Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk

I. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Chúng tôi chọn đề tài này do chương trình và sách giáo khoa đổi mới môn toán ở trường Trung học cơ sở (THCS) được thực hiện đại trà trên phạm vi cả nước từ năm học 2002 – 2003. đến nay đã triển khai hoàn chỉnh từ lớp 6 đến lớp 9. Trong quá trình triển khai chương trình và sách giáo khoa mới đã khẳng định được những ưu điểm của chương trình này về chuẩn kiến thức và kỹ năng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như quá trình nhận thức của học sinh THCS. Tuy nhiên, việc dạy học chủ yếu vẫn là tính đồng loạt, bên cạnh nhữn học sinh có khả năng tiếp thu tốt vượt yêu cầu đề ra, còn có những em gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, chưa đáp ứng được chuẩn kiến thức và kỹ năng.

Đề tài này đối với trường THCS Phan Đình Phùng dạy học phân hóa (DHPH) môn toán là một trong những phương án để phát triễn năng lực học toán của học sinh phù hợp với khả năng nhận thức, hứng thú, sở thích, của từng học sinh có trình độ khá giỏi và cũng là phương án tối ưu để giúp các em học sinh gặp khó khăn trong quá trình nhận thức đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng, giải quyết các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như hạn chế được học sinh học yếu kém về môn toán. Nếu chỉ đạo tổ chức DHPH tốt thì sẻ góp phần thực hiện chương trình mới một cách hiệu quả đảm bảo chất lượng học môn toán nói riêng, chất lượng của học sinh THCS nói chung. Trong trường THCS Phan đình Phùng nói riêng.

 Do nhu cầu của phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, mông muốn con mình học giỏi môn toán và phát triển các môn năng khiếu. Sở thích cũng như khắc phục những yếu kém trong học tập.

Việc tổ chức dạy thêm học thêm môn toán về một phương diện nào đó cững để đáp ứng du cầu này của PHHS. Chính vì vây việc tổ chức dạy học phân hóa toán ở trường THCS sẻ góp phần hạn chế được việc dạy thêm tràn lan hiện nay ở một số trường.

 

doc 31 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
I
Phần mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3-4
1.5
Đóng góp của đề tài
4
Phần 2 – Các kết quả nghiên cứu chính
5
1
Cơ sở lý luận
5
2
Cơ sở pháp lý
10
3
Cơ sở thực tiển dạy học phân hóa tại trường THCS Phan Đình Phùng – Kroong Buk – Đăk Lăk
10-16
Nội dung dạy học phân hóa
17
II
Đề xuất và tổ chức cho việc dạy học phân hóa
22
1
Đối tượng
22
2
Định hướng xây dựng
24
3
Nội dung dạy học tự chọn môn toán
24
4
Phương tiện dạy học phân hóa môn toán
25
5
Các điều kiện đảm bảo dạy học phân hóa môn toán có hiệu quả
26
Phần 3 – Kết luận và kiến nghị
27
1
Kết luận
27
2
Kiến nghị
28
Tài liệu tham khảo
29
Phụ lục
30
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi chọn đề tài này do chương trình và sách giáo khoa đổi mới môn toán ở trường Trung học cơ sở (THCS) được thực hiện đại trà trên phạm vi cả nước từ năm học 2002 – 2003. đến nay đã triển khai hoàn chỉnh từ lớp 6 đến lớp 9. Trong quá trình triển khai chương trình và sách giáo khoa mới đã khẳng định được những ưu điểm của chương trình này về chuẩn kiến thức và kỹ năng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như quá trình nhận thức của học sinh THCS. Tuy nhiên, việc dạy học chủ yếu vẫn là tính đồng loạt, bên cạnh nhữn học sinh có khả năng tiếp thu tốt vượt yêu cầu đề ra, còn có những em gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, chưa đáp ứng được chuẩn kiến thức và kỹ năng.
Đề tài này đối với trường THCS Phan Đình Phùng dạy học phân hóa (DHPH) môn toán là một trong những phương án để phát triễn năng lực học toán của học sinh phù hợp với khả năng nhận thức, hứng thú, sở thích, của từng học sinh có trình độ khá giỏi và cũng là phương án tối ưu để giúp các em học sinh gặp khó khăn trong quá trình nhận thức đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng, giải quyết các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như hạn chế được học sinh học yếu kém về môn toán. Nếu chỉ đạo tổ chức DHPH tốt thì sẻ góp phần thực hiện chương trình mới một cách hiệu quả đảm bảo chất lượng học môn toán nói riêng, chất lượng của học sinh THCS nói chung. Trong trường THCS Phan đình Phùng nói riêng.
	Do nhu cầu của phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, mông muốn con mình học giỏi môn toán và phát triển các môn năng khiếu. Sở thích cũng như khắc phục những yếu kém trong học tập.
Việc tổ chức dạy thêm học thêm môn toán về một phương diện nào đó cững để đáp ứng du cầu này của PHHS. Chính vì vây việc tổ chức dạy học phân hóa toán ở trường THCS sẻ góp phần hạn chế được việc dạy thêm tràn lan hiện nay ở một số trường.
Trong thực tiển dạy học môn toán ở trường THCS một số giáo viên đã tổ chức các hình thức dạy học như bồi dưỡng học sinh gỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ngoại khóa môn toán . . . các hoạt động này mang tính tự phát và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của cấp trên do đó cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân hóa môn toán ở trường THCS. Để chỉ đạo một cách có hiệu quả hình thức dạy học phân hóa bộ môn toán THCS. 
	Với lí do trên, tôi chọn đề tài “Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
	Bước đầu đề xuất phương pháp DHPH môn toán ở trường THCS Phan Đình Phùng huyện Krông Buk tỉnh Đăk Lăk nhằm đáp ứng do cầu bám sát và nâng cao kiến thức, phù hợp với năng lực nhận thức của từng đối tượng học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
	Chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán theo chủ đề tự chọn ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk.
	- Tổng quan và thực trạng DHPH ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk.
	- Giải pháp tổ chức dạy học môn toán cho học sinh khá, giỏi và các học sinh trung bình và yếu ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk nhằm đáp ứng nhu cầu về bám sát và nâng cao kiến thức cho học sinh.
1.4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Cách tiếp cận
	- Tiếp cận logic hệ thống: Việc nghiên cứu DHPH môn toán ở THCS theo chủ đề được xem xét trong mối liên hệ thống nhất với việc dạy học môn toán ở THCS, với việc dạy học các môn khác ở trường THCS Phan Đình Phùng.
- Tiếp cận thực tiển: Việc dạy học phân hóa cũng được nghiên cứu trên cơ sở thực tiển dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lý luận
	-Phương pháp điều tra khảo sát
	-Phương pháp chuyên gia
	-Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
	Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi khuôn khổ đề xuất những giải pháp tổ chức DHPH môn toán ở trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk với yêu cầu bám sát và nâng cao kiến thức môn toán cho học sinh.
1.5 Đóng góp của đề tài
	- Đề xuất khung nội dung DHPH môn toán THCS cho học sinh khá, giỏi và yếu theo từng chủ đề, từng lớp.
	- Định hướng cho giáo viên về phương pháp và hình thức DHPH môn toán tại trường THCS Phan Đình Phùng
NỘI DUNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Hoạt động phân hóa trong dạy học
* Quan niệm: Phân hóa một tập hợp các đối tượng khách thể nào đó là hoạt động của chủ thể tách tập hợp các đối tượng đó thành các bộ phận nhỏ khác nhau hoặc thành các cá thể riêng biệt
	Mục tiêu của phân hóa là nhằm tương tác với các đối tượng khác nhau bằng các cách thức khac nhau
	Căn cứ của hoạt động phân hóa là sự khác biệt của các đối tượng khách thể 
( Theo một dấu hiệu, một tính chất nào đó)
	 Các dấu hiệu khác biệt để phân hóa có thể có nhiều, gắn với các khía cạnh, phương diện khác nhau. Với mỗi dấu hiệu có kiểu phân hóa tường ứng. Chẳng hạn, phân hóa học sinh theo trình độ kiến thức, ta có nhóm học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu (Dấu hiệu về học lực)
	Yêu cầu của dạy học phân hóa là đảm bảo việc dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh trên cơ sở đó phát huy tối đa năng lực của từng học sinh.
* Chủ thể trong quá trình dạy học
	Trong nhà trường có hai nhân vật chính đó là: Giáo viên và học sinh. Có thể xét chủ thể là một trong hai nhân vật này
	Cách thứ nhất: Giáo viên là chủ thể của hoạt động phân hóa
	Giáo viên chủ động tách học sinh thành các nhóm khác nhau, tác động tới cá thể hoặc nhóm cá thể học sinh khác nhau bằng các cách thức khác nhau, và lại tạo ra sự khác biệt mới, với các khác biệt này, chủ thể buộc phải có những tác động khác biệt nữa tới các đối tượng khác biệt . . . đã có những công trình nghiên cứu xem xét dạy học phân hóa theo cách nhìn này (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy Tiên . . .)
Cách thứ hai: Học sinh là chủ thể, lúc này học sinh chủ động phân hóa trong hoạt động học tập của chính mình. 
	Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, tương tác với các đối tượng (SGK, tài liệu, các thiết bị dạy học, với bạn bè, với giáo viên) nhằm mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của học sinh trong môi trường học tập rất đa dạng: Phân tích, so sánh, đánh giá nội dung các môn học, lựa chọn môn học ưu tiên, lựa chon phương pháp học tập phù hợp, lựa chọn phương pháp tiếp cận giáo viên, nguồn học liệu, các điều kiện học tập . . .học sinh thể hiện nhu cầu phân hóa của mình bằng cách bộc lộ nhu cầu, thái độ và hành vi học tập. Việc đa dạng hóa, tăng cường các điều kiện học tập như sự đảm bảo có sự hướng dẫn của giáo viên, tài liệu học tập, thiết bị dạy học, chương trình, cơ sở giáo dục đào tạo . . . là hướng quan trọng nhằm đáp ứng hoạt động phân hóa trong học tập của học sinh
	Xét cho cùng hoạt động phân hóa trong dạy học phải là sự kết hợp của cả hai hoạt động: Giáo viên và học sinh
	Xét trên bình diện chung, có thể nêu các hình thức phân hóa phổ biến sau: 
	- Thực hiện các chương trình dạy học khác nhau trong các hệ thống giáo dục. Khi đó học sinh sẻ chia thành các nhóm lớn, mỗi nhóm theo học một chương trình phù hợp.
	- Xây dựng chương trình có cùng mục tiêu tổng quát với hai khối nội dung và hoạt động chủ yếu: Bắt buộc và tự chọn.
	Trong thực tế, có các hình thức dạy học phân hóa: 
Phân ban
Dạy học tự chọn
Phân ban kết hợp với dạy học tự chọn
Dạy học phân hóa kết hợp với dạy học tự chọn
1.2 Dạy học phân hóa 
	DHPH là hình thức dạy học, trong đó việc phân chia học sinh thành các nhóm dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của học sinh (Trong các tiêu chí phân hóa, có những tiêu chí về nhu cầu, nguyện vọng của học sinh) và trên cơ sở đánh giá của giáo viên ( Thông qua quá trình học tập và kết quả kiểm tra định kỳ). Có một số hình thức dạy phân hóa phân biệt:
	- Hình thức thứ nhất: Sự phân hóa diễn ra ngay trong cùng một lớp học. Ngoài những nội dung bắt buộc cho tất cả học sinh, giáo viên đưa ra danh sách một số chủ đề học, học sinh sẽ chọn (và buộc phải chọn) theo học một số chủ đề nào đó phù hợp với nhu cầu trình độ và nguyện vọng của mình. Cách làm này, giáo viên cùng một lúc thực hiện nhiều chủ đề khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau trong khi đó quỹ thời gian lại có hạn nên khả năng bao quát cũng như khả năng làm việc với các nhóm hoặc cá nhân học sinh sẽ gặp khó khăn.
	- Hình thức thứ hai: Phân hóa theo trình độ học sinh. Trên cơ sở chương trình và nội dung bắt buộc, căn cứ vào học lực của học sinh (thông qua các bài kiểm tra, quá trình học tập, khả năng nhận thức khả năng nhận thức,đánh giá của giáo viên . . .) mà chủ động phân chia thành các nhóm lớp học có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu. Cách này đảm bảo cho giáo viên lên lớp đồng loạt, đúng đối tượng tiết kiệm thời gian cũng như quản lý dạy học dễ dàng hơn. Nhược điểm của nó cùng một lúc các nhóm có trình độ khác nhau phải diển ra cùng một lúc nên bố trí giáo viên vào cùng một thời điểm sẽ khó khăn ( cách này chỉ phù hợp với quy mô trường nhỏ và trung bình)
	- Hình thức thứ ba: Học sinh đề xuất các nhu cầu học tập, bộc lộ khuynh hướng, nguyện vọng và sở thích của mình (có thể thông qua tư vấn hổ trợ của giáo viên), giáo viên tìm cách xây dựng nội dung và cách thức dạy học với các nhóm học sinh. Đây là hình thức tốt nhất, đảm bảo mục tiêu dạy học phân hóa cao nhưng đòi hỏi công tác đánh giá tư vấn học sinh tốt, đồng thời yêu cầu đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ quản lý cao, có khả thi trong điều kiện giáo dục hiện nay.
1.3 Học sinh THCS và yêu cầu dạy học phân hóa
	Như đã phân tích, trong quá trình giáo dục, mỗi cá nhân càng ngày càng phát triển không những có tri thức, phẩm chất đạt được mặt bằng chung của tập thể học sinh, mà còn có một số phẩm c ... gian một tháng sau khi khai giảng để làm công tác lựa chọn học sinh cho phù hợp với trình độ của các em mà phân lớp. Học sinh khối 9 có thể tăng tiết để đáp ứng nhu cầu thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT. 
3. Nội dung dạy học tự chọn môn toán:
Việc xác định nội dung có thể phân loại theo nhiều cách tiếp cận nhưng phải thỏa mãn yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh bao gồm: 
- Hệ thống bài tập nhằm cũng cố, phát triển kiến thức. 
- Hệ thống kiến thức, kỹ năng bổ sung, mở rộng một cách hợp lý.
- Nội dung dạy học phân hóa phân chia theo mạch kiến thức.
- Hệ thống các chủ đề, mỗi chủ đề nhằm hướng tới hình thành và phát triển một yếu tố hoặc một nhóm yếu tố nào đó của năng lực tư duy trong quá trình học toán của học sinh.
- Đối với học sinh trung bình và yếu thì nội dung chủ yếu của dạy học phân hóa vẫn là kiến thức trong sách giáo khoa.
4. Phương tiện dạy học phân hóa môn toán:
4.1 Tài liêu dạy học
	- Cần biên soạn tài liệu dạy học phân hóa môn toán theo chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. 
	- Giáo viên có thể lựa chọn trong tài liệu sẳn có những bài tập phù hợp với chương trình của Bộ GD&ĐT để dạy học phân hóa.
	- Tài liệu dạy học phân hóa cần đa dạng: Cùng một nội dung dạy học có thể có nhiều tài liệu khác nhau. Giáo viên có thể lựa chọn tài liệu dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm của đại phương.
	- Tùy theo đặc điểm của từng nội dung dạy học, tài liệu dạy học phân hóa có thể bao gồm tài liệu tài liệu cho học sinh và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên.
4.2 Một số thiết bị dạy học khác:
	Ngoài các thiết bị dạy học thông thường, ở những nơi có điều kiện, có thể sử dụng thêm các thiết bị khác như phương tiện nghe nhìn, máy tính, các phầm mềm dạy học, sử dụng Intenet . . . các phương tiện dạy học hiện đại sẽ hổ trợ quá trình dạy học và làm phong phú môi trường học tập, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận kiến thưc cũng như phát triển kỹ năng làm việc của người lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Các điều kiện đảm bảo dạy học phân hóa có hiệu quả:
	Ngoài những điều kiện quản lý và đội ngũ giáo viên như đã nói ở trên, để dạy học phân hóa có kết quả thì cơ sở vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy học phân hóa như có đủ phòng học đúng tiêu chuẩn, tài liệu, thiết bị dạy học hiện đại, kết nối Internet sẽ giúp giáo viên và học sinh thực hiện hiệu quả giờ học phân hóa môn toán.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã phân tích, làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến phân hóa, phân hóa trong dạy học, chủ thể của dạy học phân hóa (Xét chủ thể là giáo viên trong hoạt động dạy học, chủ thể là học sinh trong hoạt động học), các hình thức phân hóa đã chỉ ra được sự cần thiết của sự dạy học phân hóa ở trường THCS Phan Đình Phùng nói chung và môn toán nói riêng, tập trung vào nghiên cứu phân hóa theo hình thức tổ chức dạy học phân hóa bắt buộc, để từ đó có được sự tác động, chỉ đạo của CBQL nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học phân hóa.
Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi đã xác định những yêu cầu chủ yếu về nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân hóa dành cho đối tượng học sinh khá giỏi cũng như học sinh yếu kém môn toán ở THCS
Chúng tôi đã xác định được một số chủ đề nội dung dạy học được phân hóa môn toán cho các đối tượng khá giỏi đến TB và Yếu đảm bảo yêu cầu bám sát và nâng cao.
Chúng tôi đã xác định được một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân hóa cho các đối tượng học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học phân hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn toán nói riêng.
Chúng tôi đã đề ra các giải pháp đã được kiểm chứng trong dạy học phân hóa ở trường THCS Phan Đình Phùng để tham khảo như một phương án khả thi.Những kết quả thu được theo mô hình này rất khả quan .Để có kết luận chắc chắn về tính hiệu quả và tính khả thi của hình thức dạy học phân hóa này thì cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm một thời gian nữa để khẳng định ưu điểm của hình thức này.
Một số kiến nghị đối với Phòng giáo dục – Đào tạo Krông Buk
	- Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Krông Buk cần có những biện pháp chỉ đạo trong việc giảng dạy phân hóa môn toán ở trường THCS và có chương trình khung dạy học phân hóa THCS nói chung và của phân môn toán nói riêng.
	- Tổ chức viết tài liệu dạy học phân hóa theo khung chương trình trên , đồng thời có hướng dẫn cho các trường có điều kiện dạy học phân hóa môn toán nói riêng và các môn còn lại mà học sinh có nhu cầu ở các trường THCS trên địa bàn .
	- Tổ chức lớp tập huấn cho CBQL và giáo viên về nội dung phương pháp và cách kiểm tra đánh giá dạy học phân hóa ở những trường chưa tổ chức hoặc có làm nhưng theo hình thức tự phát và tùy thuộc vào giáo viên đứng lớp.
	- Hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá mang tính hợp pháp của kết quả học tập mà học sinh có được trong quá trình dạy học phân hóa với kết qủa học tập của học sinh trong giờ học chính khóa .
	- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất ,thiết bị dạy học, nguồn tài liệuphục vụ hiệu quả dạy học phân hóa .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia- 2005)
Điều lệ trường THCS 
Quyết định số 03 / 2003 / QĐ – BGD& ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo .
Công văn số 24/ QĐ- UB của UBND Tỉnh Đăk Lak về việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Phạm Văn Hoàn – Trần Thúc Trình – Nguyễn Gia Cốc, Giáo dục học môn toán, NXB giáo dục, Hà Nội, 1981,
Đặng Thành Hưng, Công bằng xã hội và cơ hội học tập phân hóa giáo dục phổ thông, tạp chí khoa học số 7 , 2006 .
Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, giáo dục học, NXB GD Hà Nội, 1987.
Nguyễn Bá Kim, phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2004.
Hồ Ngọc Đại, Giải pháp phát triển giáo dục NXB giáo dục 2006
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý công chức nhà nước nghành giáo dục và đào tạo của Học viện quản lý giáo dục (Quyển 1- 2-3)
Kế hoach năm học 2008 - 2009 của Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Krông Buk.
Kế hoạch năm học 2008 -2009 của trường THCS Phan Đình Phùng Huyện Krông Buk
PHỤ LỤC
PHIẾU HỎI VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA MÔN TOÁN Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
	(Dành cho cán bộ quản lý cấp trường)
I MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN
1. Giới tính: Nam: Nữ: 
2. Năm sinh: ..
3. Đơn vị công tác: 
	Trường THCS: .
	Thuộc quận Huyện: ...
	Tỉnh:...
	Chức vụ: 
4. Số năm quản lý: ..
5. Trình độ đào tạo:
	Sau đại học: 
Đại học:
Cao đẳng:
Trung cấp
6. Những chương trình sách giáo khoa môn toán ông/bà đã từng dạy học hoặc chỉ đạo:
 a. Chương trình và sách giáo khoa trước cải cách giáo dục năm 1981
 b. Chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục từ năm 1981 đến 2001
 c. Chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2002 đến nay
THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC DẠY HỌC PHÂN HÓA
MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS CỦA ÔNG (BÀ)
7. Trường ông/bà có dạy phân hóa môn toán không? Có không
	Nếu có dạy phân hóa xin trả lời tiếp các câu sau:
8. Mục đích dạy học phân hóa môn toán hiện nay:
	a. Củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh
	b. Phụ đạo học sinh yếu, kém
	c. Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi
	d. Đáp ứng yêu cầu tham gia các kỳ thi học sinh giỏi
	e. Các ý kiến khác: (ghi cụ thể) 
	...
9. Việc dạy phân hóa môn toán ở trường Ông/bà thực hiện ở lớp nào?
a. Từ lớp 6 đến lớp 9
b. Từ lớp 7 đến lớp 9	
c. Từ lớp 8 đến lớp 9	
d. Lớp 9	
10. Số tiết mà trường dànhđể dạy học tự chọn môn toán:
	a. Lớp 6...tiết/tuần
b. Lớp 7...tiết/tuần
c. Lớp 8...tiết/tuần
d. Lớp 9...tiết/tuần
11. Trường chỉ đạo dạy học phân hóa vào lúc nào?
	a. Vào ngày nghỉ trong tuần hoặc buổi tối 
	b. Vào buổi tối thứ hai trong các ngày
c. Vào thời điểm khác (xin nêu cụ thể) 
.
12. Các đối tượng học sinh tham gia học phân hóa ở các trường?
	a. Học sinh khá giỏi
	b. Học sinh trung bình
	c. học sinh yếu, kém
13. Học sinh các lớp phân hóa được lựa chọn theo nguyên tắc nào?
	a. Theo nguyện vọng của từng phụ huynh học sinh
	b. Do nhà trường lựa chọn
14. Giáo viên dạy phân hóa ở trường là
	a. Giáo viên giỏi của trường
	b. Giáo viên bình thường đang dạy ở lớp có học sinh phân hóa
	c. Hiệu trưởng hoặc hiệu phó chuyên môn
	d. Chuyên viên của Phòng giáo dục
	e. Chuyên gia môn học do nhà trường mời
15 Lớp phân hóa được tổ chức theo cách nào
	a. Tổ chức dạy theo nhóm học sinh ở từng lớp
b. Chọn học sinh từ các lớp trong cùng một khối thành một lớp phân hóa
16. Tài liệu dạy học phân hóa môn toán do:
	a. Do nhà trường quy định
	b. Do giáo viên tự chọn
17. Các hình thức dạy học phân hóa nhà trường đã áp dụng
	a. Dạy trên lớp
	b. Tổ chức câu lạc bộ toán
	c. Tổ chức ngoại khóa về toán
	d. Tổ chức kỳ thi Oolympic về toán
	e. Các hình thức khác (xin nêu cụ thể)
18. Việc đánh giá học sinh mà nhà trường đã áp dụng
	a. Không thực hiện việc kiểm tra đánh giá
	b. Kiểm tra và cho điểm trường xuyên
c. Kiểm tra cuối kỳ, cuôi năm 
d. Không cho điểm mà chỉ nhận xét kết quả học tập
e. Tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi bằng bài thi viết
19. Các phương tiện mà nhà trường hỗ trợ dạy học phân hóa:
	a. Tủ sách tham khảo của giáo viên và học sinh
	b. Các thiets bị theo danh mục dạy học tối thiểu trang bị cho giáo viên và học sinh theo chương trình toán hiện hành
	c. Máy tính, phần mềm dạy học
	d. Phương tiện khác (xin liệt kê cụ thể)
.
III MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA MÔN TOÁN:
20. Theo ông/ bà mục đích của việc dạy học phân hóa môn toán ở trường THCS là:
	a. Đáp ứng nhu cầu và hứng thứ học tập môn toán
	b. Bồi dưỡng phát triển học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém
c. Đáp ứng nhu cầu tham gia các kỳ thi học sinh giỏi
	d. Các ý kiến khác (xin nêu cụ thể)
21. Theo ông/ bà việc thực hiện dạy học phân hóa môn toán nên thực hiện ở lớp nào?
	a. Các lớp 6 – 7 – 8 – 9
	b. Các lớp 7 – 8 – 9
	c. Các lớp 8 – 9 
	d. Các ý kiến khác (xin nêu cụ thể)
22. Theo ông/bà số tiết cần thiết dành để dạy học phân hóa môn toán là:
	a. Lớp 6 . . tiết/tuần
	b. Lớp 7 . . tiết/tuần
	c. Lớp 8 . . tiết/tuần
	d. Lớp 9 . . tiết/tuần
23. Trong việc đánh giá học sinh khi học phân hóa nên áp dụng phương thức:
	a. Không thực hiện kiểm tra đánh giá
	b. Kiểm tra và cho điểm thường xuyên
	c. Kiểm tra cuối kỳ, cuối năm
	d. Không cho điểm mà chỉ nhận xét kết quả học tập 
24. Giáo viên dạy phân hóa cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào sau đây?
	a. Đạt danh hiệu giáo viên giỏi
	b. Tốt nghiệp cao đẳng trở lên 
	c. Có kinh nghiệm dạy học ở khối lớp được phân công dạy học phân hóa từ 3 năm trở lên mà không cần qua tâm đến trình độ đào tạo
	d. Được bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học phân hóa
	e. Biết sử dụng vi tính
g. Các tiêu chuẩn khác (xin ghi ý kiến cụ thể)

Tài liệu đính kèm:

  • doc0910_SKKN_CaoVanLam_phan dinh phung.doc