Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao chất lượng học sinh yếu môn Toán Lớp 6 - Lê Bảo Trung

Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao chất lượng học sinh yếu môn Toán Lớp 6 - Lê Bảo Trung

II. Mục đích nghiên cứu.

 Đối với việc nâng cao chất lượng học sinh yếu nói chung và nâng cao chất lượng HS yếu môn Toán 6 nói riêng là việc làm rất quan trọng. Phải làm như thế nào mà những HS này có thể ham học và có tiến bộ rõ trong việc học tập môn Toán 6, phải làm sao cho các em vừa nhớ kiến thức cũ, vừa tiếp thu bài mới một cách thoải mái, không ép buộc. Đó chính là mục đích chính của sáng kiến kinh nghiệm này.

III. Phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là HS yếu lớp 6A – Trường THCS Duy Minh.

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Sau khi được phân công giảng dạy môn Toán 6, tình trạng học tập của các em HS này đa phần là tính toán chưa thạo, viết - đọc còn khó khăn, nhút nhát, hơi khó gần. Mặt khác các em không được quan tâm trong học tập từ phía gia đình, bỏ mặc cho thầy giáo, cô giáo. Vấn đề học tập chỉ có đóng góp duy nhất từ phía người thầy.

Nhiều HS vào mùa vụ thì phải ở nhà hoặc phải phụ giúp bố mẹ làm các công việc khác, bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ các em HS mải mê vào các trò chơi điện tử, thường xuyên bỏ học để đi chơi cho nên các kiến thức khi các em nghỉ học cũng không được xem lại. Quá trình đó tiếp diễn dẫn đến việc học tập của các em ngày càng sa sút.

Khó khăn bước đầu là làm như thế nào để giúp các em có thể định hướng lại việc học tập của mình để từ đó giúp các em tính toán tốt hơn mà vẫn có thể tiếp thu được kiến thức mới. Đòi hỏi với các em như vậy là không quá lớn, chỉ cần các em làm được các bài tập đơn giản trong sách giáo khoa, một ít mở rộng .

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao chất lượng học sinh yếu môn Toán Lớp 6 - Lê Bảo Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài.
	Trong hệ thống các môn học ở bậc THCS, môn Toán đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ môn Toán giúp cho HS dần hình thành và phát triển được sự linh hoạt, sáng tạo, tư duy trừu tượng. Học Toán giúp con người nâng cao trình độ tính toán, khả năng tư duy logic, sáng tạo, ngày càng nâng cao và phát triển. Khi học Toán là qua hoạt động giải bài tập giúp HS nâng cao dần khả năng suy luận, đào sâu tìm hiểu và trình bày các vấn đề một cách logic.
	Đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo độc lập tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm.
	Học tốt được môn Toán sẽ giúp ích cho các em trong các môn học khác. Tuy vậy trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng không phải học sinh nào cũng học giỏi, học tốt môn Toán mà có một bộ phận không nhỏ những học sinh thành tích học tập môn Toán rất yếu, không ít HS ngại ngùng khi nhắc tới môn học này, việc học môn Toán đối với các em là rất khó khăn, chất lượng môn Toán qua các đợt kiểm tra là vấn đề rất đáng lo ngại. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan như: HS chưa nắm vững phương pháp học tập, bị mất căn bản từ lớp dưới Học Toán phải đồng nghĩa tư duy được môn Toán, làm được bài tập Toán; việc đó đòi hỏi HS phải có vốn kiến thức cơ bản ở một mức độ nhất định nào đó. Đối với HS lớp 6 nhiều em lực học còn yếu nên để hiểu được kiến thức sẽ rất khó khăn và chậm chạp, chưa hiểu được kiến thức cũ lại phải học kiến thức mới nên các em có cảm giác không tự tin và không biết học từ đâu.
	Để thực hiện mục tiêu giảng dạy hiện nay đồng thời nâng cao chất lượng HS yếu, hiệu quả của việc dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, tích cực hoá hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát huy khả năng tự học, hình thành cho HS tính tích cực và tư duy độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng áp dụng vào thực tế, từ đó tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập. Do đó việc dạy học để nâng cao chất lượng HS yếu nói chung và dạy học nâng cao chất lượng HS yếu môn Toán 6 nói riêng là vấn đề hết sức nặng nề, để giúp HS nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ bản để tiếp tục nắm bắt kiến thức mới đòi hỏi người thầy phải có phương pháp phù hợp để truyền thụ, đồng thời linh hoạt áp dụng các phương pháp cho phù hợp đối với từng đối tượng HS.
	Từ thực tế quan sát, HS rất ngại phải tư duy suy nghĩ, ở lứa tuổi chưa xác định được trong tương lai và hiện tại “học để làm gì” thì việc ép học là điều không thể. Để đảm bảo tiến trình lên lớp, truyền tải đủ kiến thức cơ bản cho mọi đối tượng HS là điều cần thiết. Tuy nhiên đối với đối tượng HS yếu thì cần phải có biện pháp riêng. Phải làm thế nào để HS cảm nhận được và chấp nhận kiến thức đó một cách dễ dàng, tránh sự học vẹt ở HS. Nếu vấn đề không được giải quyết, HS sẽ chán chường, học cũng như không dan đến chất lượng càng ngày càng đi xuống. Trong quá trình dạy học sự tương tác giữa thầy và trò đóng vai trò quan trọng rất lớn trong nền giáo dục hiện nay, cũng là vấn đề cơ bản dẫn đến việc có hay không hứng thú với môn học phức tạp này.
	Chất lượng của số HS này đa phần yếu kém, chậm tiếp thu, thường không ôn bài, Đối với HS vùng thị xã hay thành phố thì mức độ ham học hay được quan tâm nhiều hơn, còn đối với HS ở vùng nông thôn thì việc học hay không chưa được quan tâm nhiều, tư tưởng hạn hẹp của các em ảnh hưởng rất lớn đến môi trường học tập như: ở lại lớp, điểm bộ môn thấp, hay vắng quá nhiều sẽ bị đình chỉ...Tuy ở mức độ nào thì đa phần các em không cố gắng hết mình. Thời gian ôn tập trong ngày dành cho các môn học có thể không có hoặc là ít.
II. Mục đích nghiên cứu.
	Đối với việc nâng cao chất lượng học sinh yếu nói chung và nâng cao chất lượng HS yếu môn Toán 6 nói riêng là việc làm rất quan trọng. Phải làm như thế nào mà những HS này có thể ham học và có tiến bộ rõ trong việc học tập môn Toán 6, phải làm sao cho các em vừa nhớ kiến thức cũ, vừa tiếp thu bài mới một cách thoải mái, không ép buộc. Đó chính là mục đích chính của sáng kiến kinh nghiệm này.
III. Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là HS yếu lớp 6A – Trường THCS Duy Minh.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Sau khi được phân công giảng dạy môn Toán 6, tình trạng học tập của các em HS này đa phần là tính toán chưa thạo, viết - đọc còn khó khăn, nhút nhát, hơi khó gần. Mặt khác các em không được quan tâm trong học tập từ phía gia đình, bỏ mặc cho thầy giáo, cô giáo. Vấn đề học tập chỉ có đóng góp duy nhất từ phía người thầy.
Nhiều HS vào mùa vụ thì phải ở nhà hoặc phải phụ giúp bố mẹ làm các công việc khác, bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ các em HS mải mê vào các trò chơi điện tử, thường xuyên bỏ học để đi chơi cho nên các kiến thức khi các em nghỉ học cũng không được xem lại. Quá trình đó tiếp diễn dẫn đến việc học tập của các em ngày càng sa sút.
Khó khăn bước đầu là làm như thế nào để giúp các em có thể định hướng lại việc học tập của mình để từ đó giúp các em tính toán tốt hơn mà vẫn có thể tiếp thu được kiến thức mới. Đòi hỏi với các em như vậy là không quá lớn, chỉ cần các em làm được các bài tập đơn giản trong sách giáo khoa, một ít mở rộng .
V. Phương pháp nghiên cứu.
	Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu và chủ đề lựa chọn tôi có sử dụng một số phương pháp: quan sát, điều tra, phân tích, tổng kết rút kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu và phân tích tổng hợp lí thuyết. Nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực.
VI. Kế hoạch nghiên cứu.
	Căn cứ vào tình hình thực tế của HS, với các điều kiện thực tế của nhà trường. Qua quá trình rà soát chất lượng tôi lập kế hoạch nghiên cứu và triển khai nội dung của chuyên đề này ngay từ đầu năm học đối với các đối tượng học sinh cần kèm cặp, phụ đạo để nâng cao chất lượng.
Phần II: Nội dung đề tài
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
	Để giải quyết bài tập kèm với học thuộc lý thuyết cơ bản thì hai vấn đề này luôn đi kèm với nhau trong học Toán. Có học thuộc lí thuyết thì mới có thể áp dụng vào làm tốt các bài tập, đồng thời có làm bài tập thì qua đó mới có thể củng cố, ghi nhớ và khắc sâu lí thuyết. Qua đó giúp các em thuộc bài, nắm được bài và có thêm khả năng trình bày bài toán một cách hợp lí.
	Mỗi dạng bài tập cần củng cố, nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản trước khi tiến hành cho HS vận dụng làm bài tập.
II. Các giải pháp.
	 Trước khi tiến hành kèm cặp, dạy phụ đạo các em HS yếu cần thực hiện tốt các khâu chuẩn bị sau:
	- Điều tra, tìm hiểu để phân loại HS. Xác định các đối tượng đó theo từng nhóm: nguuyên nhân do hoàn cảnh gia đình, do mải chơi, do bản thân học yếu...
	- Lên kế hoạch phù hợp để phụ đạo cho phù hợp với từng đối tượng HS. Qua đó có hệ thống câu hỏi, bài tập và phương pháp phù hợp.
	- Gặp gỡ gia đình các em để cùng bàn biện pháp giáo dục.
	- Trình bày phương án giáo dục với lãnh đạo nhà trường để có ý kiến chỉ đạo phù hợp.
	Trong thực tế với quá trình làm việc tôi đã thực hiện các phương pháp dạy học sau:
	- Chuyển thể từ kiến thức phức tạp thành các kiến thức nhỏ, dễ hiểu hơn. Đưa ra lượng kiến thức vừa phải, thích hợp với năng lực và điều kiện, trình độ của HS.
	- Giáo viên luôn tạo môi trường thân thiện giữa thầy và trò. Không nên xa cách HS dẫn đến việc các em tự ti, không dám trao đổi với giáo viên những vấn đề mà các em còn băn khoăn vướng mắc để từ đó giáo viên có biện pháp phù hợp giúp các em giải quyết tốt vấn đề đó.
	Đối với việc ôn tập lí thuyết, giáo viên cần đóng vai trò gợi mở, hướng dẫn, dẫn dắt HS tư duy để có thể hình dung và nắm được đơn vị kiến thức trọng tâm. Tuy HS có thể không lên bảng ghi mà GV ghi lại các nhận xét đó lên bảng thì cũng có thể coi là hoạt động của HS và công việc ghi chép này không thể nói là GV hoạt động quá nhiều, HS không hoạt động gì vì đây là tư duy của HS. Giáo viên chỉ đóng vai trò dẫn dắt và gợi mở cho HS nhớ lại và giúp HS trình bày một cách logic hơn mà thôi.
	Cụ thể việc áp dụng trong từng tiết ôn tập làm như sau:
	- Trước mỗi buổi ôn tập cần cho HS ôn lại các kiến thức cơ bản của bài.
	- Cần cho HS nắm được đơn vị kiến thức này có liên quan gì đến những kiến thức mà ta đã học trước đây, qua đó cho HS khắc sâu được kiến thức đã học.
	- Sau khi đã giải quyết xong phần lí thuyết thì tiến hành cho HS vận dụng vào làm bài tập liên quan.
1. Cộng trừ hai số nguyên cùng dấu.
a) Phần lí thuyết:
HS hãy tự xác định lại dấu của tổng trong mỗi trường hợp này. Đối với hai số nguyên dương thì bản chất đó chính là số nào mà các em đã học, từ đó sẽ xác định dấu của tổng. Đối với hai số nguyên âm thì dấu của tổng là dấu nào, các bước thực hiện ra sao.
Trong bài này ta cần phải nắm được những kiến thức cơ bản nào đã học trước bài này. Chẳng hạn trong bài này ngoài kiến thức của bài này HS cần phải nắm vững được số nguyên âm là số như thế nào, số nguyên dương là số như thế nào.
Với việc làm như vậy HS sẽ được ôn lại các kiến thức đã học và qua đó giúp cho HS nắm vững hơn kiến thức đó.
b) Phần bài tập
	Trước khi áp dụng vào làm bài tập HS cần tự xác định được: Bài toán đã cho thuộc dạng toán nào, ta sẽ áp dụng kiến thức nào vào làm bài tập, quy tắc áp dụng ra sao, từ đó HS áp dụng vào thực hiện.
	Ví dụ bài toán ra yêu cầu thực hiện tính tổng:
a) (- 15) + (- 20)
? (- 15) và (- 20) mang dầu gì? => cách thực hiện => dấu của tổng?
Khi đó bài toán sẽ được thực hiện như sau:
(- 15) + (- 20) = - (15 + 20) = - 35
b) 15 + 20
? 15 và 20 là hai số nguyên gì? => cách thực hiện => dấu của tổng?
Bài toán sẽ được thực hiện:
15 + 20 = 35
Sau khi HS theo dõi và trình bày lại thì còn có ý kiến thắc mắc nào? Nếu có thì GV phân tích những chỗ mà HS còn băn khoăn => HS vận dụng vào làm các bài tập tiếp theo. Khi HS làm bài tập xong yêu cầu HS lên bảng trình bày và cho các HS khác phân tích nhận xét các bước bạn đã áp dụng, qua đó đánh giá chỗ đã làm được và chưa làm được của bạn.
2. Cộng hai số nguyên khác dấu.
a) Phần lí thuyết.
	Cộng hai số nguyên khác dấu và cộng hai số nguyên cùng dấu khác nhau ở điểm nào? => HS sẽ phải nhở được quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu để chỉ ra được:
	- Cộng hai số nguyên cùng dấu thì tổng luôn là dấu chung. Còn cộng hai số nguyên khác dấu thì dấu phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của từng số hạng.
	- Cộng hai số nguyên cùng dấu là ta cộng hai giá trị tuyệt đối còn cộng hai số nguyên khác dấu ta phải tính hiệu hai giá trị tuyệt đối.
Qua đó cho HS trình bày lại các bước tiến hành cộng hai số nguyên khác dấu:
- Tính và so sánh các giá trị tuyệt đối.
- Lấy giá trị tuyệt đối lớn trừ giá trị tuyệt đối nhỏ.
- Dấu của tổng sẽ là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
b) Phần bài tập
	Cho HS xác định dạng toán và các kiến thức áp dụng để giải quyết bài toán.
	Ví dụ cần thực hiện phép toán sau:
a) (- 10) + 25
? Bài toán yêu cầu làm gì? => xác định kiến thức áp dụng => cách thực hiện
? Số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn? => Ta phải tính tổng hay hiệu của hai giá trị tuyệt đối này? => Dấu của tổng? Thực hiện
(- 10) + 25 = 25 – 10 = 15
b) 10 + (- 25)
? Bài toán yêu cầu ta làm gì? => xác định kiến thức áp dụng => cách thực hiện
? Số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn? => Ta phải tính tổng hay hiệu của hai giá trị tuyệt đối này? => Dấu của tổng? Thực hiện
10 + (- 25) = - (25 - 10) = - 15.
Sau khi HS theo dõi và trình bày lại thì còn có ý kiến thắc mắc nào? Nếu có thì GV phân tích những chỗ mà HS còn băn khoăn => HS vận dụng vào làm các bài tập tiếp theo. Khi HS làm bài tập xong yêu cầu HS lên bảng trình bày và cho các HS khác phân tích nhận xét các bước bạn đã áp dụng, qua đó đánh giá chỗ đã làm được và chưa làm được của bạn.
3. Bội và ước của số nguyên.
a) Phần lí thuyết.
	Kiến thức nào ta sẽ vận dụng vào để thực hiện các phép toán liên quan đến bội và ước? => HS sẽ nhớ lại và chỉ ra các đơn vị kiến thức áp dụng: Kiến thức chia hết.
	Khi nào thì a là bội của b? => a chia hết cho b.
	Khi nào thì b là bội của a? => a chia hết cho b.
	Làm thế nào để xác định số nào là bội và số nào là ước trong phép chia hết đó?
	- Số đứng trước dấu chia trong phép chia hết (số bị chia) là bội.
	- Số đứng sau dấu chia trong phép chia hết (số chia hoặc thương) là ước.
	Làm thế nào để tìm được bội của một số nguyên khác 0? Lấy giá trị tuyệt đối của số đó nhân với các số tự nhiên: 0; 1; 2; 3;Sau đó bổ sungvào tập hợp các số vừa tìm được các số đối của các số đó.
	Làm thế nào để tìm được ước của một số nguyên? Tìm các ước của giá trị tuyệt đối của số đã cho sau đó bổ sung vào tập ước các số là số đối của các số vừa tìm được.
b) Phần bài tập
Bài toán: Tìm x, biết 210 x.
? x và 210 thì số nào là bội và số nào là ước?
Từ đó đi tìm các giá trị của x
Trong khi thực hiện giải quyết bài toán cần lưu ý cho HS nhớ lại cách víêt một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử là các phần tử phải được viết cách nhau bởi dấu “;” để tránh nhầm lẫn khi có các phần tử là số thập phân.
Sau khi HS theo dõi và trình bày lại thì còn có ý kiến thắc mắc nào? Nếu có thì GV phân tích những chỗ mà HS còn băn khoăn => HS vận dụng vào làm các bài tập tiếp theo. Khi HS làm bài tập xong yêu cầu HS lên bảng trình bày và cho các HS khác phân tích nhận xét các bước bạn đã áp dụng, qua đó đánh giá chỗ đã làm được và chưa làm được của bạn.
4. Quy đồng mẫu nhiều phân số.
a) Phần lí thuyết
	Các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ trước khi học bài này?
	- Kiến thức về BCNN
	- Tính chất cơ bản của phân số.
	Trình bày lại quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số.
	- Tìm mẫu chung (thường lấy là BCNN của các mẫu)
	- Tìm nhân tử phụ (lấy mẫu chung chia cho mẫu riêng)
	- Quy đồng: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với nhân tử phụ tương ứng của nó.
* Lưu ý: Trước khi quy đồng mẫu các phân số ta cần xét xem các phân số đó đã tối giản hay chưa? Nếu chưa thì đưa chúng về phân số tối giản với mẫu số dương.
b) Phần bài tập
Bài toán: Quy đồng mẫu các phân số sau: 	
- Các phân số đã cho đã tối giản chưa?
- Mẫu chung của các phân số này bằng bao nhiêu?
	- Từng phân số nhân với thừa số phụ tương ứng là bao nhiêu?
Cho HS tiến hành làm:
MC: 20
Quy đồng:
; 
HS khác nhận xét và nêu ý kiến thắc mắc
Giải quyết các vấn đề HS thắc mắc.
Cho HS vận dụng thực hiện các bài tập khác có liên quan
Khi HS làm bài tập xong yêu cầu HS lên bảng trình bày và cho các HS khác phân tích nhận xét các bước bạn đã áp dụng, qua đó đánh giá chỗ đã làm được và chưa làm được của bạn.
III. Kết quả đạt được
	Sau khi áp dụng việc thực hiện giảng dạy cho HS yếu theo cách thức này tôi nhận thấy:
	Đa phần các em có hứng thú với bộ môn Toán, chăm học hơn, việc bỏ tiết hạn chế rõ rệt. HS đã mạnh dạn học hỏi từ bạn, từ thầy, cô giáo. Đa phần các em trên lớp đã thường xuyên phát biểu, trả lời được các câu hỏi thắc mắc của giáo viên về kiến thức đã học đối với các em. Sự giao lưu kiến thức giữa thầy - trò không có vách tường ngăn cách.
	Đa phân lí thuyết các em đã nắm vững lại được, qua đó đã áp dụng vào làm được các bài tập trong sách giáo khoa. Chất lượng của các em đã có tiến bộ rõ rệt. Cụ thể số lượng HS yếu của lớp 6A trong năm học 2009 - 2010 tiến bộ như sau:
Đầu năm
HKI
Cuối năm
12
06
01 
	Tuy nhiên chỉ có nỗ lực của thầy và trò thì kết quả cũng không thể cao như ý muốn mà đòi hỏi có nhiều nguồn giúp đỡ khác như: gia đình, nhà trường, xã hội và có sự giúp đỡ nhiều hơn của các thiết bị cần thiết của các cấp có thẩm quyền
IV. Khó khăn cần cải thiện
	Trong bối cảnh đất nước còn nghèo khó, cũng không nên đòi hỏi quá lớn về cơ sở vật chất nên dụng cụ học tập còn hạn chế hay đơn giản thì cũng là có ích phần nào giúp các em tư duy tốt, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
	Đặc biệt, máy tính tay tuy là phát minh khoa học mang tính thực tiễn cao nhưng đối với HS lớp 6 thì nó lại phần nào có ảnh hưởng tiêu cực đến các em đó là: Các em ỷ lại vào máy tính mà không chủ động được trong việc tính toán kể cả các phép toán đơn giản.
	Một số điều cần nhắc nhở HS trong văn phạm tiếng phổ thông và tiếng thường ngày nhưng đặc biệt là vấn đề của sách giáo khoa thì thật khó nói, học sinh sẽ không biết cái nào đúng, cái nào sai.
	Nên xây dựng thêm cho HS một môi trường riêng để trao đổi thông tin lẫn nhau, học nhóm, hay hoạt động ngoại khoá cho HS. Gia đình kết hợp với nhà trường giáo dục ý thức tự học cho các em, giáo dục cho các em tiếp thu các kiến thức lành mạnh, không bạo lực.
phần iii: kết luận chung
	Trên đây là nội dung sáng kiến “Nâng cao chất lượng HS yếu môn Toán 6” của cá nhân tôi đã triểnkhai trong năm học vừa qua.
	Qua quá trình triển khai thực hiện sáng kiến, qua học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp đi trước tôi mạnh dạn viết lại những gì mình đã làm tuy tay nghề sư phạm chưa già dặn và thấu đáo. Trong quá trình giảng dạy, đối với từng đối tượng, từng buổi mà tôi điều chỉnh sao cho phù hợp với các em, đôi lúc GV phải theo sự tiếp thu của HS mà đặt câu hỏi sao cho dễ hiểu, phù hợp để có thể giúp các em gợi mở để các em tư duy. Bài đưa ra phải có mức độ tăng dần từ dễ đến khó để các em hứng thú dần trong việc tiếp thu kiến thức.
	Mục đích của tôi là làm sao rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, giúp cho khả năng dạy học của mình nâng cao hơn, giảm thiểu HS chán học mà bỏ học.
	Đồng thới cũng rất mong sự đóng góp chân thành từ các bạn, các anh, chị, các thầy, cô giáo đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu và có những điều chỉnh thích hợp hơn trong quá trình dạy học những năm sau. Bởi tôi nghĩ ở bất kì đâu, làm bất cứ một việc gì muốn hoàn thành tốt công việc thì đòi hỏi phải có phương pháp đúng, có sự rèn luyện, sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Duy Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Người viết 
Lê Bảo Trung

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao chat luong HS yeu mon Toan 6.doc