánh Phú Hòa - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Ánh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN CÁT
TRƯỜNG THCS CHÁNH PHÚ HÒA
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
“ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRƯỜNG THCS CHÁNH PHÚ HÒA ”
Giáo viên: NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
Năm học: 2012 – 2013
Tác giả: 
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS 
, tháng 02 năm 2011
MỤC LỤC
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
“ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRƯỜNG THCS CHÁNH PHÚ HÒA ”
Giáo viên nghiên cứu: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 
Đơn vị: Trường THCS Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 
 	Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, dẫn đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định
 Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THCS phải làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức nhân văn, nhân bản của các tư tưởng đó coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình. Thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường chủ nghĩa xã hội. Học sinh phải biết sống và làm việc theo pháp luật, có kỷ cương nề nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau. Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội xã hội chủ nghĩa. Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện được những yêu cầu đó quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ: Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.
II. GIỚI THIỆU
Hiện trạng:
Giáo dục  giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Như vậy hoạt động giáo dục không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức, mà là quá trình gồm nhiều bộ phận: Giáo dục đạo đức; Giáo dục trí tuệ; Giáo dục thể chất; Giáo dục  thẩm mỹ; Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Trong đó giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
Công tác chủ nhiệm là một trọng trách không những rèn luyện ý thức học tập cho học sinh mà còn giáo dục học sinh về nề nếp, tác phong giúp học sinh hình thành nhân cách tốt để ươm mầm cho tuơng lai của Tổ Quốc.	
Tuy nhiên, hiện nay trong công tác chủ nhiệm còn xuất hiện một bộ phận học sinh cá biệt có tình trạng suy thoái về ý thức học tập, rèn luyện nề nếp tác phong: Thường xuyên trốn tiết; Có thái độ vô lễ với giáo viên; Hay gây gỗ đánh nhau, nói tục chửi thề Nhận thức không đúng, lệch lạc dẫn đến vi phạm các nội qui, qui định chung của nhà trường.
* Học sinh có những hiện tượng này là do một số nguyên nhân sau:
- Về tâm sinh lý học sinh: 
+ Với đặc điểm của lứa tuổi từ 12 đến 15 tuổi ở bậc THCS, đây là giai đoạn phát triển thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em. Các em luôn hiếu động, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình... Chính vì vậy mà các em không muốn bị gia đình ràng buộc, các em dễ có những nhận thức không đúng, lệch lạc, dẫn đến vi phạm các nội quy, quy định chung.
+ Mặt khác ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. 
- Về phía gia đình: Do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái. Sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong công tác nuôi dạy; sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân
- Về phía nhà trường: Có những định kiến, thiếu thiện cảm đối với học sinh; sử dụng thái quá các biện pháp hành chính;  có sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; thiếu sự thống nhất giữa giáo dục sư phạm trong các tổ chức khác trong nhà trường; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội...
- Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị truờng tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động lối sống thực dụng - ham cơ sở vật chất hơn tính nhân văn; ảnh hưởng nhóm nhỏ tiêu cực của bạn bè; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội...
 Với suy nghĩ ấy, trong công tác chủ nhiệm tôi đã tìm hiểu các biện pháp rèn luyện ý thức học tập và nề nếp tác phong của học sinh nhằm giáo dục đạo đức cá nhân; Hình thành và phát triển ý thức đạo đức; Rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; Phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.
2. Giải pháp thay thế:
Thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thời đại của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người Việt Nam phải là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Bác Hồ kính yêu đã dạy “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng” Giáo dục phải là bồi dưỡng được cái đức: cái vốn quí của một con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thấm nhuần được tư tưởng đó.
 Thông qua công tác chủ nhiệm, giáo viên không những quan tâm học sinh trong học tập mà còn rèn luyện thái độ, hành vi, cách ứng xử của các em trong đạo đức, tác phong, chuyên cần. Hình thành cho học sinh thói quen sống, vui chơi và học tập tiến bộ . Tất cả các thầy cô giáo là lực lượng quan trọng tham gia vào hoạt động giáo dục các em qua các giờ học trên lớp. Nhưng hơn ai hết là một giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp, tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm đặt lên vai của mình. Phải làm sao có những việc làm thiết thực, phù hợp để nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh. Vì đó là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Xuất phát từ những lí do này tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu về ảnh hưởng việc rèn luyện đạo đức học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm trường THCS Chánh Phú Hòa’’
3. Một số đề tài gần đây:
- Đề tài: : “Một số biện pháp huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần” . Tác giả: Trịnh Đình Ba
- Đề tài: “Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc rèn luyện đạo đức học sinh THCS trong dạy học môn giáo dục công dân’’. Tác giả: Đỗ Thị Mỹ Hà.
Với những đề tài và các nguồn tài liệu khác nhau, thấy sự hiệu quả việc giáo dục thái độ, hành vi, cách ứng xử của các em trong đạo đức, tác phong, chuyên cần nên tôi đã tiến hành nghiên cứu theo ý tưởng đó của mình. Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội xã hội chủ nghĩa. Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. 
4. Vấn đề nghiên cứu: 
 Qua công tác chủ nhiệm có rèn luyện được đạo đức cho học sinh cá biệt THCS không?
 5. Giả thuyết nghiên cứu:
Có qua công tác chủ nhiệm sẽ rèn luyện được đạo đức cho học sinh cá biệt THCS. 
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi chọn hai học sinh nam cá biệt lớp chủ nhiệm 6A2 – Trường THCS Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương.
	1. Nguyễn Thái Sang.
	2. Trần Minh Thông.
Cả hai có sự tương đồng về dân tộc, hoàn cảnh sống và năng lực học tập. Quan trọng hơn cả là hai học sinh này có nhiều thái độ, hành vi, cách ứng xử trong đạo đức, tác phong và chuyên cần cần được rèn luyện. Thường xuyên trốn tiết; Có thái độ vô lễ với giáo viên; Ra vào lớp tự do, nói tục chửi thề Nhận thức không đúng, lệch lạc dẫn đến vi phạm các nội qui, qui định chung của nhà trường.
2. Thiết kế 
- Lựa chọn thiết kế: thiết kế đa cơ sở AB.
- Quan sát, ghi lại và tổng hợp kết quả học tập, vi phạm đạo đức, nề nếp tác phong của hai học sinh cá biệt trên trong hai tuần đầu năm học. Kết quả cho thấy hai học sinh này là cá biệt như nhau. Đây là giai đoạn cơ sở còn gọi là giai đoạn A. Qua việc phạt các em bằng cách trừ điểm, hạ bậc đạo đức thì các em vẫn không tiến bộ. 
- Do đó giáo viên đưa cho mỗi học sinh bản tự nhận xét vi phạm trong 4 ngày đầu. Nội dung như sau:
VI PHẠM
NỘI DUNG
SỐ LẦN VI PHẠM
HƯỚNG KHẮC PHỤC
HỌC TẬP
NỀ NẾP
TÁC PHONG
CHUYÊN CẦN
Giáo viên sẽ tổng hợp lại hướng khắc phục của từng em thông qua bảng tự nhận xét. Nếu em nào hướng khắc phục còn thiếu sót về những hành vi, thái độ vi phạm của mình thì giáo viên sẽ hướng cho các em bổ sung vào . Tiếp theo cho các em tổng hợp lại những việc cần điều chỉnh trong cuộc sống hàng ngày của bản thân mình. Sau đó giáo viên mời phụ huynh đọc qua bảng tổng hợp và kí cam kết để các em thực hiện theo những việc cần điều chỉnh. Giáo viên sẽ có sổ theo dõi hàng ngày và báo về cho phụ huynh xem hàng ngày. Đây là giai đoạn có tác động còn gọi là giai đoạn B.
3. Quy trình nghiên cứu:
Giáo viên ghi lại tất cả những vi phạm của em Nguyễn Thái Sang trong vòng 4 ngày đầu ( Đây là giai đoạn A). Sau đó cho em Sang ghi lại kết quả học tập, những vi phạm về nề nếp tác phong, đạo đức. Giáo viên sẽ đưa mẫu bảng tự nhận xét cho em Sang tự điền vào theo bảng trên.
* Tóm lại những việc cần điều chỉnh trong đạo đức và học tập hàng ngày của em Sang là: 
+ Lu ... ành vi và thái độ của hai học sinh Sang và Thông trước và sau tác động như bảng theo dõi ở phần đo lường. Ta thấy từ giai đoạn cơ sở (A) hai học sinh thường xuyên vi phạm với số lần tương đương nhau từ 20 -22 lần. Sau khi có tác động thì hai em thay đổi từng ngày, tỉ lệ điều chỉnh ngày càng tăng tỉ lệ nghịch với số lần vi phạm ngày càng giảm. Quan sát đồ thị thể hiện hành vi và thái độ của hai em Sang và Thông ở giai đoạn sau tác động. Ta thấy đường đồ thị có chiều đi lên, tỉ lệ điều chỉnh ngày càng tăng. Đến những ngày cùng cuối giai đoạn tác động tỉ lệ điều chỉnh đạt đến 100%, chứng tỏ hai em đã có những tiến bộ trông thấy, không còn vi phạm như ở giai đoạn cơ sở. 
Sang
Giai đoạn có tác động (B)
Thông
Giai đoạn có tác động (B)
2. Bàn luận kết quả:
Quan sát đường đồ thị cho ta thấy hai học sinh có sự thay đổi về những việc cần điều chỉnh của bản thân mình. Các em đã có những hành vi, thái độ, lời nói chính xác. Cả hai em đều đã thay đổi được hành vi, thái độ, lời nói của mình tốt hơn trong giai đoạn có tác động so với giai đoạn cơ sở.
 Chúng ta hãy nhìn vào đường đồ thị biểu thị kết quả điều chỉnh hành vi, thái độ của em Sang. Giai đoạn cơ sở kéo dài 4 ngày trong đó số lần vi phạm của em Sang còn nhiều vi phạm 22 lần trong 4 ngày. Kể từ ngày thứ 5 trở đi thông qua công tác chủ nhiệm, rèn luyện đạo đức học sinh để em xác định những việc mình cần điều chỉnh. Sau đó kết hợp với phụ huynh kí cam kết cùng với sổ theo dõi hàng ngày thì em Sang bắt đầu có sự thay đổi. Như chúng ta đã thấy sau khi bắt đầu tác động thì em Sang dần dần có sự thay đổi về thái độ, hành vi, lời nói của mình và tiếp tục tác động thì em đã hoàn toàn có thái độ và hành vi đúng trong cư xử hành ngày với thầy cô, bạn bè.
 Tương tự đối với em Thông quan sát đường đồ thị chúng ta cũng thấy được sự thay đối trong hành vi, lời nói của mình sau khi có tác động .
 Tiếp tục ghi chép và theo dõi thì tôi nhận thấy cả hai em Sang và Thông đều đã thay đổi hoàn toàn trong nhận thức của mình : Các em đã có những lời nói không thô tục, không còn bị cờ đỏ trừ điểm thi đua, không còn gây gỗ với các bạn, biết nghe lời giáo viên và cán bộ lớp hơn. Từ đó tôi thấy kết quả học tập của hai em cũng tiến bộ hơn.
 Do vậy, thông qua công tác chủ nhiệm nhằm rèn luyện ý thức đạo đức học sinh cá biệt kết hợp cùng sổ theo dõi với phụ huynh hàng ngày. Chúng ta đã làm thay đổi được hành vi, thái độ, lời nói của các em học sinh. 
3. Đo lường:
Các công cụ đo mà nghiên cứu này sử dụng là việc ghi chép lại những hành vi, thái độ của hai em học sinh trước và sau khi có tác động. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là thay đổi thói quen những hành vi và thái độ không đúng của hai em học sinh. Do vậy phép đo là đếm lại những lời nói, hành vi , thái độ của hai em học sinh qua việc ghi chép của lớp trưởng kết hợp với giáo viên. Đây chính là tỉ lệ điều chỉnh hành vi và thái độ. Trong nghiên cứu này giáo viên chỉ ghi chép lại những hành vi, lời nói sau đó giáo viên sẽ đếm lại những hành vi, lời nói của hai em học sinh để kiểm tra mức độ điều chỉnh . Vì vậy trong nghiên cứu này không có bài kiểm tra nào được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu. 
* Hành vi và thái độ của em Sang và Thông trước tác động và sau khi đã tác động:
Giai đoạn Nội dung
SỐ LẦN VI PHẠM(lần)
TỈ LỆ ĐIỀU CHỈNH (%)
Thông
Sang
Thông
Sang
CƠ SỞ(A)
4 ngày đầu
20 (a)
22(b)
100% - (20/a*100%)= 0%
100% - (22/b*100%)= 0%
CÓ TÁC ĐỘNG (B)
4 ngày tiếp theo
10
10
100% - (10/a*100%)= 50%
100% - (10/b*100%)= 55%
4 ngày tiếp theo
4
5
100% - (4/a*100%)= 80%
100% - (5/b*100%)= 77%
4 ngày tiếp theo
1
0
100% - (1/a*100%)= 95%
100% - (0/b*100%)= 100%
4 ngày tiếp theo
0
0
100% - (0/a*100%)=100%
100% - (0/b*100%)= 100%
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Đa số các giáo viên lo ngại về việc học sinh vô tổ chức, kỷ luật . Thích nói leo, không nghe theo lời giáo viên. Đã có nhiều đề tài nói về việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt nhưng theo bản thân tôi nhận thấy nghiên cứu này sẽ giúp học sinh cải thiện được hành vi, lời nói của bản thân các em.
Nghiên cứu được thực hiện trong một lớp giữa 2 học sinh có cùng vi phạm giống nhau . Lớp trưởng sẽ là người theo dõi trực tiếp hỗ trợ cho việc thay đổi hành vi, thái độ của 2 bạn vi phạm. Giáo viên không trực tiếp theo dõi nhưng là người quan sát qua sự ghi chép của lớp trưởng dựa vào đó giáo viên sẽ chỉnh sửa hành vi , lời nói của các em kịp thời qua đó giúp các em uốn nắn kịp thời những sai sót.
Quan sát trong một lớp học tôi nhận thấy giáo viên ít có thời gian để điều chỉnh hành vi, lời nói của học sinh được vì thời gian trên lớp có hạn. Do đó dẫn đến tình trạng các em mắc sai lầm về hành vi, lời nói của mình cuối cùng là vi phạm về đạo đức. Do vậy thông qua công tác chủ nhiệm tôi hy vọng sẽ hỗ trợ thêm cho nhiều học sinh cải thiện về hành vi, lời nói của mình.
2. Kiến nghị:
Các cấp, các ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và công tác chủ nhiệm ở trường THCS.
Nhà trường cần có phương pháp giáo dục thích hợp, luôn quan tâm và kịp thời uốn nắn những hành vi và thái độ lệch lạc của học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này thì giáo viên chủ nhiệm phải tiên phong trong công tác rèn luyện ý thức đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm nói chung và học sinh cá biệt nói riêng.
Gia đình cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các em, có tri thức giáo dục con cái đúng đắn. Trong công tác nuôi dạy không nuông chiều thái quá hoặc làm gương xấu cho con trẻ.
Xác nhận 
của Ban giám hiệu
Xác nhận
Của tổ trưởng
Chánh Phú Hòa ngày 05 tháng 01 năm 2013
Giáo viên
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
VI. PHỤ LỤC
 * Bảng tự nhận xét của em Sang trong 4 ngày đầu (giai đoạn cơ sở A):
VI PHẠM
NỘI DUNG
SỐ LẦN VI PHẠM
HƯỚNG KHẮC PHỤC
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
HỌC TẬP
Không học bài và không làm bài tập.
2
Sắp xếp thời gian biểu hợp lí, mỗi tối dành 90 phút để hoàn thành
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở.
Mất trật tự, không phát biểu xây dựng bài.
3
Tập trung nghe giáo viên giảng, ghi chép bài đầy đủ.
Nhắc nhở , xử lí học sinh mất trật tự, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
NỀ NẾP
Mất trật tự 15 phút đầu giờ.
4
Vào lớp đúng giờ, truy bài đầu giờ nghiêm túc.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban cán sự lớp giám sát chặt chẽ học sinh vi phạm.
Ra vào lớp tự do, nói tục, chửi thề.
2
Ra vào lớp đúng quy định, nói lời hay ý đẹp.
Giáo viên bộ môn quản lí tốt tiết học, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
Vô lễ với giáo viên
1
Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi
TÁC PHONG
Đồng phục không nghiêm túc: Mang dép lê, không đóng thùng.
6
Đồng phục, tác phong nghiêm túc.
Sao đỏ kết hợp với Ban cán sự lớp trừ điểm thi đua, báo cáo giáo viên chủ nhiệm
CHUYÊN CẦN
Nghỉ học không phép
2
Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép.
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, thông báo đến gia đình.
Trốn tiết
2
* Bảng tự nhận xét vi phạm 4 ngày đầu (giai đoạn cơ sở A) của em Thông:
VI PHẠM
NỘI DUNG
SỐ LẦN VI PHẠM
HƯỚNG KHẮC PHỤC
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
HỌC TẬP
Không học bài và không làm bài tập.
2
Sắp xếp thời gian biểu hợp lí, mỗi tối dành 90 phút để hoàn thành
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. 
Mất trật tự, không phát biểu xây dựng bài.
3
Tập trung nghe giáo viên giảng, ghi chép bài đầy đủ.
Nhắc nhở , xử lí học sinh mất trật tự, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
NỀ NẾP
Mất trật tự 15 phút đầu giờ.
3
Vào lớp đúng giờ, truy bài đầu giờ nghiêm túc.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban cán sự lớp giám sát chặt chẽ học sinh vi phạm.
Ra vào lớp tự do, nói tục, chửi thề.
2
Ra vào lớp đúng quy định, nói lời hay ý đẹp.
Giáo viên bộ môn quản lí tốt tiết học, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
Vô lễ với giáo viên
1
Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi
TÁC PHONG
Đồng phục không nghiêm túc: Mang dép lê, không đóng thùng.
6
Đồng phục, tác phong nghiêm túc.
Sao đỏ kết hợp với Ban cán sự lớp trừ điểm thi đua, báo cáo giáo viên chủ nhiệm
CHUYÊN CẦN
Nghỉ học không phép
2
Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép.
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, thông báo đến gia đình.
Trốn tiết
1
 * Bảng tự nhận xét của em Sang trong 4 ngày tiếp theo (giai đoạn có tác động B)):
VI PHẠM
NỘI DUNG
SỐ LẦN VI PHẠM
HƯỚNG KHẮC PHỤC
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
HỌC TẬP
Không học bài và không làm bài tập.
1
Sắp xếp thời gian biểu hợp lí, mỗi tối dành 90 phút để hoàn thành
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. 
Mất trật tự, không phát biểu xây dựng bài.
1
Tập trung nghe giáo viên giảng, ghi chép bài đầy đủ.
Nhắc nhở , xử lí học sinh mất trật tự, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
NỀ NẾP
Mất trật tự 15 phút đầu giờ.
2
Vào lớp đúng giờ, truy bài đầu giờ nghiêm túc.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban cán sự lớp giám sát chặt chẽ học sinh vi phạm.
Ra vào lớp tự do, nói tục, chửi thề.
2
Ra vào lớp đúng quy định, nói lời hay ý đẹp.
Giáo viên bộ môn quản lí tốt tiết học, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
Vô lễ với giáo viên
0
Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi
TÁC PHONG
Đồng phục không nghiêm túc: Mang dép lê, không đóng thùng.
3
Đồng phục, tác phong nghiêm túc.
Sao đỏ kết hợp với Ban cán sự lớp trừ điểm thi đua, báo cáo giáo viên chủ nhiệm
CHUYÊN CẦN
Nghỉ học không phép
1
Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép.
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, thông báo đến gia đình.
* Bảng tự nhận xét của em Thông trong 4 ngày tiếp theo (giai đoạn có tác động B)):
VI PHẠM
NỘI DUNG
SỐ LẦN VI PHẠM
HƯỚNG KHẮC PHỤC
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
HỌC TẬP
Không học bài và không làm bài tập.
1
Sắp xếp thời gian biểu hợp lí, mỗi tối dành 90 phút để hoàn thành
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. 
Mất trật tự, không phát biểu xây dựng bài.
2
Tập trung nghe giáo viên giảng, ghi chép bài đầy đủ.
Nhắc nhở , xử lí học sinh mất trật tự, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
NỀ NẾP
Mất trật tự 15 phút đầu giờ.
2
Vào lớp đúng giờ, truy bài đầu giờ nghiêm túc.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban cán sự lớp giám sát chặt chẽ học sinh vi phạm.
Ra vào lớp tự do, nói tục, chửi thề.
2
Ra vào lớp đúng quy định, nói lời hay ý đẹp.
Giáo viên bộ môn quản lí tốt tiết học, nhận xét tiết dạy trong Sổ đầu bài
Vô lễ với giáo viên
0
Lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi
TÁC PHONG
Đồng phục không nghiêm túc: Mang dép lê, không đóng thùng.
3
Đồng phục, tác phong nghiêm túc.
Sao đỏ kết hợp với Ban cán sự lớp trừ điểm thi đua, báo cáo giáo viên chủ nhiệm
CHUYÊN CẦN
Nghỉ học không phép
0
Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép.
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, thông báo đến gia đình.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGHIEN CUU VE ANH HUONG VIEC REN LUYEN DAO DUCHOC SINH CA BIET TRONG CONG TAC CHU NHIEM TRUONG THCSC.doc