Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì sĩ số học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì sĩ số học sinh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài : Duy trì sỉ số học sinh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta vẫn thường nói “ Trẻ em hôm nay, thế giới của ngày

mai” các em là những chủ nhân của đất nước. Vậy để đạt được điều đó

thì tất cả các em cùng được đến trường vui chơi, học hành cùng bạn bè.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở điều 10 có ghi rõ:

1. Trẻ em có quyền được học và có bổn phận học hết chương trình phổ cập giáo dục. Các em học bậc tiểu học trong các trường quốc lập không phải trả học phí.

2. Cha, mẹ, người đỡ đầu phải có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho các em học tập.

3. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu.

Thế nhưng thật đáng buồn khi ở nơi này hay nơi khác, chúng ta vẫn thấy nhiều dạng hình nhỏ nhoi đầy khắc khổ, lam lũ, gương mặt các em đã sớm sạm cháy vì nắng gió và những đứa trẻ đó trường học như chốn thiên đường khó lòng mà với tới được. Làm người lớn nhiều khi chúng ta còn quá vô tình. Cần thấy được rằng : các em luôn chịu sự mặc cảm, thất vọng, buồn tủi cho số phận của chính mình. Vậy chúng ta phải làm gì để tuổi thơ ấy được vui chơi, cắp sách đến trường cùng bạn bè trang lứa.

 

doc 10 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì sĩ số học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : Duy trì sỉ số học sinh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta vẫn thường nói “ Trẻ em hôm nay, thế giới của ngày 
mai” các em là những chủ nhân của đất nước. Vậy để đạt được điều đó 
thì tất cả các em cùng được đến trường vui chơi, học hành cùng bạn bè.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở điều 10 có ghi rõ:
Trẻ em có quyền được học và có bổn phận học hết chương trình phổ cập giáo dục. Các em học bậc tiểu học trong các trường quốc lập không phải trả học phí.
Cha, mẹ, người đỡ đầu phải có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho các em học tập.
Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu.
Thế nhưng thật đáng buồn khi ở nơi này hay nơi khác, chúng ta vẫn thấy nhiều dạng hình nhỏ nhoi đầy khắc khổ, lam lũ, gương mặt các em đã sớm sạm cháy vì nắng gió và những đứa trẻ đó trường học như chốn thiên đường khó lòng mà với tới được. Làm người lớn nhiều khi chúng ta còn quá vô tình. Cần thấy được rằng : các em luôn chịu sự mặc cảm, thất vọng, buồn tủi cho số phận của chính mình. Vậy chúng ta phải làm gì để tuổi thơ ấy được vui chơi, cắp sách đến trường cùng bạn bè trang lứa.
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Xã hội chúng ta giàu lòng nhân ái, làm sao có thể thờ ơ với những em nhỏ đáng thương ấy. Với chúng tôi là những nhà giáo, ngày tháng gắn bó với tuổi thơ trong lòng lại nhiều băn khoăn trăn trở. Đưa các em đến trường đã khó, giữ lại mãi các em đến mái trường lại càng khó hơn. Mỗi chúng ta không thể yên tâm khi mà qua mỗi năm học lại có một số em vì lí do này hay chuyện khác mà phải xa trường, xa lớp. lại phải có cái nhìn nghiêm túc hơn với những giáo viên dạy khối 4 như chúng tôi. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy hình như khối gần cuối cùng của bậc tiểu học là khối có nhiều học sinh nghỉ giữa chừng nhất. Phải chăng đến lúc những đứa trẻ này có thể dùng sức lực của mình để làm nhiều việc cho gia đình, hay còn vì lí do nào khác? Trước những băn khoăn ấy tôi cần chọn đề tài “ Duy trì sỉ số học sinh” làm nội dung nghiên cứu. Mong rằng từ bài viết này chúng ta tìm được những giải pháp thích hợp, giúp mỗi giáo viên có thêm kinh nghiệm quí giá trong công tác chủ nhiệm của mình.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
 Điểm trường tôi dạy đóng trên địa bàn xã Ea Ngai, một xã mới thành lập, dân cư nơi đây chủ yếu là dân mới chuyển từ bắc vào làm kinh tế mới nên phần lớn họ đều làm nghề nông, nhiều gia đình quá đông con, nương rẫy lại ít, dẫn đến nhiều hộ gia đình quá khó khăn về kinh tế. Bố mẹ lại lo làm ăn ít quan tâm đến việc học hành của con cái. Từ đó dẫn đến chất lượng học tập của một số em chưa cao và tình trạng một số em có nguy cơ bỏ học.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học:
Qua điều tra và tìm hiểu tôi có thể nêu ra một số nguyên nhân chính sau:
Gia đình học sinh có điều kiện kinh tế quá khó khăn, gia đình không thể lo đủ tiền đóng góp các khoản, sách, vở đành chấp nhận cho con nghỉ học cộng thêm ở lứa tuổi này các em có thể ở nhà giúp bố mẹ nhiều công việc.
Gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: như cha mẹ mất sớm hoặc li dị cuộc sống gia đình thiếu hoà thuận, thậm chí có trường hợp cha mẹ lao vào con đường làm ăn phi pháp phải chịu tù đàycác em không có được sự dạy dỗ bảo ban, sự yêu thương che chở đùm bọc của cha mẹ, dễ bị kẻ xấu rủ rê lôi kéo dẫn đến chơi bời lêu lỏng, cuối cùng dẫn đến tâm lý ngại học hành, tự ý bỏ học.
Học sinh có năng lực học tập quá kém: Nhiều em năng lực tiếp thu kém, kết quả học tập thấp, thường hay bị nhắc nhở, bản thân em đó thấy nản lòng, có tâm lý sợ học. Bố mẹ cũng thấy con học yếu và cho rằng học hành như thế thì sau này cũng chẳng làm được việc gì, tốt nhất ở nhà làm cho tốt, em đó thấy thế cũng tán đồng.
Học sinh có tính nết không bình thường, có khuyết tật: Những học sinh này cần có sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông của mọi người xung quanh, của bạn bè. Đáng tiếc là không phải như thế, các em đến lớp thường hay bị bạn bè chế nhạo, trêu đùamặc cảm về bản thân, thiếu tự tin trước mọi người những học sinh này thường ngại xuất hiện trước đám đông, các em ngại đến trườnglớp nên dần dần nghỉ và cuối cùng thì bỏ học.
Hậu quả của việc bỏ học sớm:
Học sinh bỏ học sớm phải chịu nhiều thiệt hơn:
 Không đến trường học tập các em không thể cùng bạn bè vui chơi đùa nghịch, có nghĩa là vô tư, hồn nhiên cũng dần biến mất, thay vào đó là những nét mặt khắc khổ ý nghĩa già nua, thiếu lành mạnh. Tuổi thơ là lứa tuổi đẹp nhất, đáng yêu nhất. Thế mà những em này phải từ giã để vất vả vật lộn với cuộc đời. Xét cho cùng, việc để một em nhỏ nghỉ học là nhẫn tâm, vô trách nhiệm của xã hội. Con đường học tập sớm kết thúc những học sinh này có vốn kiến thức hiểu biết còn quá nhỏ. Nhất là trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triểnmạnh mẽ thì vốn hiểu biết của các em trở nên nghèo nàn lạc hậuĐến tuổi trưởng thành, những công dân này liệu sẽ làm gì, xoay xở như thế nào để lo toan cuộc sống cho mình.v.v..
Có nghĩa là một học sinh phải bỏ học sớm hiện nay là công dân có năng lực thấp kém của tương lai.
Làm chậm sự phát triển của xã hội:
 Chúng ta luôn mơ ước một ngày mai huy hoàng, đất nước chúng ta trở nên văn minh giàu đẹp. Muốn vậy phải có sự góp sức của tất cả mọi người. Một số người chậm chạp, yếu ớt sẽ làm chậm tiến độ phát triển nói chung. Chính sự thất học là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thiếu đồng đều của cộng đồng dân cư, làm cản bước tiến của đất nước.
Dẫn đến sự gia tăng của tệ nạn xã hội:
 Trình độ yếu kém dẫn đến nhận thức kém đưa đến lối sống thiếu lành mạnh. Với những em này, việc nói tục, chửi thề, đánh lộn là chuyện dễ xẩy ra. Không có tổ chức giáo dục quản lí, gia đình thiếu quan tâm. Những em này lại hay bị kẻ xấu rủ rê và rất dễ nghe theo và cuối cùng dẫn đến con đường trộm cắp, nghiện hút
Chỉ mới nêu lên ba hậu quả trênđã thấy một số học sinh bỏ học sớm dẫn đến tác hại lớn mức nào. Xã hội phải chịu gánh nặng, cuộc sống gia đình bớt đi phần hạnh phúc. Chúng ta không trông mong gì điều đó, cách tốt nhất là ngăn ngừa tai hoạ ngay từ gốc. Đừng để các em bỏ học giữa chừng.
Hướng giải quyết:
Trước hết là phải xác định rằng đưa trẻ đến trường và tạo điều kiện để các em được học hành, vui chơi là trách nhiệm của toàn xã hội. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức đoàn thể ban ngành.
Hiến pháp năm 1992 có ghi:
“ Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” ( Điều 35)
“ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền được học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức” 
( Điều 59)
Trong bài viết này tôi chỉ xin dừng lại ở những việc mà người giáo viên cần phải làm để duy trì sỉ số học sinh của mình.
Cần tạo nên cho học sinh có sự gắn bó với trường lớp. Chúng ta cần phải tạo nên cho được một không khí học trập hoàn toàn thoải mái, tránh quá căng thẳng, nặng nề. Phải làm sao cho học sinh có cảm giác lớp học như mái ấm thân thương, gần gũi của mình. Trong đó thầy cô như người bạn lớn có thể chia sẻ với học sinh tất cả mọi điều.
Giáo viên phải thực sự yêu thương các em, quan tâm giúp đỡ các em về mọi mặt.
Tạo được không khí thoái mái, vui vẻ: Người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức cho các em mà cần phải biết tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích, lí thú. Đó là phương pháp giáo dục “ Học mà chơi, chơi mà học” Từ đó chúng ta hình thành ở ý nghĩ của mỗi em rằng không thể tìm thấy nơi đâu vui bằng lớp học của mình. Nếu không may phải rời xa nó thì thật là tiếc và bất hạnh. Muốn vậy giáo viên phải có sự năng động, sáng tạo, nhạy cảm trước mọi vấn đề, biết tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ:
Ví dụ: Tổ chức vui trung thu, đố vui học tập..
2. Tạo được sự uy tín lớn đối với phụ huynh và học sinh:
 Tôi nhận thấy đây là phẩm chất hết sức quan trọng đối với nhà giáo. Vậy những uy tín ấy có từ đâu ? Từ năng lực giảng dạy, sự am hiểu bản thân, từ kết quả giáo dục rèn luyện học sinh và từ cả trong giao tiếp hàng ngày. Muốn vậy giáo viên cần làm những gì?
Phải có sự đầu tư cho những giờ lên lớp, làm sao để bài giảng dễ hiểu, dễ nhớ, học sinh dễ tiếp thu được. Vì vậy mỗi thầy cô giáo phải tìm tòi, học hỏi chú ý tiếp cận với phương tiện thông tin như sách, báo, phim ảnhĐể có lượng kiến thức phong phú dồi dào.
Phải theo sát từng bước của học sinhđể kịp thời động viên uốn nắn, giúp các em ngày càng tiến bộ.
Trong quan hệ giao tiếp với phụ huynh giáo viên luôn có sự khéo léo, nhã nhặn, tạo được sự gắn bó giữa hai bên để phụ huynh có cảm giác tin cậy vào mình. Ngược lại, khi không tin vào giáo viên nghĩa là họ thiếu niềm tin hi vọng chúng ta sẽ giúp con em họ nên người.
Cần quan tâm đến những học sinh có tính nết không bình thường và có khuyết tật, như trước tôi đã trình bày, đối tượng học sinh này luôn thiếu tự tin, sợ hãi trước đông người. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lí ấy và tìm cách giúp các em xoá đi những cảm giác đó. Muốn vậy theo tôi cần phải chú ý đến những việc sau;
Chủ động giao việc vừa khả năng, sức khoẻ của các em. Có khi chỉ ra đóng cửa khi ra vào, ghi tên các bạn quên khăn quàng, kiểm tra đồ dùng của lớp. Qua đó rèn cho những em này có sự mạnh dạn, thấy rằng mình trở nên có ích với mọi người. Chính nhờ ta giao công việc cho các em cũng giúp cho những học sinh này cảm thấy sự tin tưởng của thầy cô đối với mình.
Kịp thời khen ngợi trước những biểu hiện tốt, dù chỉ là việc nhỏ.
Luôn trò chuyện tâm tình với các em . Qua những lần đó ta hiểu rõ hơn hoàn cảnh của các em. Tình cảm cô trò thêm gắn bó.
-Khi những học sinh này có vi phạm ta nên khuyên bảo nhẹ nhàng , không nên la mắng, quát nạt. Giáo viên cố gắng đừng bao giờ làm tổn thương, xúc phạm các em.
-Giáo dục học sinh có ý thức tôn trọng, không chế giễu trêu chọc bạn,cần đối xử tế nhị hoà đồng và biết giúp đỡ.
5. Khi học sinh đã bỏ học cần kiên trì, khéo léo vận động các em quay trở lại lớp. Cụ thể các việc như sau:
 -Tìm hiểu lí do: Có nắm vững lí do ta mới tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Bởi việc học sinh bỏ học xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ta khó lường trước.
 - Gặp gỡ phụ huynh học sinh có gặp được các bậc phụ huynh ta mới biết được nguyên nhân và nhiều chuyện khác có liên quan để cùng nhau tìm hướng giải quyết, để đưa các em trở lại trường.
 - Trò chuyện với phụ huynh học sinh: Lúc gặp em này giáo viên không nên đề cập đến chuyện bỏ học mà chỉ xem như nghỉ tạm thời. Trong những lời tâm sự của giáo viên gợi lại niềm vui mà học sinh sẽ gặp lại khi đến lớp.
6. Với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
 Lúc này giáo viên cùng phụ huynh bàn bạc để giải quyết khó khăn vướng mắc. Trong trường hợp này tốt nhất là chúng ta nên nhờ nhà trường giúp đỡ, đề xuất giảm nhẹ những khoản đóng góp ( nếu có thể)
Ví dụ: như lớp tôi năm trước có em gặp hoàn cảnh khó khăn và tôi đã tìm hiểu và gặp gia đình tôi được biết gia đình em đang khó khăn về kinh tế. Mẹ thì ốm thường xuyên, bố lại bị tai nạn, gia đình đông con nên em không có tiền đóng góp cho nhà trường , nên đành phải nghỉ học. Trước vấn đề đó tôi băn khoăn, chẳng lẽ vì vài trăm nghìn mà em phải bỏ học hay sao, chỉ còn một năm nữa là em học xong bậc tiểu học rồi. Tôi cùng bàn bạc với gia đình viết giấy lên nhà trường giúp đỡ cho gia hạn lại khoản đóng góp. Tôi khuyên em đến trường để học tiếp. Cô sẽ vận động các bạn giúp đỡ em. Và em vui vẻ quay trở lại học tập và hoàn thành xong bậc tiểu học. Thế là lớp tôi năm đó không có học sinh nào nghỉ học, duy trì sỉ số 100%. Đó là niềm vui lớn của tập thể lớp và giáo viên.
7. Với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt:
 Chúng ta cần cố gắng trò chuyện chân tình cởi mở. Cho các em thấy rằng vẫn còn nhiều người yêu quí gần gũi với các em và cuộc đời vẫn tươi đẹp biết bao.
8. Khi học sinh nghỉ học vì quá yếu:
Giáo viên sẽ trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, tìm ra những nguyên nhân học hành kém cỏi ấy. Tiếp đó giáo viên chuẩn bị chu đáo một kế hoạch để giúp học sinh học tập. Kế hoạch ấy phải phù hợp và đòi hỏi giáo viên phải thực hiện cho được. Chính điều này sẽ giúp học sinh, phụ huynh yên tâm, tin tưởng tiếp tục học cùng bạn bè.
Trên đây là một số những sáng kiến và kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc duy trì sỉ số học sinh. Muốn thực hiện được điều đó, mỗi giáo viên cần rèn tính kiên nhẫn, khéo léo, có tấm lòng chân thành, biết hy sinh. Đồng thời ta cần chú ý tăng cường sự phối hợp tác động của nhiều người, nhờ sự đóng góp của người thân, bạn bè, phụ huynh,
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT:
Để hỗ trợ thêm cho giáo viên trong việc duy trì sỉ số học sinh, chúng tôi cần có một số đề xuất sau:
Duy trì được sỉ số học sinh đến trường chính là góp phần cho việc nâng cao dân trí nên các cơ quan đoàn thể có sự hỗ trợ thêm.
Các tổ chức như UBND xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cần đưa vấn đề này vào kế hoạch hành động của mình. Trước tiên chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng đến tất cả mọi người để họ thấy được tác hại to lớn của việc thất học. Nếu các bậc cha mẹ không cho con cái học hành đến nơi đến chốn là có tội rất lớn với chúng. Đồng thời ta sẽ coi việc này là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cha mẹ, gia đình văn hoá chẳng hạn.
Nhà trường cần chú ý đến nhiều hoạt động phong trào.
Mở ra một quỹ khen thưởng riêng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, khuyết tật kể cả ở xã, thôn cũng như nhà trường
Khi chia học sinh về các lớp nên chia theo địa bàn cư trú
Xem việc đảm bảo sỉ số học sinh là một tiêu chuẩn xếp loại. Đây là vấn đề cần xem xét một cách linh hoạt.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Bài viết này chỉ mới dừng lại việc nêu lên một số nhận xét, việc làm được rút ra từ thực tế quản lí, giáo dục học sinh của bản thân tôi. Chắc rằng trong bài viết còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ và hết sức thông cảm. Tôi thấy rằng để hoàn thành nhiệm vụ của năm học, người giáo viên phải làm bao nhiêu việc không tên khác nhau:
Chúng ta vừa dạy các em kiến thức lại giúp các em biết làm người. Vất vả nhưng nhiều hạnh phúc, có những nỗi buồn nhưng cũng có nhiều niềm vui. Chúng tôi tin tưởng rằng hôm nay gieo hạt, chăm sóc hết mình thì hôm sau sẽ hái được nhiều quả ngọt. Muốn làm được cả vườn cây ấy ta hãy cố giữ học sinh cùng gắn bó với mình. Làm tốt công tác “duy trì sỉ số “ Chính là đóng góp cho tương lai đất nước. 
 Chúc cho mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp trồng người./.
 Ea Ngai ngày 15/3/2010
 Người viết đề tài
 Nguyễn Thị Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Thị Phuong_TH Ton Duc Thang.doc