PHẦN A: DẪN LUẬN.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghị quyết TW IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho Học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, phải thường xuyên khơi dậy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tự nghĩ và làm một cách tự chủ; Năng lực tự đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở nhà trường, đi đôi với vai trò mới của Thầy là người hướng dẫn cho người học biết tự mình tìm kiến thức, xử lí những tình huống, biết làm việc cá nhân, với bạn, với thầy, với tập thể, biết chuyển quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo, là người trọng tài tự đánh giá kết quả học tập, là người cố vấn giúp người học tự đánh giá, tự điều chỉnh theo yêu cầu của mục đích đào tạo”.
Thực tế của quá trình dạy và học trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đòi hỏi người dạy nói chung và dạy văn nói riêng cần phải có những đổi mới về mặt phương pháp dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Mặc khác, cũng cần xác định đúng đắn mục tiêu, vị trí môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình phổ thông nói chung và THCS nói riêng.
Trước hết, môn Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó đã nói lên mối quan hệ mật thiết giữa Ngữ văn với các môn học khác. Các em học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học; Và, các môn học khác cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Ngoài ra, xét về một vài phương diện nào đó, môn ngữ văn lại có mối quan hệ khá mật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật như: Am nhạc, Hội hoạ, Điêu khắc .
Dạy văn – Học văn, nhất là ở chương trình THCS là góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn THCS, chuẩn bị cho các em hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo ; Bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
PHẦN A: DẪN LUẬN. I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nghị quyết TW IV về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho Học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, phải thường xuyên khơi dậy, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tự nghĩ và làm một cách tự chủ; Năng lực tự đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở nhà trường, đi đôi với vai trò mới của Thầy là người hướng dẫn cho người học biết tự mình tìm kiến thức, xử lí những tình huống, biết làm việc cá nhân, với bạn, với thầy, với tập thể, biết chuyển quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo, là người trọng tài tự đánh giá kết quả học tập, là người cố vấn giúp người học tự đánh giá, tự điều chỉnh theo yêu cầu của mục đích đào tạo”. Thực tế của quá trình dạy và học trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đòi hỏi người dạy nói chung và dạy văn nói riêng cần phải có những đổi mới về mặt phương pháp dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Mặc khác, cũng cần xác định đúng đắn mục tiêu, vị trí môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình phổ thông nói chung và THCS nói riêng. Trước hết, môn Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó đã nói lên mối quan hệ mật thiết giữa Ngữ văn với các môn học khác. Các em học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học; Và, các môn học khác cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Ngoài ra, xét về một vài phương diện nào đó, môn ngữ văn lại có mối quan hệ khá mật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật như: Aâm nhạc, Hội hoạ, Điêu khắc. Dạy văn – Học văn, nhất là ở chương trình THCS là góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn THCS, chuẩn bị cho các em hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo ; Bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Chương trình Ngữ văn THCS nhấn mạnh trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho Học sinh là giúp cho các em có 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết Tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng trong các giờ Giảng văn Giáo viên chúng ta ít chú tâm rèn luyện cho Học sinh các kỹ năng trên, nhất là kỹ năng đọc văn bản, mà chỉ đặc biệt chú tâm vào quá trình chiếm lĩnh nội dung kiến thức tác phẩm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình nắm bắt nội dung kiến thức của các em. Đồng thời, theo cảm nhận riêng của chúng tôi, đây cũng chính là nguyên nhân gây cho các em cảm giác khó cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn học mang lại, mà trở thành một rào cản, trở ngại lớn; Hay nói cách khác, đó chính là áp lực cho các em khi học văn. Bởi vì bản chất của học văn trước hết phải đọc hiểu văn, mà đọc hiểu văn thì không giản đơn chỉ là đọc văn bản mà còn bao hàm sự ý thức cả cái cách mà mình hiểu tác phẩm nào đó, là tìm ra cái tác phẩm “của riêng mình”. Đọc văn là nền tảng của học văn. Học văn là năng lực cảm thụ văn, bồi dưỡng thị hiếu văn, tiếp nhận kiến thức văn hoá văn, rèn luyện năng lực biểu đạt sáng tạo văn. Nhà thơ Đỗ Phủ đã nói: “Đọc rách vạn quyển sách, Hạ bút như thần”; M. Gorki đã kể chuyện ông đọc nhiều như thế nào trước khi thành nhà văn lớn. Vì vậy, theo chúng tôi, Học sinh muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng việc đọc văn. Đọc văn khác giảng văn; Giảng văn là công việc của người thầy; còn đọc văn là công việc của mọi người, Và, theo Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đình Sử đã nói “đã đến lúc phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường thành việc dạy đọc, dạy cách đọc để học trò tự đọc lấy, thì việc học văn mới thực sự có kết quả. Phải đọc văn để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên”. Xuất phát từ những nguyên lí trên, cùng với thực tiễn giảng dạy những tác phẩm văn học ở nhà trường THCS trong những năm qua, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Rèn luyện Học sinh – Kỹ năng đọc diễn các Tác phẩm Văn học trong chương trình Ngữ văn THCS”. Hy vọng rằng qua đó sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc giảng dạy học sinh tiếp cận một tác phẩm văn học nghệ thuật được sâu sắc hơn, giúp các em yêu thích bộ môn văn học hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn văn trong nhà trường hiện nay. II- Mơc ®Ých nghiªn cøu: Nghiên cứu thực trạng, vận dụng đề tài vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy – học các giờ giảng văn của chương trình Ngữ văn cấp THCS. III- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1-Khách thể: Hình thành cho Học sinh năng lực đọc diễn cảm những tác phẩm văn chương mang đậm chất trữ tình được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn cấp THCS. 2- Đối tượng: Rèn luyện học sinh kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS. IV-. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Phát huy tích cực hoá hoạt động của Học sinh, nhằm giúp Học sinh bước đầu đạt được những kết quả tốt trong quá trình học văn khi học một tác phẩm văn học cụ thể trong những thể loại văn học khác nhau được đưa vào trong chương trình. Trong SGK tích hợp hiện nay, không những đặc biệt coi trọng yêu cầu Học sinh đọc kỹ Văn bản và Chú thích để nhớ nội dung văn bản và nghĩa của các từ khó, mà còn hướng Học sinh đọc diễn cảm Văn bản. Cho nên, việc xác định lí luận của vấn đề: “Rèn luyện học sinh kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS” là phù hợp nội dung yêu cầu giảng dạy hiện nay trong phạm vi mà bản thân phương pháp tích hợp vừa cho phép, vừa đòi hỏi. Vai trò của người đọc trong lịch sử phát triển văn học được khẳng định là vô cùng quan trọng. Trước hết, người đọc(và cả người nghe) chính là lí do sống còn số một của tồn tại văn học. Bởi mục đích việc sáng tác của nhà văn – xét đến cùng – là “ Ký thác”, gởi gắm tâm sự, bộc lộ cảm xúc cá nhân và tinh thần thời đại của mình hướng tới người đọc, hướng tới sự giao tiếp, đối thoại với người đọc qua tác phẩm bằng trái tim, khối óc, bằng hứng thú giao tiếp và năng lực cảm hiểu, phân tích, so sánh, khái quát nghệ thuật – các thế hệ người đọc tham gia khẳng định và đánh giá tác phẩm. Nói cách khác, người đọc qua các thời kì lịch sử thực sự có vai trò quyết định sức sống của sáng tác văn học. Cho nên mỗi người đọc ( người nghe) đều có khả năng mang đến cho văn bản những sự phong phú khác nhau của trường liên tưởng và những kinh nghiệm cá nhân; Nhưng, làm thế nào để học sinh từ tình trạng đọc kém trở thành có khả năng đọc tốt để góp phần rút ngắn khoảng cách “ Đồng hoá thẫm mĩ” giữa người đọc với nhà văn là một đòi hỏi bức xúc của nhu cầu khẳng định bản thân mỗi Giáo viên trong quá trình giảng dạy ở nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, với thời gian có hạn, cho nên, thông qua đề tài này, chúng tôi cũng không có tham vọng đề cập hết tất cả những tác phẩm văn học được đưa vào trong sách Ngữ văn của THCS, mà chỉ lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu chủ yếu là Thơ và một số Tác phẩm văn xuôi ở những thể loại khác nhau như : Cáo, Hịch ,.. của nền Văn học Việt Nam được các nhà Biên soạn sách lựa chọn đưa vào trong SGK ở các khối lớp 6,7,8,9. Đồng thời, trên cơ sở đó, chúng tôi chú tâm vào việc hướng dẫn cụ thể cho Học sinh cách đọc diễn cảm cho từng đoạn hoặc một bài văn ( thơ) hoàn chỉnh; góp phần hoàn thiện cho các em học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường được tốt hơn. V- Gi¶ thuyÕt khoa häc : Với vị trí quan trọng và thế mạnh riêng trong chương trình của trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng, môn văn trước hết giúp người học tiếp xúc với vốn văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại kết tinh trong tác phẩm văn học – để bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Nói tới quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương là nói tới hoạt động tổ chức, hướng dẫn nhận thức của Giáo viên và hoạt động của Học sinh, nhằm chiếm lĩnh một đối tượng thẩm mĩ - Tác phẩm văn học. Do đó, văn học phải được hiểu trong quá trình giao tiếp. Rèn luyện Học sinh kỹ năng đọc diễn cảm tác phẩm văn chương đồng thời cũng xác lập mối quan hệ đặc thù giữa Tác phẩm – Nhà văn với Bạn đọc – Học sinh trong quá trình chuyển hoá từ chủ thể tiếp nhận sang chủ thể văn học. Cảm thụ văn học là hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của con người. Đọc sách nói chung, tác phẩm văn học nói riêng là một quá trình liên tưởng, hồi ức và tưởng tượng. Nó không phải là một hoạt động mang tính đơn nhất trong q ... yếu khi các em đã được giáo viên hướng dẫn cảm thụ tác phẩm. Điều chủ yếu ở đây là người thầy không những phải biết đánh giá đúng chất lượng chuẩn bị và đọc diễn cảm của học sinh, mà còn phải làm cho các em nắm được các tiêu chuẩn đáng giá và biết dựa vào đó đánh giá. Muốn làm được điều này, chúng tôi thiết nghĩ bản thân mỗi giáo viên phải tìm hiểu sâu sắc và có những kiến giải xác đáng đối với tất cả những tác phẩm mà học sinh chuẩn bị đọc. Và, phải căn cứ vào kất quả các bước chuẩn bị đọc của học sinh để việc đánh giá đảm bảo được chính xác và có ý nghĩa sư phạm. Không nên chỉ căn cứ vào một mặt là kết quả thể hiện trong giọng đọc của học sinh mà đánh giá. Tất nhiên, thời gian đầu, việc đọc của các em còn lúng túng, nhiều nhược điểm so với tiêu chuẩn đánh giá mà chúng ta sẽ nêu là điều dễ hiểu, có thể thấy trước được. Nhưng chúng ta đánh giá đọc diễn cảm của học sinh không phải chỉ qua việc các em trình bày tác phẩm, mà một phần quan trọng là việc thâm nhập và hiểu tác phẩm. Bởi thế có những tìm tòi, suy nghĩ của các em dẫu chưa diễn đạt, chưa bộc lộ ra được trong giọng đọc vẫn cần được xem xét, đánh giá đầy đủ. Việc đánh giá đúng những cố gắng sáng tạo còn chưa bộc lộ ra được, có ý nghĩa khuyến khích rất lớn lao đối với mỗi học sinh. Nó đòi hỏi sự tận tâm và nhạy cảm của mỗi giáo viên của chúng ta. Vậy, đánh gía đọc diễn cảm của học sinh cần dựa vào những tiêu chuẩn nào? Đây là một vấn đề khó, vì theo chúng tôi tìm hiểu thì có nhiều cách quy định tiêu chuẩn đánh giá khác nhau đối với đọc diễn cảm của học sinh. Ở đây, chúng tôi xin nêu lên một số cách thức để thầy cô chúng ta có thể tham khảo mà định ra tiêu chuẩn phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình giảng dạy. Những tiêu chuẩn đó là: Giản dị và tự nhiên. Đi sâu vào nội dung và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm trong mức độ vừa sức với các em. Truyền đạt rõ ràng tư tưởng của tác giả. Bộc lộ rõ thái độ đánh giá của mình đối với điều được đọc. Giao tiếp tích cực với những người nghe. Phát âm chính xác và rõ ràng. Truyền đạt được đặc trưng thể loại và phong cách của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Biết sử dụng âm vực, giọng của mình một cách hợp lí. Từ các tiêu chuẩn trên, chúng ta có thể xay dựng thang điểm để đáng giá kết quả tìm hiểu và đọc tác phẩm theo thang điểm 10 như sau: Hiểu nội dung tác phẩm kém: 2 điểm. Hiểu tác phẩm khá nhưng đọc không diễn cảm: 3 điểm. Hiểu tác phẩm khá, đọc có diễn cảm, nhưng chưa đầy đủ: 6 điểm. Hiểu tác phẩm tốt và đọc diễn cảm tốt: 10 điểm. Việc đánh giá chỉ bổ ích và có kết quả khi các em đã hiểu sâu sắc tác phẩm mà bạn mình trình bày và nắm chắc tiêu chuẩn đánh giá, giáo viên cần theo dõi để chỉ ra những ưu – khuyết điểm mà các em bỏ qua hoặc nói đến chưa đầy đủ. Nhất là cần uốn nắn những nhận định không chính xác. Đôi khi vì những lý do tâm lí, các em hay chê việc đọc của bạn, song chính khi mời đọc lại cũng không hơn hoặc có khi còn kém hơn. Những khi đó, rất cần sự đánh giá chính xác và tinh tế về mặt sư phạm của giáo viên. Tiếng nói đánh giá của người thầy có một vị trí hết sức quan trọng đối với cá nhân người đọc và tập thể lớp. Khi các em đã có những tri thức và kỹ năng đọc, đã biết tự đánh giá thì việc đánh giá của thầy càng đòi hỏi phải hết sức chính xác và khách quan. Một sơ xuất nhỏ của thầy cô giáo sẽ ảnh hưởng tai hại đối với sự cố gắng và sự tiến bộ của học sinh như lời tâm sự của thầy giáo – nhà thơ Nguyễn Thái Vận đã nói: Chấm điểm em, tôi nhận điểm chính mình. V. Khảo sát đối chứng – Bài học kinh nghiệm. 1. Khảo sát đối chứng : Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh là một việc làm địi hỏi sự kiên trì và cĩ thời gian. Vì vậy giáo viên cần phải áp dụng các biện pháp luyện tập ở lớp cũng như ở nhà một cách đồng bộ mới mang lại hiệu quả tốt trong quá trình giảng dạy. Để kiểm chứng những biện pháp trên, tơi đã tiến hành dạy thử nghiệm lớp 9 năm học 2007 – 2008. Và, lớp 7 năm học 2008 – 2009; Chủ yếu là ở vào những tuần cuối học kỳ 1 của các năm, trong quá trình giảng dạy của chúng tôi, kết quả đạt được như sau: Kết quả thực nghiệm Lớp Sĩ số Năm học Số em đọc chưa đạt yêu cầu Số em đọc đạt trung bình Số em đọc đúng, rõ ràng Số em đọc diễn cảm tốt SL % SL % SL % SL % 9 A9 49 2007- 2008 4 14 16 15 7A1 50 2008 - 2009 6 16 10 18 Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tơi nhận thấy những biện pháp mà tơi đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc diễn cảm của các em được nâng lên. Chúng tôi rất mừng đã có nhiều em lớn lên qua những tiết giảng văn, các em đã cảm nhận được những cái hay cái đẹp của cuộc đời, các em có những suy nghĩ sâu sắc với cuộc sống của muôn ngàn hoa lá khác nhau, để rồi các em đã chắc chiu, lượm nhặt được những bông hoa đẹp cho riêng mình. Đã có nhiều em đi qua cuộc đời nghề giáo của chúng tôi để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp với những câu nói chân thành xuất phát từ tấm lòng chân thật như em Lê Nguyễn Thị Mai đã nói: Chính thầy đã đốt cho em ngọn lửa của văn chương.Và em sẽ không bao giờ quên hình ảnh của thầy trên bục giảng của những giờ văn qua lời đọc – giảng văn của thầy. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua nghiên cứu lý luận và thực tế dạy đọc diễn cảm cho các em học sinh, tơi đã rút ra bài học cĩ giá trị sau: + Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luơn quan tâm tìm hiểu xem các em vấp phải khĩ khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách đọc diễn cảm để từ đĩ khắc phục những khĩ khăn các em vướng mắc. + Việc đọc mẫu diễn cảm của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của Văn bản qua giọng đọc, đồng thời các em học tập cách đọc của giáo viên. + Việc nắm nội dung Văn bản và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn, câu là một yếu tố cơ bản giúp học sinh đọc diễn cảm tốt. + Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhĩm để học sinh luyện tập lẫn nhau + Việc rèn học sinh cĩ thĩi quen học ở nhà là một việc là cần thiết trong khâu đọc diễn cảm, bởi vì ở lớp thời gian học tập rất ít. Các em chuẩn bị bài ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn. PHẦN C: KẾT LUẬN. Trong thời đại ngày nay – thời đại của tri thức và trí tuệ, của khoa học và công nghệ thông tin. Biết đọc, nhất là đọc diễn cảm lại càng quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta sử dụng các nguồn thông tin để đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội. Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩ rất lớn để kích thích sáng tạo của các em trong quá trình học văn, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, nhân cách cho học sinh. Qua đó, còn cung cấp cho các em vốn từ ngữ, năng lực diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó, nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng. Đọc diễn cảm là công việc quan trọng trong quá trình dạy và học văn. Tác phẩm văn học có thể được nghiên cứu bằng nhiều con đường khác nhau.Nhưng, dù bằng con đường nào công việc đầu tiên vẫn là làm quen trực tiếp với tác phẩm. Đọc diễn cảm là một phương tiện để nghiên cứu tác phẩm. Tuy nhiên phát triển tính tích cực sáng tạo của học sinh phụ thuộc không chỉ vào hoạt động của các em, mà một phần lớn vào việc chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn, tổ chức học sinh hoạt động. Vấn đề không phải là giáo viên và học sinh làm những công việc gì mà cơ bản là cách tiến hành công việc đó như thế nào. Vì vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho các em học sinh cấp THCS. Địi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt động trong quá trình học tập tiếp cận ở những tác phẩm văn học mang giá trị nghệ thuật của chương trình Ngữ văn. --------------*---------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tạp chí văn học. Số 4 – Năm 2002 Tạp chí Giáo dục. Số 156 – 157 – 158. Về phương pháp dạy và học văn những lớp đầu cấp II. Trong CCGD. Tống Trần Ngọc – Vũ Ngọc Khánh. Giảng văn, tập 1, NxB ĐH – THCN, Hà Nội, 1982. Lí luận Văn học – Chủ biên: Đỗ Văn Khang . Nhà xuất bản GD. Đọc văn – Học văn – Trần Đình Sử. Nhà xuất bản GD. Sách Ngữ văn 6 – 7 – 8 – 9. Sách Giáo viên 8 – 9. Thiết kế Bài giảng ngữ văn 8 – 9. Nguyễn Văn Đường. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn. MỤC LỤC: Trang. PHẦN A. DẪN LUẬN. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 II. Mơc ®Ých nghiªn cøu: 2 III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2 V. Gi¶ thuyÕt khoa häc : 3 VI. NHIỆM VỤ: 4 VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 4 VIII. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 4 IX. §ÓNG GÓP CỦA CHUYÊN ĐỀ: 4 PHẦN B: NỘI DUNG 5 I Cơ sở lí luận của việc rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm. 5 Thực trạng môn văn và việc đọc văn trong nhà trường. 5 2. Giảng văn với quá trình đọc Tác phẩm văn học của học sinh. 6 II. Một số kỹ năng đọc diễn cảm. 8 1. Những cấp độ khác nhau của việc đọc diễn cảm các tác phẩm văn học. 8 2. ChuÈn bÞ tâm thế cho viƯc d¹y ®äc diƠn c¶m: 13 3. Các kỹ năng cơ bản trong quá trình đọc diễn cảm. 16 III.Các hình thức luyện đọc diễn cảm. 21 IV. Đánh giá đọc diễn cảm của Học sinh. 25 V. Khảo sát đối chứng – Bài học kinh nghiệm. 26 PHẦN C: KẾT LUẬN. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Tài liệu đính kèm: