Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ theo mẫu Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ theo mẫu Lớp 6

Kĩ năng phác hình và chỉnh hình.

- Đây là một kĩ năng khá quan trọng trong Phân môn VTM cũng như trong các phân môn khác. Sau khi xác định được bố cục dựa vào khung hình chung hay khung hình riêng, học sinh tìm tỉ lệ kích thước, chiều cao, chiều ngang của các bộ phận trên từng vật mẫu để phác hình theo cấu trúc của toàn bộ vật mẫu. Nên phác những nét thẳng mờ, nhẹ tay, để tạo hình vẽ một cách khái quát.

- Phác hình xong toàn bộ vật mẫu thì chúng ta xem lại bài vẽ với vật mẫu có giống hay gần giống với vật mẫu để chúng ta chỉnh lại hình vẽ sao cho giống mẫu với tỉ lệ hình dáng chung và tỉ lệ hình dáng của các bộ phận trên bài vẽ. Nên tẩy xóa một số nét không cần thiết trước khi vào vẽ bóng.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1487Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ theo mẫu Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT PHONG ĐIỀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phong Hải, ngày 15 tháng 4 năm 2012
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề nghị công nhận danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến
Tên đề tài:
MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HƠN PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU LỚP 6 
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Phan Nhật Hoàng	Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 20/ 02/1979
Quê quán: Thôn 8 Điền Hải – Phong Điền – Thừa Thiên Huế
Nơi thường trú: Thôn 8 Điền Hải – Phong Điền – Thừa Thiên Huế
Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hòa – Huyện Phong Điền.
Chức vụ hiện tại: Giáo viên Mỹ thuật.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao Đẳng Sư Phạm Mỹ thuật.
Những khó khăn thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ
II. SƠ LƯỢC THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Năm học 2008 – 2009: 
Năm học 2009 – 2010:
Năm học 2010 – 2011: 
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Đặt vấn đề:
Dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông là góp phần tạo dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội, để hiểu biết cảm nhận và có ý thức trân trọng bảo vệ những giá trị nghệ thuật, những tác phẩm đẹp, độc đáo trước vẻ đẹp của tự nhiên dưới sự khéo léo của bàn tay người nghệ sĩ, nhà điêu khắc hay những nghệ nhân tạo nên cái đẹp trong nghệ thuật, trong đó phải nói đến phân môn Vẽ Theo Mẫu (VTM) như: Các vật dụng trong gia đình: Cái ấm, cái phích, cái bát, lọ hoa, hoặc một số loại quả hay những tác phẩm điêu khắc về tượng chân dung... Bởi môn Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật mang tính thẩm mỹ rất cao, khát vọng là muốn vươn đến cái đẹp, là đặc điểm tất yếu của con người. Trong khi đó cảm thụ cái đẹp của con người không chỉ tiếp nhận những thông tin về đặc điểm của từng vật mẫu mà còn nhận biết được mức độ phát triển những tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Nói đến Phân môn vẽ theo mẫu (Vẽ tả thực), phân môn này là nguồn gốc của nghệ thuật hội họa, là phân môn cơ bản của bộ môn Mỹ thuật. Nó giúp cho học sinh rèn luyện các về các kỹ năng quan sát một cách tinh tế, khả năng thể hiện chính xác, khoa học, qua các đối tượng định miêu tả (vật mẫu) qua các hình thể, đường nét, màu sắc và độ đậm nhạt. Tỉ lệ tương quan giữa bài có 1 vật mẫu, 2 vật mẫu hoặc 3 vật mẫu trở lên HS sắp xếp được vật mẫu chính, vật mẫu phụ, cái nào đứng trước, cái nào đứng sau, từ đó tìm ra được hình dáng chung của vật mẫu. Song HS chưa giải phóng được điều này chưa đi vào trình tự cụ thể của Phân môn VTM. Lý do tôi chọn đề tài này nhằm giúp cho học sinh một cách nhìn tổng quát qua từng kĩ năng quan sát vật mẫu, kĩ năng xây dựng bố cục, phác hình và chỉnh hình một cách khoa học và đạt hiệu quả cao trong phân môn này.
2. Thực trạng
 a/ Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 6 trường THCS Điền Hòa
 b/ Thực trạng học bộ môn Mỹ thuật ở trong nhà trường.
* Thuận lợi:
- Được lãnh đạo nhà trường cũng như tổ chuyên môn bố trí giảng dạy đúng chuyên môn.
- Đại đa số HS có ý thức học tập tốt, biết vâng lời giáo viên, có trách nhiệm với bộ môn.
- Được tiếp xúc và giảng dạy toàn khối lớp, đây là một thuận lợi tạo được mối quan hệ thân thiện với học sinh nhằm phát hiện những tài năng, năng khiếu để xây dựng đội năng khiếu nhà trường. Dần dần sẽ đưa các em vào quỹ đạo chung tạo cho các em một kĩ năng vẽ tốt trong Phân môn VTM.
* Khó khăn
- Học sinh chưa thấy tầm quan trọng của môn học.
- Đồ dùng trực quan, tranh, ảnh còn thiếu, phòng học phục vụ bộ môn chưa đáp ứng đủ điều kiện về ánh sáng, bục để mẫu, góc quan sát của HS.
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm vào việc học tập của HS về giờ giấc.
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Căn cứ từ những công văn, qua từng đợt tập huấn của Sở giáo dục cũng như Phòng phổ thông của Phòng giáo dục cùng tổ chuyên môn nhà trường triển khai. Bản thân đã đúc rút được một số kinh nghiệm giúp cho học sinh phát triển một số kĩ năng trong giảng dạy môn Mỹ thuật nói chung và Phân môn VTM nói riêng, thông qua ngôn ngữ hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, đậm nhạt, ánh sáng và màu sắc. VTM nhằm giúp cho các em phát triển tầm quan sát từ cái tổng thể đến cái chi tiết, từ cái hiện thực phát triển thành cái tư duy và sáng tạo cho bản thân.
1. Kĩ năng xác định bố cục:
Đây là một khâu quan trọng đối với Phân môn VTM. Trước khi đặt mẫu thì đòi hỏi HS quan sát từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, phân tích, tổng hợp rồi khái quát nắm được tỉ lệ giữa vật mẫu chính và mẫu phụ tạo được mối quan hệ gần gũi giữa các vật mẫu, nêu được đặc điểm, cấu trúc, hình khối, rồi ước lượng hình dáng chung của toàn bộ vật mẫu. Sau đó mới xác định hình dáng chung của từng vật mẫu hay gọi là ước lượng khung hình chung và khung hình riêng. Muốn thành thạo được bước này đòi hỏi học sinh phải thực hiện được hai bước sau:
a/ Nhận xét mẫu:
- Muốn vẽ được đúng vật mẫu thì HS cần quan sát, nhận xét xem vật mẫu có hình dáng thế nào? Gần với dạng hình nào: ví dụ hình tròn hay hình vuông hay hình chữ nhật đứng, nằm. Khi nhận xét cần phải so sánh cái tổng thể từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất và so sánh chiều ngang rộng nhất ở bên phải hay bên trái, qua đó có cơ sở ước lượng khái quát được khung hình chung đối với một vật mẫu, khung hình riêng đối với bài có hai vật mẫu trở lên.
Ví dụ như bài 4: VTM: Cách vẽ theo mẫu:
Bài 7: Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu, hay hình trụ và hình cầu, hoặc loại hoa và quả...
- Sau khi xác định được khung hình chung hay hình riêng, tiếp theo HS xác định được vị trí của mẫu, vật nào đứng trước, vật nào đứng sau, lựa chọn khung hình nên đặt khung hình ở vị trí, tư thế nào cho đẹp với trang giấy về bố cục và ánh sáng của mẫu.
b/ Thể hiện
- Bố cục hình vẽ có thể là bố cục dọc, hay bố cục ngang phụ thuộc vào từng vật mẫu. Bố trí sao cho thuận mắt, hợp lí, tránh quá to hay quá nhỏ, lệch sang trái hay sang phải, làm cho bố cục không đẹp.
- Cách thể hiện bố cục này không chỉ sử dụng trong Phân môn VTM mà còn ở các phân môn khác như: vẽ tranh, vẽ trang trí và thường thức mỹ thuật.
- Để có một bố cục đẹp theo ý muốn đòi hỏi HS phác ra những bố cục nhỏ ở giấy nháp, hoặc góc dưới tờ giấy vẽ để lựa chọn phù hợp sau đó đưa vào bài làm của mình vừa có tính khoa học và tính thẩm mỹ cao.
2. Kĩ năng phác hình và chỉnh hình.
- Đây là một kĩ năng khá quan trọng trong Phân môn VTM cũng như trong các phân môn khác. Sau khi xác định được bố cục dựa vào khung hình chung hay khung hình riêng, học sinh tìm tỉ lệ kích thước, chiều cao, chiều ngang của các bộ phận trên từng vật mẫu để phác hình theo cấu trúc của toàn bộ vật mẫu. Nên phác những nét thẳng mờ, nhẹ tay, để tạo hình vẽ một cách khái quát.
- Phác hình xong toàn bộ vật mẫu thì chúng ta xem lại bài vẽ với vật mẫu có giống hay gần giống với vật mẫu để chúng ta chỉnh lại hình vẽ sao cho giống mẫu với tỉ lệ hình dáng chung và tỉ lệ hình dáng của các bộ phận trên bài vẽ. Nên tẩy xóa một số nét không cần thiết trước khi vào vẽ bóng.
3. Kĩ năng tạo khối (Vẽ đậm nhạt)
- Vẽ đậm nhạt khi bài vẽ đã hoàn chỉnh về hình, nếu hình chưa chuẩn sai với tỉ lệ các bộ phận thì nên sửa lại cho đúng mẫu. Để xác định đậm nhạt của mẫu vẽ và bài vẽ. Chúng ta nên xác định nguồn ánh sáng chính, phụ, bên nào là ánh sáng chiếu trực tiếp, bên nào là ánh sáng chiếu phụ. Để từ đó phân bảng đậm nhạt, thông thường một bài viết theo mẫu đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn cho các em ở 3 góc độ sáng tối khác nhau như sau: Đậm, Trung gian, Sáng. Ở mỗi vị trí của HS ngồi thì có khung hình chung khác nhau và độ đậm nhạt cũng khác nhau. Nên dùng nét chì phân nhẹ ranh giới giữa các mảng đậm nhạt. Trong 3 mảng đậm nhạt đó, nên vẽ mảng đậm trước đến trung gian và sáng. Dùng chì đánh phát nét qua một lược rồi chồng lên nhau tạo thành đậm nhạt của mẫu và điều chỉnh từ đậm để chuyển qua mảng trung gian và sáng. Trong bài viết theo mẫu thì nên lấy bóng đổ của vật mẫu và tạo không gian trước sau để khi nhìn vào bài vẽ sẽ có không gian như thật đó là không gian 3 chiều trong bài VTM.
V. NÊU DỰ ĐOÁN, KẾT QUẢ, TẦM ẢNH HƯỞNG
1. Dự đoán:
- Quá trình giảng dạy bản thân đã có một số kĩ năng được đồng nghiệp tổ chuyên môn góp ý và đánh giá cao.
- HS hứng thú thích học tạo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
2. Kết quả:
Sau quá trình giảng dạy và hướng dẫn cho HS về các kĩ năng nói trên thì bản thân nhận thấy kết quả của Học kỳ I được nâng cao và có hiệu quả rõ rệt qua từng bài vẽ. Cụ thể là:
Lớp 6/A: Giỏi 68 % ; khá 32 % ; Trung bình 0 % 
Lớp 6/B: Giỏi 44. % ; khá 29.6 % ; Trung bình 22.2 % ; Yếu 3.7%
Lớp 6/C: Giỏi 29.6 % ; khá 59.3 % ; Trung bình 7.4 % ; Yếu 3.7%
3. Tầm ảnh hưởng
Bản thân được giảng dạy nhiều năm nên đã đưa ra được một số kĩ năng giúp học sinh học tốt hơn trong Phân môn VTM, nhìn chung bản thân nhận thấy tầm hiểu biết, nhận thức của HS ngày được nâng cao và có ý thức trong học Phân môn VTM cũng như các phân môn khác và có ảnh hưởng đến các lớp khác để có cơ sở làm nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Được hội đồng bộ môn và tổ chuyên môn đánh giá cao qua việc thực hiện các kĩ năng trên.
VI. KẾT LUẬN
Quá trình tìm hiểu tôi đã biết kết hợp và áp dụng nhiều kĩ năng trong dạy học Mỹ thuật đối với Phân môn VTM, bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm cụ thể nhằm truyền thụ cho HS được các kĩ năng, lôi cuốn HS ham học, yêu thích đối với bộ môn Mỹ thuật nói chung và Phân môn VTM nói riêng ở Trường THCS.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2011-2012.doc