1. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn.
TL: _ Các chất rắn đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.
2. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
TL: _ Các chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.
*Chú ý: _ Đối với nước: + Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại.
+ Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên thì nước mới nở ra.
3. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí.
Ôn tập học kì II môn Vật lý 6 I. Lý thuyết. 1. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn. TL: _ Các chất rắn đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. _ Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau. 2. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng. TL: _ Các chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. _ Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau. *Chú ý: _ Đối với nước: + Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại. + Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên thì nước mới nở ra. 3. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí. TL: _ Các chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. _ Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau là giống nhau. _ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 4. Nêu các ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn. TL: _ Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. _ Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. àỨng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng ngắt tự động mạch điện. V/d: Bàn ủi điện khi đủ độ nóng tự ngắt điện. 5. Nêu công dụng và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế. TL: _ Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế. _ Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: + Nhiệt kế rượu. + Nhiệt kế y tế. + Nhiệt kế thuỷ ngân. _ Nhiệt kế thường dụng hoạt động trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. _ Trong nhiệt giai Celsius: + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC. + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC. _ Trong nhiệt giai Fahrenheit : + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF. + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. 6. Sự nóng chảy và sự đông đặc. a, Phát biểu định nghĩa sự nóng chảy và sự đông đặc. b, Nêu dự đoán của sự nóng chảy và sự đông đặc. TL : a, _ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. _ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. b, _ Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt dộ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì thác nhau. _ Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật không tahy đổi. Rắn Lỏng Nóng chảy ở nhiệt độ xác định Đông đặc ở nhiệt độ xác định 7. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. a, Phát biểu định nghĩa sự -bay hơi và sự ngưng tụ. b, Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? TL: a, _ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi. _ Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. b, Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào : Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng. *Chú ý : Câu hỏi giáo dục môi trường về sự bay hơi - sự ngưng tụ. _ Ở Việt Nam, quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí từ 70% à 90% đôi khi xấp xỉ 100%, ảnh hưởng đến sản xuất làm kim loại chóng bị ăn mòn (rỉ rét), đồng thời làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp dưới 60% cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. _ Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng để hạn chế sự bay hơi của nước ở ruộng. _ Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh: Quanh nhà có nước sông, hồ, cây xanh vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy cần tăng cường trồng cây xanh và giữ gìn cho sông, hồ trong sạch. _ Khi nhiệt độ xuống thấp thì hơi nước ngưng tụ: Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh không đủ khả năng quang hợp. Vì vậy cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi trời có sương mù. II. Vận dụng. 1. Tính xem 40oC và 55oC ứng với bao nhiêu oF. TL: Ta có : 1oC tương ứng với 1,8oF và 0oC tương ứng với 32oF. Vậy : 40oC = 0oC + 40oC = 32oF + (40 x 1,8oF) = 32oF + 72oF = 104oF Tương tự : 55oC = 0oC + 55oC = 32oF + (55 x 1,8oF) = 32oF + 99oF = 132oF 2. Tính xem 118,4oF và 143,6oF tương ứng với bao nhiêu oC. TL: Ta làm ngược lại với bài 1. Ta có : 118,4oF = (111,8oF – 32oF) : 1,8 = 86,4oF : 1,8 = 48oC Tương tự : 143,6oF = (143,6oF – 32oF) : 1,8 = 111,6oF : 1,8 = 62oC 3. Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của các chất. V/d1: Đồ thị sau đây biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá. Hãy cho biết: a, Trong đồ thị này có giai nhiệt độ (oC) đoạn nào biểu diễn sự nóng 6 -- - - - - - - - - - - - - - - - - - |- chảy không? Đó là thời gian 4 -- - - - - - - - - - - - - - - -| | nào? 2 -- - - - - - - - - - - - -| - | | b, Trong thời gian từ phút 0 -- - - |- - -|- -|- - |- | | | thứ 1 đến phút thứ 4, nhiệt -2 -- - - |- - -|- -| | | | | độ có đặc điểm gì? -1 -- - - |- - -| | | | | | c, Trong thời gian từ phút | | | | | | | thứ 4 đến phút thứ 7, có hoạt 0 1 2 3 4 5 6 7 thời gian (phút) động gì xảy ra, nhiệt độ thay đổi như thế nào? TL: a, Trong đồ thị có giai đoạn diễn tả sự nóng chảy, đó là thời gian từ phút thứ 1 đến phút thứ 4. b, Trong thời gian từ phút thứ 1 đến phút thứ 4, nhiệt độ là 0oC và không thay đổi. c, Trong thời gian từ phút thứ 4 đến phút thứ 7, nước đá đã nóng chảy hoàn toàn, nhiệt độ của nước (do đá tan) tăng dần từ 0oC đến 6oC. V/d2: Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của quá trình làm nguội và đông đặc của một chất. Hãy cho biết: a, Quá trình đông đặc xảy ra trong bao lâu? nhiệt độ (oC) b, Đồ thị đó là của chất 20 - nào? c, Trong 20 phút đầu tiên 10 - có hiện tượng gì xảy ra ? 0 - - - - - - - - thời gian (phút) d, Đoạn thẳng ứng với -5 - - -20- - - - - -50- nhiệt độ -5oC cho biết điều -10 - gì? TL: a, Quá trình đông đặc xảy ra trong 30 phút (50 – 20). Nhiệt độ đông đặc là 0oC. b, Đồ thị đó là của nước. c, Trong 20 phút đầu tiên, nước bị làm lạnh đi từ 20oC xuống còn 0oC. d, Đoạn thẳng ứng với nhiệt độ -5oC cho biết trong thời gian này nhiệt độ của nước không thay đổi. III. Bài tập tham khảo. 1. Người thợ rèn lắp khâu dao, khâu liềm như thế nào? Giải thích. _ Nung nóng khâu rồi lắp vào dao, liềm. Vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi, khâu co lại xiết chặt vào cán. 2. Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng. Vì sao? _ Vì thủy tinh mỏng giãn nở vì nhiệt dễ dàng, đều và nhanh. Còn thủy tinh dày nở vì nhiệt chậm so giữa bên trong ly với bên ngoài ly nên nở không kịp nhau à dẫn đến vỡ ly. 3. Cồn nở nhiều hơn thủy ngân. Vậy một nhiệt kế thủy ngân và một nhiệt kế cồn có cùng một độ chia thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn? _ Tiết diện của ống thủy ngân nhỏ hơn. 4. Một bình đun nước có thể tích 200l ở 20oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước nở thêm 27cm3. Tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 80oC. _ Thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ từ 20oC đến 80oC thì 1l lít nước tăng thêm 27cm3. Vậy 200l sẽ tăng là: 200 x 27 = 5400cm3, 5400ml = 5,4l. 5. Tại sao khi cho nước đá vào nước ở nhiệt độ bình thường, nước đá lại nổi trên mặt nứớc? _ Vì nước đá có KLR tăng thì sẽ biến giảm nhẹ hơn nước bình thường. 6. Tại sao vào mừa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trỏ lại? _ Vì hơi nóng của ta gặp gương lạnh nên hơi ngưng tụ lại, sau một thời gian hơi bay đi gương sáng trở lại nhu cũ. 7. Tại sao khi lắp ráp đường ray xe lửa, ở mỗi chỗ đoạn nối của đường ray người ta phải chừa một khe hở? _ Vì khi mùa nóng (mùa hè) nhiệt độ tăng, thép nở ra, nếu không có khe hở thì đường ray giãn nở dài sẽ gây ra lực rất lớn, làm cho hai đoạn đùn cao lên, nguy hiểm khi tàu lửa đi qua. 8. Vì sao ở xứ lạnh, không nên dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiêt mà thường dùng nhiệt kế rượu? _
Tài liệu đính kèm: