Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện ngụ ngôn như thế nào để đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện ngụ ngôn như thế nào để đạt hiệu quả cao

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

 Thiên chức của văn chương là hướng thiện con người. Điều này thì ai cũng biết. Cũng thế, khả năng của văn chương là định hình những ý tưởng mơ hồ, bồng bềnh trong tâm trí, ám ảnh suốt bao năm mà ta chưa thể cắt nghĩa hoặc khuôn nó thành một diện mạo cụ thể. Điều này thì ai cũng biết. Lại nữa, hình thể của văn chương không phải bất biến, sẽ luôn thay hình đổi dạng, sẽ luôn tái sinh. Nhà văn khai sinh ra tác phẩm, ban cho nó hình hài, khả năng tồn tại còn ngươì đọc thì giúp nó hình thành, bộc lộ tính cách. Khả năng tồn tại của văn chương muôn đời vẫn là niềm tri âm, tri kỉ ấy. Điều này thì ai cũng biết.

 Nhưng dẫu mọi quan điểm, lí thuyết văn học đã trở nên dễ hiểu với tất thảy mọi người thì tác phẩm trở nên nhàm chán, không đọc cũng biết nó nói gì. Quan niệm như thế thật là sai lạc. Văn chương đích thực sẽ mãi mẫi luôn mới, tựa khóm hồng kia chỉ bấy nhiêu sắc màu hương vị, nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn lay động lòng ta, khiến ta bồi hồi day dứt. Trái đất muôn đời vẫn chỉ bấy nhiêu đất đá, sông biển nhưng diện mạo của nó huy hoàng hơn bởi các kĩ sư biết biến các vật liệu vô tri kia thành những chất liệu kết dính để dựng lên những kim tự tháp, những đền đài miếu mạo, những toà cao ốc sừng sững vươn trời xanh. Thái độ của chúng ta với văn bản văn chương cần giống với thái độ của các kĩ sư kia: Phải sáng tạo, phải xử lí chất liệu văn chương , xâm nhập vào cõi huyền diệu, dựng nên những hình hài nghệ thuật mới của riêng mình.

 Tác phẩm văn chương, một khi đã khẳng định được sự tồn tại thì bao giờ cũng phải chuẩn bị cho mình một khả năng độc đáo, một phương diện khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Thông thường người ta gọi đó là nét đặc trưng hay sự cá biệt của tác phẩm. Có tác phẩm cốt truyện rất hay, có tác phẩm thì lời kể điêu luyện, có tác phẩm thì nhân vật độc đáo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải phát hiện ra đặc trưng của từng thể loại, điểm sáng của từng văn bản để sau khi học xong tác phẩm học sinh phải trả lời được câu hỏi: Cái còn đọng lại trong tâm hồn là gì? Nếu học xong một kiệt tác mà chẳng thấy hay ho, chẳng nhớ được gì thì coi như việc học đã thất bại. Điều đó không chỉ dành riêng cho những văn bản hiện đại với nhiều tình tiết hấp dẫn mà ngay cả với văn học dân gian cũng vậy. Mỗi cảnh vật, mỗi con người trong truyện cổ dân gian đều gần gũi, thân thiết với đời sống tâm hồn của người dân Việt Nam. Mỗi truyện đều có sắc thái. ý vị riêng của nó. Đọc hàng trăm truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, ta cũng nhận thấy một ý tưởng cuối cùng là cái xấu phải bị trừng trị, cái đẹp phải lên ngôi. Đọc những câu chuyện cười thì phải có yếu tố gây cười, có khi thì hả hê, sảng khoái, khi thì đả kích, chua cay. Gấp trang sách về truyện ngụ ngôn lại, bao giờ cũng là những suy ngẫm về những bài học luân lí ở đời. Như vậy dạy truyện ngụ cũng như dạy các loại truyện khác, cần phải bám vào đặc trưng thể loại, cần phải hiểu đằng sau mỗi câu chữ ấy là một thái độ gì. Vậy dạy truyện ngụ ngôn như thế nào để đạt hiệu quả cao, đó chính là vấn đề tôi muốn đề cập đến trong đề tài này.

 

doc 20 trang Người đăng thu10 Lượt xem 2095Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện ngụ ngôn như thế nào để đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
 Thiên chức của văn chương là hướng thiện con người. Điều này thì ai cũng biết. Cũng thế, khả năng của văn chương là định hình những ý tưởng mơ hồ, bồng bềnh trong tâm trí, ám ảnh suốt bao năm mà ta chưa thể cắt nghĩa hoặc khuôn nó thành một diện mạo cụ thể. Điều này thì ai cũng biết. Lại nữa, hình thể của văn chương không phải bất biến, sẽ luôn thay hình đổi dạng, sẽ luôn tái sinh. Nhà văn khai sinh ra tác phẩm, ban cho nó hình hài, khả năng tồn tại còn ngươì đọc thì giúp nó hình thành, bộc lộ tính cách. Khả năng tồn tại của văn chương muôn đời vẫn là niềm tri âm, tri kỉ ấy. Điều này thì ai cũng biết.
 Nhưng dẫu mọi quan điểm, lí thuyết văn học đã trở nên dễ hiểu với tất thảy mọi người thì tác phẩm trở nên nhàm chán, không đọc cũng biết nó nói gì. Quan niệm như thế thật là sai lạc. Văn chương đích thực sẽ mãi mẫi luôn mới, tựa khóm hồng kia chỉ bấy nhiêu sắc màu hương vị, nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn lay động lòng ta, khiến ta bồi hồi day dứt. Trái đất muôn đời vẫn chỉ bấy nhiêu đất đá, sông biển nhưng diện mạo của nó huy hoàng hơn bởi các kĩ sư biết biến các vật liệu vô tri kia thành những chất liệu kết dính để dựng lên những kim tự tháp, những đền đài miếu mạo, những toà cao ốc sừng sững vươn trời xanh. Thái độ của chúng ta với văn bản văn chương cần giống với thái độ của các kĩ sư kia: Phải sáng tạo, phải xử lí chất liệu văn chương , xâm nhập vào cõi huyền diệu, dựng nên những hình hài nghệ thuật mới của riêng mình.
 Tác phẩm văn chương, một khi đã khẳng định được sự tồn tại thì bao giờ cũng phải chuẩn bị cho mình một khả năng độc đáo, một phương diện khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Thông thường người ta gọi đó là nét đặc trưng hay sự cá biệt của tác phẩm. Có tác phẩm cốt truyện rất hay, có tác phẩm thì lời kể điêu luyện, có tác phẩm thì nhân vật độc đáo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải phát hiện ra đặc trưng của từng thể loại, điểm sáng của từng văn bản để sau khi học xong tác phẩm học sinh phải trả lời được câu hỏi: Cái còn đọng lại trong tâm hồn là gì? Nếu học xong một kiệt tác mà chẳng thấy hay ho, chẳng nhớ được gì thì coi như việc học đã thất bại. Điều đó không chỉ dành riêng cho những văn bản hiện đại với nhiều tình tiết hấp dẫn mà ngay cả với văn học dân gian cũng vậy. Mỗi cảnh vật, mỗi con người trong truyện cổ dân gian đều gần gũi, thân thiết với đời sống tâm hồn của người dân Việt Nam. Mỗi truyện đều có sắc thái. ý vị riêng của nó. Đọc hàng trăm truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, ta cũng nhận thấy một ý tưởng cuối cùng là cái xấu phải bị trừng trị, cái đẹp phải lên ngôi. Đọc những câu chuyện cười thì phải có yếu tố gây cười, có khi thì hả hê, sảng khoái, khi thì đả kích, chua cay. Gấp trang sách về truyện ngụ ngôn lại, bao giờ cũng là những suy ngẫm về những bài học luân lí ở đời. Như vậy dạy truyện ngụ cũng như dạy các loại truyện khác, cần phải bám vào đặc trưng thể loại, cần phải hiểu đằng sau mỗi câu chữ ấy là một thái độ gì. Vậy dạy truyện ngụ ngôn như thế nào để đạt hiệu quả cao, đó chính là vấn đề tôi muốn đề cập đến trong đề tài này.
IV. Đóng góp mới về lí luận và thực tiễn
 Khi dạy văn trong nhà trường, giáo viên thường dạygiảng thơ hơn giảng văn bởi nhiều yếu tố: Giọng giảng, vốn hiểu biết, sự kết hợp giữa các yếu tố nghệ thuật làm toát lên nội dung. Muốn giảng một bài thơ hay giáo viên cần chọn từ ngữ, hình ảnh, các điểm sáng về nghệ thuật trong bài thơ. Nói như thế không có nghĩa là dạy văn dễ hơn. Dạy văn cũng cần chú ý đến ngôn từ, hình ảnh, nhân vật, cốt truyện...ở những tác phẩm văn học dân gian ( Ví dụ như truyện ngụ ngôn) thì cốt truyện có phần đơn giản hơn, tính cách nhân vật ít phức tạp hơn song cái đích cuối cùng mà người ta muốn hướng tới là một bài học luân lí, một kinh nghiệm sống. Chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được bài học ấy song để nó thấm nhuần vào con tim, khối óc của mỗi con người thì lại là một vấn đề không dễ một chút nào. Vì sao? Vì nếu như người giáo viên dạy sử quan tâm đến những sự kiện, người dạy toán quan tâm đến những con số lạnh lùng thì dạy văn không chỉ cần đến kiến thức mà thêm vào đó là những cảm xúc, là sự rung động của con tim, là sự cảm nhận của tâm hồn. Dạy văn cần đến không khí chất văn trong lớp học, trong mỗi người thầy và trò. Người dạy văn cần phải biết gợi mở ra những điều bí ẩn đằng sau mỗi câu chữ lặng yên trên trang giấy, để chúng lên tiếng, đối thoại với từng học sinh. Người giáo viên dạy văn phải làm sao cho học sinh cảm thụ được cái đẹp của văn chương và cái chất văn ấy thấm nhuần vào cuộc đời mỗi học sinh để các em biết phô diễn cái đẹp ấy trên những trang giấy và trong lời nói hàng ngày. 
 Muốn vậy, người giáo viên phải đam mê đi tìm đáp số cho mỗi bài giảng và phải tổ chức được lớp học, tạo được không khí văn chương, hướng cho các em tự tìm đến bến bờ của sự khám phá và sáng tạo. Nhưng thực hiện nhiệm vụ này không hề đơn giản vì thầy sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian có hạn, số lượng học sinh đông, sự chuẩn bị của học sinh không phải lúc nào cũng chu đáo. Để giải quyết khó khăn này, người thầy phải đổi mới cách soạn, cách dạy làm sao cho hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của mình: Làm thế nào để dạy truyện ngụ ngôn đạt hiệu quả cao.
B. Phần nội dung
I. Chương I. Tổng quan
 Truyện cổ tích là một thể loại tự sự tiêu biểu trong văn học dân gian. Truyện ngụ ngôn cũng có hình thức tự sự như truyện cổ tích, nhưng mục đích chủ yếu lại không phải là tự sự. Ngụ ngôn có nghĩa là lời nói có hàm ý. Dụng ý của người đặt truyện ngụ ngôn cũng như của người sử dụng là mượn câu chuyện kể để nói điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo, để điều muốn nói thêm sâu sắc, thuyết phục. Người ta gọi đó là cách nói bằng ngụ ngôn. Nói đến truyện ngụ ngôn, người ta thường hay nghĩ ngay đến tác giả Ê dốp, La Phông Ten ở phương Tây hoặc Trang Tử, Liệt Tử ở phương Đông. Điều đó có cơ sở thực tế. Các nhà tư tưởng đã từ lâu hay dùng thể văn ngụ ngôn để diễn đạt tư tưởng của mình. Với thể văn ấy, các ý niệm trừu tượng có thể diễn đạt một cách cụ thể hơn và do đó dễ phổ cập hơn. La Phông Ten cũng đã nêu rõ lí do khiến cho thể ngụ ngôn có tác dụng đặc biệt trong việc diễn đạt tư tưởng như sau: “ Một thứ luân lí trần trụi làm người ta chán nản, truyện kể làm cho điều luân lí lọt tai cùng với nó”. Vì vậy truyện ngụ ngôn đã được các triết gia, các nhà văn hoá đem dùng từ lâu. Nhưng nguồn gốc của nó vốn từ nhân dân mà ra và nó đã xuất hiện từ thời chưa có chữ viết.
 Truyện ngụ ngôn là loại truyện chứa đựng trong đó những bài học, những kinh nghiệm sống. Và như vậy truyện ngụ ngôn có hai phần: Phần cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là phần bài học rút ra từ câu chuyện ấy. Rất nhiều truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm mà nhân dân rút ra trong cuộc sống. Những kinh nghiệm này có thể chưa vươn lên thành một ý niệm triết học thực sự, nhưng cũng đã được đúc kết thành những bài học thực sự. 
 Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là người hoặc bộ phận cơ thể con người (Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng), cũng có thể là các loài động vật cỏ cây... Nhân vật có thể là rất gần với con người như đồ đạc, dụng cụ cũng có thể rất xa với con người như thần phật, ma quỷ. Tóm lại truyện ngụ ngôn là một vở kịch nhỏ trong đó nhân vật có thể là bất cứ vật gì trong vũ trụ và sân khấu là bất cứ đâu.
 Trong truyện cổ tích, trên cơ cở những sự kiện có thực trong cuộc đời, yếu tố kì diệu thường chỉ được thêm vào với ý nghĩa bổ trợ, giúp cho việc phát triển tình tiết. Trong truyện ngụ ngôn, cốt truyện hoàn toàn có tính chất tưởng tượng. Người ta có thể tự do- tất nhiên là tự do trong những điều kiện nhất định- đặt bày những sự việc, sắp xếp những tình tiết, miễn là phục vụ cho việc diễn đạt cái ý mà mình muốn ngụ ở trong sự tích. 
 ở một đất nước có truyền thống thơ ca như Việt Nam, người nông dân có thói quen biểu hiện tư duy và cảm xúc thẩm mĩ bằng hình thức thơ ca. Khi nói đến truyện ngụ ngôn không kể đến những “ truyện ngụ ngôn thực sự mà sâu sắc nữa là khác” được diễn đạt bằng hình thức ca dao. Ví dụ bài ca dao sau:
 - Cái Cò chết rũ trên cây
 Cò con mở sách xem ngày làm ma
 Cà Cuống uống rượu la đà
 Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
 Tóm lại, truyện ngụ ngôn là một bộ phận không thể thiếu của văn học dân gian. Với trí tưởng tượng bay bổng , với những bài học sâu sắc, truyện ngụ ngôn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân tộc.
II. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu 
II.1. Từ lối nói hình tượng đến truyện ngụ ngôn
 Truyện ngụ ngôn chỉ có thể được hình thành với một trình độ phát triển tương đối cao của tư duy loài người. Lúc đầu, chắc chắn nhân loại không thể sáng tác được truyện ngụ ngôn gồm hai phần tách bạch: sự tích cụ thể và ý niệm trừu tượng. Phân biệt được phần trừu tượng với phần cụ thể là một việc mà người nguyên thuỷ không làm được.
 Con người nguyên thuỷ sống gần thiên nhiên hơn chúng ta ngày nay. Hơn nữa họ chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi thiên nhiên. Vì công cụ sản xuất còn thô sơ, trình độ sản xuất con thấp kém nên kết quả lao động còn rất ít ỏi. Con người phải vận dụng toàn thể giác quan để kiếm ăn hàng ngày, cũng như để tự vệ. Người ta chăm chú quan sát hình dạng, màu sắc, hơi tiếng, cũng như tập quán sinh hoạt của từng con dã thú. Có thế mới săn bắt được nó hoặc tự vệ trước sự tấn công của nó. Từ sự quan sát đó, người ta đem gắn cho con vật những đặc tính của con người. Người ta tưởng tượng ra thế giới loài vật cũng như thế giới loài người. Thần thoại phát sinh cũng vì lí do ấy một phần. 
 Bên cạnh thần thoại, dần dần các truyện động vật cũng xuất hiện. Truyện kể về các hoạt động của các con vật, những cuộc phiêu lưu của chúng, những cuộc tranh chấp của chúng. Khi xây dựng truyện như vậy, người ta gán cho con vật những suy nghĩ, cảm xúc như con người và vì thế yếu tố tưởng tượng đã được đưa vào nội dung của truyện. Song mặc dù ở những truyện này, các con vật mang tính cách như con người nhưng người ta không có ý định “xã hội” hoá loài vật để nói về loài người. Vì vậy truyện vẫn chưa có tính chất ngụ ngôn.
 Truyện ngụ ngôn là cách nói theo tỉ dụ của nhân dân. Đặc điểm của ngôn ngữ nhân dân là cụ thể và hình tượng. Điều này không những đúng với nhân dân thời nguyên thuỷ mà còn đúng với nhân dân thời sau. Trong ngôn ngữ hình tượng, người ta hay dùng những sự vật cụ thể có đường nét, màu sắc... để diễn đạt những ý niệm trừu tượng. So sánh, ví von là cách nói của nhân dân lao động. Trong ngôn ngữ của nhân dân có biết bao thành ngữ có tính chất ví von như vậy: cao như sếu, nhanh như cắt, thân lừa ưa nặng...Dần dần cá ... ại truyện nào?Em hãy nêu hiểu biết của mình về truyện ấy?
-Đó là những truyện mượn truyện của loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó.
- Truyện bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài. nghĩa bóng là ý sâu kín gửi gắm trong câu chuyện.
? Theo em nên đọc văn bản này với một giọng điệu như thế nào? ( Đọc theo giọng kể, nhấn mạnh vào các chi tiết tả hành động,cử chỉ, lời nói của nhân vật.)
-GV đọc một lần.
- Gọi một HS đọc, nhận xét.
- Yêu cầu HS kể laị truyện-> nhận xét.
?Hãy nêu hiểu biết của em về các từ: chúa tể, nhâng nháo?
? Văn bản ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng vẫn có hai phần kể về hai sự việc liên quan đến con ếch. Em hãy chỉ ra ranh giới và nội dung của hai phần đó?
? Với nội dung là kể về cuộc sống của con ếch khi ở trong và ngoài giếng thì PTBĐ của văn bản là gì?
? Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Thứ tự kể là gì?
-GV đọc câu mở dầu.
? Những câu văn mở đầu cho ta biết điều gì về hoàn cảnh sống của ếch?
- GV gợi ý cho HS phân tích các từ chỉ thời gian, không gian, đối tượng: lâu ngày, cái giếng, chỉ vài...bé nhỏ, hoảng sợ.( VD: Theo em giếng là một nơi như thế nào? )
? Em có suy nghĩ gì về môi trường sống của ếch?
? Sống ở trong môi trường như thế, ếch có cách nhìn nhận như thế nào?
?Với không gian là một cái giếng, em thấy cách nhìn nhận của ếch đúng hay sai?Vì sao?(Đúng.Sở dĩ ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung vì miệng giếng tròn, đáy giếng sâu, từ dưới nhìn lên, không gian trên miệng giếng thật là bé...)
? Thế nhưng trong thực tế có phải như vậy không? Vì sao?(Bầu trời, mặt đất bao la... Sở dĩ ếch có cách nhìn nhận sai như vậy vì ếch chưa bao giờ đựơc ra khỏi giếng...)
?Trong không gian ấy, ếch cảm thấy mình như thế nào? Theo em vì sao ếch lại có cảm nhận như vậy?(xung quanh ếch chỉ có các loài vật bé nhỏ, đặc biệt mỗi khi ếch cất tiếng kêu là các loài vật kia hoảng sợ-> Chính thái độ của các cư dân trong giếng đã khiến cho ếch ngộ nhận về mình.)
?Từ suy nghĩ trên, em cảm nhận được điều gì trong tính cách của ếch?
? Từ câu chuyện của ếch, tác giả muốn ám chỉ một bộ phận người nào trong xã hội? ( Không có hiểu biết nhưng lúc nào cũng ra vẻ ta đây, kiêu ngạo, coi thường người khác.- Đây chính là một trong đặc trưng của truyện ngụ ngôn- mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người)
? Trong cuộc sống, em đã gặp những trường hợp như thế này chưa? Theo em, họ có thành công trong cuộc sống được hay không nếu như họ vẫn giữ tính cách ấy? – HS tự bộc lộ
? Từ cách nhìn nhận của ếch, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa môi trường sống với sự hiểu biết của con người?( Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết của con người. Sống trong một môi trường chật hẹp dễ khiến cho người ta bị hạn chế trong tầm suy nghĩ. Thế nên nhân dân ta mới có câu “đi mộtkhôn”. Sự kém hiểu biết của con ếch chính là do nó chưa được đi đâu bao giờ..)
-GV: ếch đã ru ngủ mình trong vương quốc “đáy giếng”không phải một ngày, hai ngày mà là một thời gian dài. Rồi đến một ngày ếch có cơ hội được ra khỏi giếng, ở không gian mới ếch có thay đổi được cách nhìn nhận của mình không->chuyển phần b.
?Nguyên nhân nào khiến ếch ra khỏi giếng?
?Vậy việc ếch ra ngoài là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan?
?Lúc này môi trường sống của ếch có gì thay đổi?
? Thế nhưng ếch có nhận ra điều đó không? Vì sao?( không nhận ra vì ếch vẫn có thái độ đó)
? Em đánh giá như thế nào về thái độ của ếch? Tại sao ếch lại có thái độ như vậy?(vì ếch tưởng bầu trời vẫn là cái giếng của mình, mọi vật xung quanh vẫn là những thần dân nhỏ bé của mình. Và mình vẫn cứ là một vị chúa tể=>như vậy môi trường đã thay đổi nhưng tầm nhìn của ếch vẫn không hề thay đổi )
? Kết quả của sự chủ quan kiêu ngạo ấy là gì?
? Em có suy nghĩ gì về kết cục trên?
? Theo em, vì sao ếch lại có kết cục như vậy?(coi thường thế giới xung quanh, sống lâu ngày trong giếng nên không có kiến thức về thế giới bên ngoài...)
GV: Cái chết của ếch là một điều không tránh khỏi. Đó là kết quả của lối sống kiêu ngạo, chủ quan, không có hiểu biết gì. Đến tận lúc nằm bẹp dưới chân trâu, ếch vẫn không thể hiểu tai họa ấy từ đâu ra và vì sao lại giáng xuống đầu mình.
? Em hình dung nếu thoát nạn, ếch sẽ suy nghĩ như thế nào? Theo em, liệu ếch có thay đổi cách sống không? Vì sao?
- HS tự bộc lộ
? Từ câu chuyện của ếch, dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì?
- GV: Như vậy, mục đích của truyện ngụ ngôn chính là rút ra cho người ta đến một kinh nghiệm sống. ở câu chuyện này là một bài học về nhân sinh quan...
? Em có suy nghĩ gì về bài học ấy?
- HS tự bộc lộ: Là bài học sâu sắc với tất cả mọi người, nhất là những kẻ có tính chủ quan, kiêu ngạo....
? Em hãy nêu giá trị nội dung, tư tưởng của truyện?
?Truyện thành công bởi những yếu tố nghệ thuật nào?
_ HS đọc ghi nhớ sgk.
? Em hãy tìm câu thành ngữ có liên quan đến câu chuyện này?
- GV treo bức tranh vẽ minh hoạ cảnh ếch khi ở trong giếng và ếch khi ra khỏi giếng-> HS nhìn tranh kể lại câu chuyện-> Nêu bài học cho bản thân
Nội dung
 I. Giới thiệu tác giả,tác phẩm.
1. Tác giả: Nhân dân
2. Tác phẩm: Thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.
3. Đọc,hiểu chú thích.
a. Đọc và kể:
b. Chú thích:sgk
II. Phân tích văn bản.
1.Kết cấu,bố cục:
-Bố cục:+ ếch khi ở trong giếng.
 + ếch khi ra khỏi giếng.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
-Ngôi kể thứ 3, kể theo thứ tự tự nhiên.
2. Phân tích.
a. ếch khi ở trong giếng.
* Hoàn cảnh sống:
- Sống lâu ngày trong một cái giếng.
- Xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ.
- Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp khiến các con vật khác hoảng sợ.
-> Môi trường sống chật hẹp,đơn giản, trì trệ.
* Suy nghĩ, cảm nhận
- Tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung.
- Còn nó thì oai như một vị chúa tể.
->Hiểu biết nông cạn nhưng lại huyênh hoang, kiêu ngạo.
b. ếch khi ra khỏi giếng.
- Nguyên nhân:Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài.
-Môi trường sống rộng lớn hơn.
- Thái độ:+nghêng ngang đi lại
 +nhâng nháo nhìn lên
 +chẳng thèm để ý
->Huyênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan.
-Kết cục:ếch bị con trâu giẫm bẹp.
->Kết cục bi thảm.
-> Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ thất bại thảm hại.
->Không nên kiêu ngạo, chủ quan, coi thường người khác.
->Chịu khó học hỏi để mở mang tầm hiểu biết của mình.
III. Tổng kết.
1. Nội dung: Từ câu chuyện con ếch, nhân dân muốn khuyên chúng ta không kiêu ngạo,chủ quan, nên cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
2. Nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Mượn truyện loài vật để nói về truyện con người
3. Ghi nhớ: sgk
IV.Luyện tập:
- Thành ngữ : ếch ngồi đáy
 4.4 Củng cố
 - Nội dung tư tưởng,chủ đề của văn bản.
 4.5 Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
 - Nắm được nội dung, tư tưởng, chủ đề của truyện.
 - Soạn:Thầy bói xem voi.
III. Chương III. Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
1.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra:
+ Nguyên tắc: Mang tính khách quan, không báo trước, không gợi ý, bàn tán
+ Nội dung, cách thức tiến hành: Viết phiếu điều tra với những nội dung sau:
 + Cảm nhận của các em về truyện ngụ ngôn ( thích hay không thích, vì sao)
 + Trong truyện ngụ ngôn, em thích nhất truyện nào, vì sao?
 + Khi học về truyện ngụ ngôn, em thấy có khó khăn gì? ( về phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng, bài học liên hệ, tìm những tình huống tương tự...)
Sau khi thu thập thông tin, tôi so sánh, đối chiếu cùng với quá trình nhận thức của mình để rút ra kinh nghiệm chung.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Nghiên cứu chương trình SGK
+ Nghiên cứu tài liệu: sách giáo viên, sách thiết kế, bình giảng
+ Sưu tầm những câu chuyện ngụ ngôn có dạng tương tự ( nếu có)
- Ngoài những phương pháp trên, tôi còn sử dụng những phươngpháp như phân tích tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm. 
2. Kết quả nghiên cứu
 Trong những năm công tác, đặc bịêt khi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6- lớp đầu tiên của khối THCS - tôi đã cố gắng hết mình, suy nghĩ trăn trở để tìm ra cách đi, cách khai thác một tác phẩm sao cho học sinh dễ cảm nhận . Với những cố gắng đó tôi thấy rằng học sinh của tôi có phần hứng thú với môn Văn hơn. Những gìơ dạy của tôi học sinh rất sôi nổi, hào hứng. Đặc biệt các em đã phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Có những em có những phát hiện rất mới mẻ, những những suy nghĩ rất sáng tạo, nhiều khi ngoài cả dự kiến của giáo viên. Có thể các em chưa phải là giỏi hoặc số học sinh giỏi rất ít song ít nhất tôi nhận thấy các em đã bắt đầu yêu thích bộ môn này. Đặc biệt rất thích những câu chuyện ngụ ngôn thấm đượm triết lí nhân gian. Chính sự yêu thích của các em là nguồn động viên, khích lệ để tôi cố gắng hơn, say mê với nghề hơn. Cũng từ đó mà chất lượng giảng dạy của tôi được nâng lên. Cụ thể là: 
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
 Mặc dù đây còn là một kết quả rất khiêm tốn song đó cũng là một cố gắng rất lớn của một giáo viên vùng sâu, vùng xa như chúng tôi.
C. Kết luận 
 Như vậy, truyện ngụ ngôn không những chứa đựng tư tưởng triết lí mà còn phản ánh cả những quan niệm sống và đấu tranh của nhân dân ta. Nếu như truyện cổ tích nặng về nặng về phản ánh cuộc sống, truyện cười nặng về vạch trần mặt lạc hậu, sai trái của cuộc sống, thì truyện ngụ ngôn nặng về khuyên người ta nên làm gì trong cuộc sống ấy. Tất nhiên không thể phân định ranh giới tuyệt đối giữa nội dung của ba truyện được, vì cả ba truyện đều phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dấn, đều phản ánh cuộc sống lao động và đấu tranh giai cấp của nhân dân. Khi nhận định về nội dung truyện ngụ ngôn có lẽ cần nhấn mạnh vào đặc điểm của truyện là thiên về mặt giáo dục hơn là phản ánh hiện thực. Và đó là chỗ khá nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích. 
 Tóm lại, đối với nhân dân thì truyện ngụ ngôn có tác dụng nhẹ nhàng mà thấm thía. Truyện càng duyên dáng, đậm đà càng có nhiều thi vị. Vì vậy, khi dạy truyện ngụ ngôn chúng ta không chỉ chú ý đến câu chữ, đấy chỉ là phần nổi trên bề mặt của truyện, người ta gọi đó là “phần xác” của nó. Phần quan trọng là “phần hồn”- là cái mà người ta muốn thể hiện một cách bóng gió. Ta phải cho học sinh xác định được con người, sự vật, hình ảnh trong truyện tượng trưng cho ai, cho lớp người nào trong xã hội, sáng tác truyện ngụ ngôn này, người xưa có dựa vào thực tế không, nghệ thuật tiêu biểu của truyện là gì? Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là rút ra được bài học từ câu chuyện ấy. Nếu dạy xong một câu chuyện ngụ ngôn mà cả người dạy lẫn người học không hiểu được ngụ ý câu chuyện thì coi như giờ học thất bại.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn NV 6.doc