Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh viết đúng Chính tả ở lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh viết đúng Chính tả ở lớp 3

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không chỉ lúc nào cũng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng và trong tiếng nói của các quốc gia nói chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.

 Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. Ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em.

 Chính tả là một trong những phân môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học. Qua môn học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói qnen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu trí thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh viết đúng Chính tả ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không chỉ lúc nào cũng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng và trong tiếng nói của các quốc gia nói chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.
	Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. Ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em.
 Chính tả là một trong những phân môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học. Qua môn học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói qnen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu trí thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.
Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác ghi lại tiếng nói sang dạng thức nét vào hoạt động giao tiếp. Chính tả dạy cách tổ chức , kết hợp các chữ đúng quy ước để thành hiện thực hoá ngôn ngữ. Trong thực tế hiện nay các em cần phải thành thạo 4 kĩ năng: Nghe, nói, viết, đọc.Trong bài viết chính tả, có một số em chữ viết đẹp nhưng lại mắc nhiều lỗi chính tả. Vì vậy, đối với học sinh Tiểu học chẳng những rèn chữ viết đẹp mà chúng ta cần rèn, phải rèn cho học sinh viết đúng chính tả . Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của các em. Vì vậy chúng ta phải giúp các em viết đúng chính tả. Từ đó,mới tạo điều kiện cho các em học tốt môn học khác.
I . LÍ DO CHON ĐỀ TÀI:
	1. Đặc điểm trường – học sinh:
 Học sinh trường Tiểu học Y Jút nói chung, học sinh lớp 3B nói riêng đa số học sinh là người dân tộc tại chỗ các em thường mắc lỗi thiếu dấu thanh, các em người Kinh đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Đây cũng là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên chúng tôi trong việc giúp các em viết đúng chính tả .
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, học sinh lớp 3B yếu rất nhiều ở môn Tiếng Việt, cụ thể như bảng thống kê sau.
2. Nghiên cứu – Khảo sát:
Kết quả khảo sát đầu năm:
Khối
Môn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3B
Tiếng
việt
4
14,8
6
22,2
8
29,7
9
33,3
Trước tình hình như vậy, việc nhìn nhận lại thực trạng về việc dạy chính tả để từ đó tìm ra một số phương pháp nâng cao chất lượng học chính tả. Với số lượng học sinh yếu nhiều ở môn Tiếng Việt, mà đặc biệt là các em bị mắc nhiều lỗi chính tả trong phân môn chính tả. Tôi cảm thấy lo lắng và trăn trở cho chất lượng của khối. Do đó tôi đưa ra một số giải pháp để cùng các thầy(cô) cùng bàn bạc để đưa ra một phương pháp tối ưu nhất, giúp các em viết đúng chính tả.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Trong những năm gần đây học sinh viết chính tả thường mắc nhiều lỗi. Một số em chưa nắm được quy tắc chính tả đơn giản, không nắm vững cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt, lỗi chính tả do phát âm của địa phương. Học sinh viết không đúng làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp, phát triển tư duy. Học sinh không thể chuyển lời nói dưới dạng văn viết .	
1. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN:
Qua thực tế giảng dạy, để định hướng đúng trong quá trình sửa lỗi chính tả cho học sinh, tìm hiểu thêm ở giáo viên và phụ huynh. Các em viết sai chính tả do một số nguyên nhân sau:
1.1: Do ảnh hưởng của phương ngữ ,thổ ngữ.
Phương ngữ biến dạng của ngôn ngữ ở tiếng địa phương, vùng miền:
Cụ thể :
Học sinh là người dân tộc thường bị thiếu dấu thanh
Ví dụ : Bâu trơi buôi sang thât đep ( Bầu trời buổi sáng thật đẹp )
Học sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ có ưu điểm là không viết sai âm đệm, âm cuối, thanh điệu nhưng thường hay viết lẫn lộn một số âm đầu , âm chính
Ví dụ :+ tr/ch, s/x, l/n, r/d/gi.
 + bươu/biêu, ưu/iu
Học sinh thuộc phương ngữ Nam Bộ thường sai âm đệm, âm cuối, âm đầu, âm chính.
Ví dụ : + Sai âm đầu : hoa/goa, vòng/dòng
+ Sai âm cuối: tất/tấc,lan/lang
+ Sai âm đệm : truyền/triền
+ Sai âm chính : đạp/độp/đẹp, xôi/xâu.
-Học sinh thuộc phương ngữ Trung Bộ thường sai âm chính, thanh điệu
Ví dụ : + Sai âm chính : trầu/trù , trông/trong
+ Sai thanh điệu : Nguyễn Trãi/Nguyển Trải
Để khắc phục hiện tượng này tôi áp dụng theo nguyên tắc kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa từ của chúng biểu hiện. Muốn vậy phải đặt chúng vào ngôn ngữ dễ hiểu.
1.2 : Do hạn chế về vốn từ .
 Muốn viết đúng chính tả, các em phải hiểu nghĩa của từ và cách viết cụ thể của từ đó.
Ví dụ : Phân biệt được khi nào viết “truyện” khi nào viết “chuyện” , khi viết các em phải phân biệt được nghĩa của hai từ này. Viết “truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in. Viết “chuyện” khi muốn chỉ một sự việc được kể lại. Để từ đó rút ra cách viết cho đúng chính tả.
 Trước khi viết một từ do giáo viên đọc, học sinh có thể hiểu nghĩa của từ đó bằng cách mô tả sơ lược hoặc đặc câu với từ đó. Để giúp học sinh nghe hiểu và chủ động có thể kết hợp “liên tưởng”hay “so sánh” ngắn gọn về chữ viết ngay trong khi đọc chính tả.
1.3 Do chưa thuộc quy tắc chính tả ;
 Học sinh chưa nắm vững quy tắc chính tả trong Tiếng Việt . Tại sao chữ này phải viết hoa(tên riêng, những chữ đầu câu)hoặc quy tắc ng/ngh(ngh thường phía sau là : i,e, ê; ng thường đi phía sau là : u, ư,o, ô, ơ,a )hoặc quy tắc: c/k;g/gh;i/y.
2.MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC:
- Học sinh chữ viết còn xấu, viết ẩu.
- Học sinh nhận mặt chữ còn chậm.
 - Học sinh nói, đọc sai do phát âm của địa phương nên khi viết các em cũng sai theo.
 - Học sinh lười đọc bài ở nhà, ít đọc, ít viết, thậm chí về đến nhà các em không màng đến sách vở.
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.
- Do ngồi viết chưa đúng tư thế, mệt mỏi trong khi viết bà.
III. NHÓM CÁC BIỆN PHÁP:
	1. Một số biện pháp cơ bản:
 Một giải pháp giúp học sinh viết đúng chính tả là luyện cho học sinh phát âm đúng. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được phát âm và tri giác chữ viết, tạo điều kiện cho học sinh quan sát chữ viết, tự phân tích tiếng (theo 3 bộ phận :phụ âm đầu , vần, thanh điệu) được luyện theo thao tác chữ viết để ghi nhớ mặt chữ lâu hơn. Giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh, cho học sinh tìm ra những từ khó trong bài viết, đoạn văn, giáo viên hướng dẫn các em phân biệt nghĩa của từ.
 1.1: Một số mẹo luật chính tả:
	Một điều rất quan trọng trong dạy chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là dạy cho các em biết được một số mẹo luật chính tả. “Mẹo” được hiểu như cách làm độc đáo giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ được cách viết đúng những chữ cái hay nhầm lẫn trong khi viết chính tả. Sự tìm ra các mẹo chính tả dựa vào:
	+ Sự kết hợp: Trong cấu trúc âm tiết.
	+ Sự láy âm, điệp âm.
	+ Mẹo từ hán việt.
	+ Mẹo nghĩa của từ.
	+ Mẹo phân biệt l/n.
	- Mẹo 1: Một chữ ta không biết là l hay n, nhưng nó đứng đầu một từ láy âm, không phải là điệp âm thì dứt khoát là “l” chứ không phải “n”.
	VD: “l” láy với “c”: lò cò, la cà, lục cục...
	 “l” láy với “b”: lệt bệt, lùng bùng, lõm bõm..
	 “l” láy với “d”: líu díu, lò dò...
	 “l” láy với “h”: lúi húi, lay hoay...
	 “l” láy với “m”: lơ mơ, liên miên...
	- Mẹo 2: Khả năng kết hợp âm: Âm /l/ đứng trước âm đệm nhưng /n/ không đứng trước âm đệm. Do đó /n/ không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu: oa, uê, uy... trái lại /l/ lại đứng trước các vần đó như: loa, luân.Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt n đướng trước âm đệm 
	VD : Noãn ( bộ phận của hoa )
	- Mẹo 3: mẹo luật láy âm, điệp âm.
	/l/ láy âm rất rộng rãi, trái lại /n/ không láy âm với một âm nào mà chỉ điệp âm với chính nó. Đồng thời lại không có hiện tượng /l/ láy âm với /n/. Từ đó suy ra quy tắc: Nếu gặp một từ láy mà hai âm đầu đọc giống nhau thì nhất định là một điệp âm đầu và cả hai chữ phải cùng có âm đầu là /l/ hoặc /n/. Vì vậy ta chỉ cần biết một chữ là đủ.
	VD: Lấp loáng, long lanh, lanh lảnh....
	 No nê, ninh ních, nõn nà...
	- Mẹo 4: Đối với trường hợp “l” và “n” đứng ở chữ thứ 2. Trong từ láy thì”n” khi láy âm chỉ láy với “gi” và không láy với âm nào khác. Trái lại “l” lại không láy với “gi” mà láy với các âm khác .
	(Ngoại lệ có: khúm núm, khệ nệ)
	kh – l : khéo léo, khoác lác...
	ch – l : cheo leo...
	/n/ láy với những âm tiết không có âm đầu như: ảo não, áy náy...
	- Mẹo 5: Những chữ không biết được “l” hay “n” nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với “nh” thì chữ ấy là “l”.
	VD: lăm le (nhăm nhe)
	 lỡ làng (nhỡ nhàng)
	Trên đây là một số mẹo luật nhận diện chữ cái phân biệt l/n trong khi viết chính tả mà mỗi giáo viên thuộc phương diện phương ngữ Bắc Bộ nói chung cần nắm được để hướng dẫn các em viết chính tả.
Sử dụng triệt để bảng con để viết từ khó, tiếng khó trong giờ dạy chính tả. Giáo viên cung cấp cho học sinh một quy tắc về có phụ âm “ng,ngh,g,gh”.
 Khi đọc đọc bài cho học sinh viết giáo viên cần đọc to, rõ, phát âm đúng, đọc chậm, tách câu dài thành các cụm từ có nghĩa để học sinh dễ nghe, dễ viết. Giáo viên cần chú ý giọng đọc và cách phát âm, phân biệt các phụ âm, vần , dấu thanh. Thường xuyên nhắc nhở đối với học sinh viết hoa tuỳ tiện.
Tập cho học sinh thói quen đổi vở, hoặc tự soát lỗi chính tả của bạn và của mình. Phối hợp với phụ huynh động viên, nhắc nhở học sinh đọc bài, viết bài ở nhà.
Thường xuyên tổ chức cho học sinh thi viết đúng, để tuyên dương, động viên các em. Tạo môi trường thân thiện trong lớp học. Các nhóm thi đua học tập.
Nắm được nguyên nhân mắc lỗi của học sinh, giáo viên phải rèn luyện về chính tả thông qua các bài luyện tập. Đây cũng là phần củng cố trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả một cách có hệ thống.
Ví dụ : Sau khi viết xong bài chính tả “Ông cháu” Tiếng Việt 2(tập 1)- Giáo viên cho học sinh làm bài tập củng cố quy tắc chính tả qua bài tập:
Điền vào chỗ trống : a, l hay n
ên on mới biết on cao
uôi con mới biết công lao mẹ thầy
1.2: Dấu hỏi hay dấu ngã:
Những yêu cầu quan trọng của việc dạy chính tả nữa là giáo viên phải chấm, chữa bài cho học sinh thật chu đáo. Chấm xong mỗi bài chính tả của học sinh giáo viên thống kê các loại lỗi học sinh đã mắc. Từ đó có kế hoạch sửa chữa chính tả cho học sinh. Yêu cầu học sinh viết lại cho đúng chữ đã mắc lỗi để ghi nhớ.
2. Kết quả đem lại:
Qua một học kì áp dụng các biện pháp tôi thấy các em lớp 3B, học sinh đã đạt được một số kết quả nhất định sau;
Học sinh viết đẹp hơn, viết đúng chính tả một cách có ý thức.
Học sinh nắm được quy tắc chính tả như : Các chữ đầu dòng, đầu câu, tên riêng viết hoa.
Phân tích được tiếng khó trước khi viết.
Các em dân tộc tại chỗ viết thiếu dấu giảm đi.
Kết quả đạt được cụ thể qua bảng số liệu sau :
:Giữa học kì 1
Khối
Môn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3B
Tiếng việt
4
14,8
8
30
9
33,
6
22,2
:Cuối học kì 1
Khối
Môn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3B
Tiếng việt
6
22,2
7
26
12
44,4
2
7,4
IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Qua một học kì thực hiện các biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả. Bản thân tôi nhận thấy chất lượng có tiến triển. Bản thân phải tìm hiểu và học hỏi thêm ở đồng nghiệp. Cần tìm hiểu nhiều hơn nữa để bổ sung vào phần thiếu sót của bản thân. Bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Cần quan tâm giúp đỡ học sinh nhiều hơn nữa, nhất là học sinh yếu.
Tích cực rèn chữ viết cho các em.
Phối hợp với gia đình giúp đỡ các em.
Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy, như việc tìm từ khó trong bài viết và học tập theo nhóm.
Sử dụng bảng con triệt để trong tiết dạy để có hiệu quả.
Gần gũi với học sinh, tạo môi trường thân thiện với học sinh. Tạo niềm tin cho học sinh yếu.
Tạo điều kiện giúp đỡ, khắc phục lỗi cho học sinh chưa đạt.
Giáo viên đọc bài to, rõ ràng, đọc chậm theo từng cụm từ có nghĩa. Nếu câu ngắn thì đọc cả câu.
Phân biệt nghĩa của từ khó, luyện phát âm đúng trước khi viết bài.
Chữ viết của giáo viên đẹp và phải đúng mẫu chữ theo quy định hiện nay.
2. Một số kiến nghị
Đối với công tác quản lý:
+ Cần có hướng dẫn cụ thể giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đổi mới phương pháp dạy học.
+ Cần biên soạn những tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng phân môn từng khối lớp.
Đối với giáo viên :
Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả.
Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đối với học sinh:
Các em học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và rèn luyện.
Đối với nhà trường:
Cần có kế hoạch từng bước xây dựng cơ sở vật chất , thiết bị dạy học sao cho phù hợp với trường mình.
Trên đây là một số biện pháp của tôi trong giờ chính tả , giúp học sinh viết đúng chính tả.
Do điều kiện và khả năng hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của ban giám hiệu và quý thầy cô giáo .
Pơng Đrang ,ngày 16 tháng 1 năm 2010
Người viết
Vũ Thị Thu Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Phuong Y Jut.doc