Nguyên cứu khoa học - Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch Sử sẽ nâng cao hiệu quả trong các giờ học và tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Phượng

Nguyên cứu khoa học - Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch Sử sẽ nâng cao hiệu quả trong các giờ học và tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Phượng

MỤC LỤC

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1

II. GIỚI THIỆU 1

3.Hiện trạng: 2

2.Nguyên nhân: 2

3. Giải pháp thay thế 3

 4. Vấn đề nghiên cứu 3

 5. Giả thuyết nghiên cứu 3

III. PHƯƠNG PHÁP 4

 1. Khách thể nghiên cứu 4

 2. Thiết kế 4

 3 .Kết quả 4

 4. Quy trình nghiên cứu: 5

 5. Đo lường 6

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 8

 1. Phân tích dữ liệu 8

 2. Bàn luận 9

V. PHẦN KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

PHỤ LỤC 11

 

doc 30 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên cứu khoa học - Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch Sử sẽ nâng cao hiệu quả trong các giờ học và tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BẾN CÁT
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHÁNH PHÚ HÒA
******
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Đề tài: 
Người thực hiện:	Lê Thị Phượng
Tổ: Sử - Địa - GDCD
Năm học 2012 - 2013
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI	1
II. GIỚI THIỆU	1
3.Hiện trạng:	2
2.Nguyên nhân:	2
3. Giải pháp thay thế	3
 4. Vấn đề nghiên cứu	3
 5. Giả thuyết nghiên cứu	3
III. PHƯƠNG PHÁP	4
 1. Khách thể nghiên cứu	4
 2. Thiết kế	4
 3 .Kết quả	4
 4. Quy trình nghiên cứu:	5
 5. Đo lường	6
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ	8
 1. Phân tích dữ liệu	8
 2. Bàn luận	9
V. PHẦN KẾT LUẬN	9
TÀI LIỆU THAM KHẢO	10
PHỤ LỤC 	11“Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử sẽ nâng cao hiệu quả trong các giờ học và tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 trường THCS Chánh Phú Hòa”..
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện nay, không ít người đã và đang coi thường bộ môn Lịch sử, cho rằng đây là một bộ môn phụ, không cần thiết. Hậu quả của tâm lý đó đã được thể hiện qua kết quả thi của các năm. Bản chất môn Lịch sử không phải là một bộ môn khô khan, nhàm chán, mà sự khô khan nhàm chán đó là do chính giáo viên và học sinh tạo ra. Mặc dù nhắc tới Lịch sử là nhắc tới các sự kiện, ngày tháng khó nhớ nhưng bên cạnh đó chúng ta phải thừa nhận việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Vì đó chính là bộ môn giáo dục cho học sinh – thế hệ tương lai của đất nước về tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, về lòng biết ơn đối với những người đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” . Song nếu không có sự thay đổi về tư duy và phương pháp thì học sinh sẽ ngày càng coi thường và chán học môn Lịch sử. Vậy để học sinh thích học môn Lịch sử , tôi thiết nghĩ trước hết phải tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học.
Phương pháp tôi muốn sử dụng chính là việc áp dụng một số trò chơi học tập trong việc dạy học để tạo hứng thú cho học sinh.
Nghiên cứu dược tiến hành trên 2 nhóm đối tượng: 2 lớp 6 trường THCS Chánh Phú Hòa. Lớp 6A2 là lớp thực nghiệm và lớp 6A3 là lớp đối chứng. 
II. GIỚI THIỆU
Hiện trạng:
Kết quả môn lịch sử của khối 6 trong học kì I vừa qua đã báo động một thực trạng trong việc dạy và học môn Lịch sử. Kết quả của các em vẫn còn nhiều yếu, kém. Thực trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân:
Học sinh, phụ huynh và cả xã hội còn có tâm lý cho rằng đây là môn phụ, không cần học, không quan trọng.
Học sinh mới trong giai đoạn chuyển cấp nên còn chưa thích nghi kịp với cách học mới.
Một số học sinh rơi vào trường hợp “ngồi nhầm lớp” – học lớp 6 nhưng khả năng đọc, viết còn yếu, không theo kịp bài học trên lớp
Một số em còn ham chơi, chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa giành nhiều thời gian cho việc học.
Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh cách học bài ở nhà (cách học bài cũ và tìm hiểu trước bài mới)
Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờ học làm cho đa số học sinh cảm thấy nhàm chán.
Trong quá trình dạy những năm học trước, tôi chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, cho học sinh hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng không khắc sâu được nội dung bài học và học một cách thụ động, từ đó tính vận dụng không cao.
Để thay đổi thực trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng hệ thống trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập của lớp và khai thác nó như một nguồn dẫn kiến thức đến cho học sinh.
3. Giải pháp thay thế
Sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học như hái hoa dân chủ, ai nhanh hơn, nhập vai nhân vật lịch sử, đóng kịch lịch sử.Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi trò chơi, kịch bản, lời thoại cho các vai diễnđể dẫn dắt cho học sinh giúp học sinh tự phát hiện kiến thức. Qua nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, học sinh sẽ nhận thấy việc tìm hiểu khoa học lịch sử nhẹ nhàng mà không nhàm chán. Từ đó giúp các em say mê trong việc tìm hiểu kiến thức và các em thêm hứng thú, yêu thích môn học hơn.
4. Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử sẽ nâng cao hiệu quả trong các giờ học và tạo hứng thú cho học sinh không?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử sẽ nâng cao hiệu quả trong các giờ học và tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 trường THCS Chánh Phú Hòa.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
	Tôi chọn 2 lớp 6A2 và 6A3 trường THCS Chánh Phú Hòa có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng.
	Hai lớp tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đương nhau về giới tính cũng như ý thức học tập đều tích cực và thành tích học tập của học kì trước. 
Bảng 1: Giới tính và thành tích học tập năm học trước của lớp 6A2 và 6A3
Lớp
Số HS các nhóm
Kết quả học tập HKI trước
Tổng số
Nam
Nữ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
6A2
37
19
18
4
7
18
7
0
6A3
35
15
20
4
8
16
7
0
2. Thiết kế
	Tôi chọn 2 lớp: 6A2 là nhóm thực nghiệm và lớp 6A3 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm 1 tiết ở HKI làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T.Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 Đối chứng
Thực nghiệm 
TBC
6,3
6,4
p =
0,397
p = 0,397 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
	Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm
O1
Dạy học có sử dụng trò chơi học tập
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không sử dụng trò chơi học tập
O4
ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
4. Quy trình nghiên cứu:
a/ Chuẩn bị bài của giáo viên
- Lớp 6A3 ( đối chứng): Thiết kế bài học không sử dụng các trò chơi học tập, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Lớp 6A2 ( nghiên cứu): Thiết kế bài học có sử dụng các trò chơi học tập, ngoài ra còn sưu tầm, lựa chọn thông tin từ các bài giáo án điện tử và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp.
b/ Tiến hành thực nghiệm
	Thời gian tiến hành theo kế hoạch của nhà trường và thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
NGÀY, THÁNG
MÔN
TIẾT PPCT
TÊN BÀI
24/12/2012
Lịch sử
20
Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
8/1/2013
Lịch sử
21
Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
15/1/2013
Lịch sử
22
Bài 19: Từ sau Trưng Vương tới trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – VI) 
22/1/2013
Lịch sử
23
Bài 20:Từ sau Trưng Vương tới trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I – VI) (TT)
29/1/2013
Lịch sử
24
Bài 21:Khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân
5. Đo lường
	Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Lịch sử do đề của tổ chuyên môn cung cấp.
	Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết. Bài kiểm tra sau tác động gồm 9 câu hỏi trong đó có 6 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và 3 câu tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài: sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết ( có đề kèm theo). Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
Bên cạnh đó tôi còn tiến hành điều tra ở các lớp khối 6 năm học 2012 – 2013 với các câu hỏi như sau:
Em hãy đánh dấu x vào những ô phù hợp với ý kiến của bản thân
1/ Hãy cho biết sự đồng tình của em về dạy học có sử dụng trò chơi học tập :
 Rất đồng ý ¨ Đồng ý ¨ Bình thường ¨ 
 Không đồng ý ¨ Rất không đồng ý ¨
2/ Khi học có trò chơi học tập em thấy thế nào ?
 Rất thích ¨ Thích ¨ Bình thường ¨
 Không thích ¨ Rất không thích ¨
3/ Theo em dạy có trò chơi học tập nên sử dụng cho :
 Tất cả các bài học ¨ Phần lớn của các bài ¨
 Một số bài học ¨ Một số ít bài học ¨ 
 Không bài nào ¨
4/ Ý kiến của em như thế nào nếu dạy có trò chơi học tập chỉ cho những bài cần thiết ? 
 Rất đồng ý ¨ Đồng ý ¨ Bình thường ¨ 
 Không đồng ý ¨ Rất không đồng ý ¨
5/ Khi được học ở phòng bộ môn với nhiều trò chơi học tập thì em :
 Rất hào hứng ¨ Hào hứng Bình thường ¨
 Không hào hứng ¨ Rất không hào hứng
6/ Học có lồng ghép trò chơi học tập em thấy :
 Rất ham mê ¨ Ham mê ¨ Bình thường ¨
 Không ham mê ¨ Rất không ham mê ¨
7/ Cô giáo yêu cầu tham gia các trò chơi học tập em sẽ tham gia bài giảng như thế nào ? 
Hăng say phát biểu ¨ Tích cực phát biểu ¨
 Bình thường ¨ Thỉnh thoảng phát biểu ¨ 
 Không phát biểu ¨
8/ Khi nghe cô nói tiết sau ta học ở phòng bộ môn có tổ chức trò chơi học tập và yêu cầu em sưu tầm tư liệu (tập đóng vai nếu có) thì em sẽ :
Vào mạng tìm tư liệu (học kịch bản cô yêu cầu) ¨ 
Chuẩn bị kỹ theo SGK ¨
 Chuẩn bị như mọi ngày ¨ 
Không chuẩn bị ¨
 Không quan tâm ¨
9/ Học có trò chơi học tập em sẽ làm gì giúp cô :
Cung cấp thêm tư liệu cho cô ¨
Trao đổi với cô những hình thức trò chơi mới ¨
Trình bày với cô những khúc mắc của bài học ¨
Bình thường như mọi ngày ¨
 Không làm gì cả ¨
10/ Mỗi khi học ở phòng bộ môn có tổ chức trò chơi học tập em sẽ :
Giúp cô chuẩn bị các vật dụng cần thiết ¨
Đôn đốc các bạn vào lớp và ồn định nhanh ¨
Giảng cho bạn những vấn đề bạn chưa hiểu ¨
 Bình thường như mọi ngày ¨
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
6.87
8.14
Độ lệch chuẩn
1.38
1.85
Giá trị P của T- test
0,0017
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,92
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0017, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng trò chơi dạy học đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 6” đã được kiểm chứng. 
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,14, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.87. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.27; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,92. Điều  ... hém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Bước 3: Sau khi 4 bạn hoàn thành phần thi các cổ động viên nhận xét, đánh giá kết quả.
Bước 4: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm về diễn xuất, mức độ chính xác của lời thoại, công bố kết quả chung cuộc. 
TRÒ CHƠI AI NHANH HƠN
BI 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI)
1.Mục đích áp dụng : Kiểm tra bài cũ (giúp học sinh củng cố lại kĩ năng hình thành sơ đồ). 
2.Quá trình tổ chức :
a. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập (viết trên giấy Crôki và dùng keo hai mặt dán lại). 
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1:
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 em thực hiện trò chơi. 
Giáo viên qui định :
Các em dựa vào kiến thức đã học để thiết lập lại sơ đồ thống trị của phong kiến phương Bắc sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Các em vẽ sơ đồ lên phiếu học tập mà giáo viên đã phát cho từng em . Sau khi hoàn thành đem dán kết quả lên bảng. Thời gian tối đa là 3 phút. 
Vẽ sơ đồ phải chính xác, đẹp, khoa học, đúng chính tả. 
Trong lúc thi phải trung thực và trật tự nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức độ. 
Điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm. 
Bước 2 : Giáo viên phát phiếu học tập cho từng em, với câu hỏi sau : “Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy cai trị sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng?” 
Bước 3 : Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm cả hai mặt nội dung và hình thức, công bố kết quả như sơ đồ sau :
Châu Giao
(Thứ sử)
Quận
(Thái thú, Đô úy)
Quận
(Thái thú, Đô úy)
Huyện
huyện lệnh
Huyện
huyện lệnh
Huyện
huyện lệnh
Huyện
huyện lệnh
Bài 20 : TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI)
Hoạt động 3 : Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở thế kỉ I - VI
1.Mục đích áp dụng : Kiểm tra bài cũ (giúp học sinh củng cố lại kĩ năng hình thành sơ đồ). 
2.Quá trình tổ chức :
a. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập (viết trên giấy Crôki và dùng keo hai mặt dán lại). 
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1:
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 em thực hiện trò chơi. 
Giáo viên qui định :
 Các em dựa vào kiến thức đã học để thiết lập sơ đồ phân hoá xã hội thời kì bị đô hộ.
 Các em vẽ sơ đồ lên phiếu học tập mà giáo viên đã phát cho từng em . Sau khi hoàn thành đem dán kết quả lên bảng. Thời gian tối đa là 3 phút. 
 Vẽ sơ đồ phải chính xác, đẹp, khoa học, đúng chính tả. 
 Trong lúc thi phải trung thực và trật tự nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức độ. 
Điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm. 
Bước 2 : Giáo viên phát phiếu học tập cho từng em, với câu hỏi sau : “Em hãy vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời kì bị đô hộ?” 
Bước 3 : Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm cả hai mặt nội dung và hình thức, công bố kết quả như sơ đồ sau :
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ
Quan lại đô hộ
Hào trưởng Việt
Địa chủ Hán
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
TRÒ CHƠ1 GIẢI Ô CHỮ
Bài áp dụng : 
Bài 21: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602)
1.Mục đích áp dụng : Kiểm tra bài cũ (giúp rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh).
2. Quá trình tổ chức : 
a.Chuẩn bị của giáo viên : 
Giáo viên chuẩn bị hệ thống ô chữ bằng chương trình powerpoit ( nếu không có thể sử dụng ô chữ vẽ trên 2 tờ giấy Crôki ) như sơ đồ minh họa sau : 
V
I
Ệ
T
T
R
Ì
D
Ạ
T
R
Ạ
C
H
L
Ư
Ơ
N
G
X
Ã
T
I
Ê
U
T
Ư
C
H
Â
G
I
A
O
L
Ý
N
A
M
Đ
Ế
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1 :
Giáo viên gọi 2 em lên thực hiện trò chơi. 
Giáo viên quy định :
Sau khi giáo viên gợi ý cho từng hàng chữ, hai em sẽ đưa tay giành quyền trả lời. Em nào đưa tay trước khi giáo viên nói 15 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Em còn lại được quyền trả lời. 
Mỗi hàng chữ chỉ một em trả lời và trả lời một lần, nếu đúng giáo viên sẽ mở hàng chữ đó ra. 
Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai em đưa tay giành quyền trả lời. Nếu trả lời sai em còn lại sẽ được quyền trả lời. Mỗi em trả lời tối đa hai lần. Thời gian suy nghĩ là 30 giây.
Nếu học sinh không giải được mật mã thì giáo viên giải. 
Mỗi em phải giải được ít nhất 5 hàng chữ hoặc 4 hàng chữ và một mật mã.
Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.
Bước 2: 
 Giáo viên chiếu (treo) bảng sơ đồ ô chữ trống lên bảng rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau :
Hàng chữ thứ nhất có 7 chữ cái “Thành Gia Ninh – nơi Lý Bí rút quân về thuộc tỉnh nào ?”.
Hàng chữ thứ hai có 7 chữ cái “Triệu Quang Phục đã chọn đầm này làm căn cứ chống Lương ?”.
Hàng chữ thứ ba có 5 chữ cái “Khởi nghĩa Lý Bí chống lại kẻ thù nào ?”.
Hàng chữ thứ tư có 2 chữ cái “Cấp chính quyền nhỏ nhất trong bộ máy thời kì Bắc thuộc ?”.
Hàng chữ thứ năm có 6 chữ cái “Thứ sử Châu Giao lúc này là ai ?”.
Hàng chữ thứ sáu có 8 chữ cái “Các triều đại phong kiến phương Bắc xóa bỏ tên nước ta và gọi nước ta là?”.
Hàng chữ thứ bảy có 7 chữ cái “Lý Bí lên ngôi lấy hiệu là gì ?”.
Bước 3 :
 Giáo viên đọc câu hỏi cho học sinh giải mật mã. Mật mã lịch sử 
gồm 7 chữ cái theo hàng dọc : “Lý Nam Đế lên ngôi đặt tên nước là gì?” .
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, công bố kết quả.
ĐỀ KỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,5đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở đâu?
A. Cổ Loa (Hà Nội) B . Cấm Khê
C. Lãng Bạc (Hải Dương) 	 D. Hát Môn (Hà Nội)
Câu 2:Cuộc khởi nghĩa năm 248 là cuộc khởi nghĩa của ai?
A: Bà Triệu	B: Lý Bí
C: Hai Bà Trưng	D: Triệu Quang Phục 
Câu 3: Tại sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
A: Mong muốn đất nước hòa bình, độc lập lâu dài
B: Lý Bí ngẫu nhiên nghĩ ra
C: Mong đất nước luôn tươi đẹp như mùa xuân
D: Do triều đình phương Bắc ban tên cho
Câu 4. Nhà Hán đã cử ai sang đàn áp cuộc khởi nghĩa cũa Hai Bà Trưng?
A: Tô Định
B: Mã Viện
C: Thoát Hoan
D: Tiết Tổng
Câu 5: Loại vật phẩm các triều đại phong kiến Trung Quốc đánh thuế nặng là:
A: Trái vải, ngọc trai
B: Vàng bạc, đồi mồi
C: Muối và sắt
D: Sắt và vải vóc
Câu 6. Từ năm 179 TCN đến năm 602, những triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã thống trị nước ta?
A. Triệu, Ngô, Hán, Đường 
B. Triệu, Hán, Ngô, Lương
C. Triệu, Ngô, Lương, Tùy 
D. Ngô, Lương, Tùy, Đường
B. Phần tự luận
Câu 1 (2 điểm): Em hãy cho biết chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
Câu 2 (3 điểm): Cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc dân tộc ở thế kỉ I đến thế kỉ VI diễn ra như thế nào? Hiện nay nhân dân ta còn giữ được những phong tục nào?
Câu 3 (2 điểm): Em hãy cho biết nhà nước Vạn Xuân ra đời như thế nào?
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0,5 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
A
A
B
C
B
PHẦN B: TỰ LUẬN
Câu 1(2 điểm): Em hãy cho biết chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
Đáp án:
- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (0.5 điểm).
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.(0.5 điểm)
- Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và nộp cống nặng nề.(0.5 điểm)
- Tăng cường chính sách “đồng hóa” dân ta.(0.5 điểm)
Câu 2 (3 điểm): Cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc dân tộc ở thế kỉ I đến thế kỉ VI diễn ra như thế nào?Hiện nay nhân dân ta còn giữ được những phong tục nào?
Đáp án:
- Chính quyền đô hộ phương Bắc ra sức đồng hóa nhân dân ta.(0.5 điểm)
- Nhưng nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, phong tục và nếp sống của dân tộc(0.75 điểm)
- Đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.(0.75 điểm)
-Tới nay nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục truyền thống như: Ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, làm bánh chưng, bánh dày, ...(1đ điểm)
Câu 3 (2 điểm): Em hãy cho biết nhà nước Vạn Xuân ra đời như thế nào?
Đáp án: 
- Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.(0.25 điểm)
- Trong vòng 3 tháng, nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện.(0.25 điểm)
- Nhà Lương hai lần cho quân sang đàn áp nhưng thất bại.(0.25 điểm)
- Năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế).(0.5 điểm)
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch.(0.5 điểm)
- Lập triều đình với hai ban văn, võ.(0.25 điểm)
PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐIỂM
A. LỚP THỰC NGHIỆM
TT
Họ và Tên
Điểm kiểm tra trước TĐ
Điểm kiểm tra sau TĐ
1
BÙI THỊ HUỆ ANH
6
9
2
TRẦN ANH ĐÀO
6
8
3
HUỲNH SĨ ĐẠT
8
10
4
NGUYỄN THỊ NGỌC DĨ
6
8
5
PHẠM TẤN DUY
6
7
6
NGUYỄN NGUYÊN GIÁP
6
9
7
PHẠM THỊ MỸ HOA
7
9
8
LƯU NHẬT TRƯỜNG HUY
5
9
9
LÊ TUẤN KIỆT
9
10
10
NGUYỄN HOÀNG KIM
4
9
11
HOÀNG THỊ THU LỄ
5
8
12
NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
10
10
13
NGUYỄN THỊ MAI
4
7
14
VÕ HOÀI NAM
5
6
15
THƯỢNG THÚY NGỌC
4
7
16
THÁI THANH NHÀN
5
10
17
NGUYỄN HỮU NHÂN
5
4
18
NGUYỄN THỊ TRÚC NHI
6
5
19
BÙI VĂN PHÚC
5
9
20
NGUYỄN HÀ PHƯƠNG
6
8
21
LÊ THỊ NHƯ QUỲNH
4
6
22
NGUYỄN THÁI SANG
4
6
23
HUỲNH THỊ THU SƯƠNG
5
5
24
HUỲNH THỊ THU THANH
10
10
25
HUỲNH THỊ BÍCH THẢO
9
10
26
TRẦN MINH THÔNG
4
7
27
NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG
6
6
28
LÂM THANH THÙY
10
10
29
PHAN THỊ KIỀU TIÊN
10
10
30
TRẦN THỊ CẨM TIÊN
6
10
31
NGUYỄN VĂN TRIỀU
10
10
32
VÕ THỊ HỒNG TRÚC
10
10
33
VÕ ĐỨC TRUNG
8
10
34
ĐOÀN THANH TUYỀN
4
5
35
BÙI HỮU VIỆT
6
6
36
LÊ ĐẶNG HỮU VINH
5
8
37
BỒ THANH XUÂN
8
10
B. LỚP ĐỐI CHỨNG
TT
Họ và Tên
Điểm kiểm tra trước TĐ
Điểm kiểm tra sau TĐ
1
NGUYỄN TUẤN ANH
5.0
6.0
2
LÂM BÉ BẢY
6.0
6.0
3
NGUYỄN THÁI BÌNH
6.0
7.0
4
NGUYỄN MINH ĐẠT
5.0
8.0
5
NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆU
6.0
8.0
6
LA THỊ THÙY DUNG
10.0
8.0
7
NGUYỄN THANH DƯƠNG
9.0
6.0
8
NGUYỄN ANH DUY
5.0
7.0
9
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
5.0
8.0
10
HUỲNH NGỌC LIÊN
7.0
8.0
11
NGUYỄN VĂN MẠNH LINH
5.0
5.0
12
VŨ THỊ HƯƠNG LINH
4.0
5.0
13
NGUYỄN THÀNH LỘC
5.0
6.0
14
VĂN KIỀU MỸ
4.0
5.0
15
NGUYỄN QUỐC NAM
10.0
9.0
16
NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
6.0
7.0
17
LÊ TRẦN TIỂU NGUYÊN
7.0
5.0
18
BỒ THANH NHÂN
5.0
5.0
19
HUỲNH THỊ LÂM NHI
4.0
5.0
20
HUỲNH THỊ LÂM NHƯ
5.0
5.0
21
NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN
5.0
5.0
22
NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
6.0
9.0
23
VÕ THANH QUYÊN
7.0
9.0
24
NGUYỄN KHẮC QUYỀN
9.0
9.0
25
VÕ THẾ QUYỀN
8.0
5.0
26
NGUYỄN NGỌC SƯƠNG
6.0
4.0
27
LÊ TÀI
5.0
7.0
28
NGUYỄN THÔNG THÀNH THÁI
10.0
9.0
29
NGÔ THỊ THANH THÚY
6.0
10.0
30
LÊ THANH THÙY
10.0
5.0
31
NGUYỄN VĂN TIẾN
5.0
6.0
32
NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM
6.0
7.0
33
VĂN THỊ THANH TRÚC
6.0
9.0
34
ĐỖ QUỐC TRUNG
6.0
7.0
35
NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN
6.0
6.0

Tài liệu đính kèm:

  • docSU DUNG TRO CHOI TRONG HOC TAP MON LICH SU.doc