Bài 1: Đo độ dài: Đơn vị đo, dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của thước đo. Cách đo độ dài.
Bài 2: Đo thể tích chất lỏng:Đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo thể tích chất lỏng.
Bài 3: Đo thể tích vật rắn không thấm nước: Dụng cụ đo, cách đo bằng bình chia độ, bình tràn.
Bài 4: Đo khối lượng: Khối lượng, đơn vị khối lượng.Cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan.
Bài 5: Lực –Hai lực cân bằng: Khái niệm lực, phương và chiều của lực.Hai lực cân bằng.
Bài 6: Trọng lực – Đơn vị lực: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực.Đơn vị lực.
Bài 7: Lực đàn hồi: Tại sao nói lò xo là vật có tính chất đàn hồi? Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?
Đặc điểm của lực đàn hồi.
ÔN TẬP HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2010-2011- Môn Vật lý 6 A/Lý thuyết: Bài 1: Đo độ dài: Đơn vị đo, dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của thước đo. Cách đo độ dài. Bài 2: Đo thể tích chất lỏng:Đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo thể tích chất lỏng. Bài 3: Đo thể tích vật rắn không thấm nước: Dụng cụ đo, cách đo bằng bình chia độ, bình tràn. Bài 4: Đo khối lượng: Khối lượng, đơn vị khối lượng.Cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan. Bài 5: Lực –Hai lực cân bằng: Khái niệm lực, phương và chiều của lực.Hai lực cân bằng. Bài 6: Trọng lực – Đơn vị lực: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực.Đơn vị lực. Bài 7: Lực đàn hồi: Tại sao nói lò xo là vật có tính chất đàn hồi? Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Đặc điểm của lực đàn hồi. Bài 8:Lực kế, phép đo lực - trọng lượng và khối lượng: Lực kế là gì? Cách đo một lực bằng lực kế.Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. Bài 9: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng: Định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng. Công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng. Đơn vị khối lượng riêng, trọng lượng riêng. Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Bài 10: Máy cơ đơn giản: Kết luận về trường hợp kéo vật lên theo phương thẳng đứng.Kể tên các máy cơ đơn giản. Ví dụ về sử dụng máy cơ đơn giản trong thực tế. Bài 11: Mặt phẳng nghiêng: Nêu 2 kết luận về trường hợp kéo vật trên mặt phẳng nghiêng.Ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế. Bài 12: Đòn bẩy: Cấu tạo của đòn bẩy. Nêu kết luận về tác dụng lực trong trường hợp dùng đòn bẩy để nâng một vật.Ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế. Bài tập: *Trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng của mỗi bài học. *Làm tất cả các bài tập trong sách bài tập. *Làm các bài tập liên quan đến các công thức: P = 10m, D = m/V, d = P/V, d = 10D. *Biết suy ra các đại lượng cần tìm từ các công thức trên. B/ Một số bài tập tham khảo: TRẮC NGHIỆM:Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1.Vật a có khối lượng là 50kg, khối lượng của vật b bằng 1/5 khối lượng của vật a. Trọng lượng của vật b là: A/ 50N B/ 10N C/ 100N D/ 250N 2. Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2cm đo độ dài cuốn sách. Trong các kết quả dưới đây cách nào ghi đúng? A. 240mm B. 23cm C. 24cm D. 24,0cm 3. Mực nước trong bình chia độ ban đầu chỉ 50cm .Sau khi bỏ10 viên bi giống nhau vào bình,mực nước trong bình chỉ 55cm. Thể tích 1 viên bi là: A.5cm B. 50 cm C. 55cm D. 0,5cm 4.Ba vật có khối lượng là m1 < m2 < m3 thì trọng lượng tương ứng của chúng là: A/ P1 P2 > P3 C/ P1 P3 D/ P1 > P3 > P2 5. Một vật có khối lượng 500g và thể tích 5m3. Khối lượng riêng của vật đó bằng: A/ 500kg/m3. B/ 2500kg/m3 C/ 550kg/m3 D/ 100kg/m3 6. Khi dùng đòn bẩy, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật thì lực nâng sẽ: A/ Nhỏ hơn trọng lượng của vật. B/ Lớn hơn trọng lượng của vật. C/ Bằng trọng lượng của vật. D/ Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật. 7. Một vật có trọng lượng 120N thì khối lượng của vật đó bằng: A. 1,2kg B. 12kg C. 120kg D. 0,12kg. 8. Một vật có khối lượng 0,5kg thì có trọng lượng: A.0,05N B. 0,5N C.5N D.50N 9. Kéo một vật trên mặt phẳng nghiêng, người ta phải dùng một lực F1. Nếu giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng thì phải dùng lực F2 kéo vật như thế nào với lực F1? A/ F2 = F1 B/ F2 F1 D/ F2 = 2F1. 10. Khi độ biến dạng của lò xo tăng gấp đôi thì lực đàn hồi: A/ Tăng gấp rưỡi B/ Tăng gấp đôi C/ Không thay đổi D/ giảm hai lần. 11. Khi hòn đá bị ném lên thì nó: A. Không chịu tác dụng của lực nào B. Chịu tác dụng của lực ném ban đầu và trọng lực . C. Chịu tác dụng của lực ném ban đầu D.Chịu tác dụng của trọng lực 12. Cách nào trong các cách sau không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? A/ tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng. B/giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng. C/ giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng D/ tăng chiều dài, giảm chiều cao mặt phẳng nghiêng. 13/Số liệu 85g được ghi trên gói mì gói biểu hiện: A. Trọng lượng của gói mì. B. khối lượng của gói mì. C. Thể tích của gói mì. D. Sức nặng của gói mì. 14/Kéo cắt sắt có tay cầm dài hơn kéo cắt giấy là do: A.Mỹ quan của nhà sản xuất. B.Lực cắt được tạo ra mạnh hơn. C.Lực do tay ta tác dụng nhẹ hơn. D. Một lý do khác. 15/ Kéo một vật có khối lượng 100g lên cao bằng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo đó: A/ lớn hơn 1N. B/ nhỏ hơn 1N C/ nhỏ hơn 100g D/lớn hơn 100g. 16/Để giảm độ dốc của mặt phẳng nghiêng, ta phải: A.Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng B/Tăng độ cao h C/Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng D/B và C đúng. 17/Kéo một vật m = 50 kg lên cao theo phương thẳng đứng.Theo em, phải cần một lực ít nhất là bao nhiêu? A. > 500N. B. < 500N. C. 500N. D. 50N 18/Dùng lực kế để cân một vật.Nếu lực kế chỉ 15N thì vật đó cân nặng: A. 15kg. B.150kg. C. 1,5kg. D. 0,15kg. 19/Một vật có khối lượng 500g thì trọng lượng của vật đó là: A/ P =5000N. B/ P = 50N C/ P = 5N D/ P = 0,5N 20/Treo một quả cân nặng 100g vào đầu một lò xo đang được treo thẳng đứng, lò xo dãn ra một đoạn 5cm.Nếu gắn thêm quả cân 50g vào thì lò xo dãn ra một đoạn: A/ 10cm. B. 15cm. C. 7,5cm. D. 8,5 cm. II.TƯ LUẬN: 1/ Điền từ thích hợp vào chỗ trông: a/ của đồng là 8900kg/m3. b/ của dầu là 8000N/m3. 2/ Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. a/ tính thể tích của 1 tấn cát. b/ Tính trọng lượng của đống cát 3m3. 3/ Một vật có thể tích 2dm,khối lượng15,6kg a. Tìm khối lượng riêng của vật b. Nếu vật trên có thể tích 1,8dmthì có khối lượng bao nhiêu? 4/Một pho tượng bằng đồng có thể tích 500dm3.Tính khối lượng và trọng lượng của pho tượng nói trên.Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3. 5/Một vật hình hộp chữ nhật bằng nhôm có chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 3cm.Tính khối lượng và trọng lượng của vật.Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. 6/Dùng một trong hai tấm ván để đưa vật từ mặt đất lên xe tải.Biết tấm ván thứ nhất có chiều dài gấp hai tấm ván thứ hai.Hỏi dùng tấm ván nào có lợi về lực hơn?Giải thích? 7/Một quả cầu bằng kim loại được giữ yên bằng 1 sợi dây treo. Hỏi những vật nào đã tác dụng lực lên quả cầu?Vì sao quả cầu đứng yên? 8/ Nói khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. điều đó có ý nghĩa gì? 9/ Vì sao đường dèo núi thường ngoằn ngoèo mà không thẳng? 10/ Có bốn người cùng kéo một vật có khối lượng 220kg lên cao theo phương thẳng đứng. Lực kéo của mỗi người là 450N. Hỏi bốn người đó có kéo vật lên được không? Tại sao? GV: Lê Sỹ Sơn
Tài liệu đính kèm: