Ngữ văn 6 - Ôn tập văn tự sự

Ngữ văn 6 - Ôn tập văn tự sự

ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

I.Đặc điểm của văn bản tự sự.

1. Khái niệm:

* Chuyện là gì?

 Chuyện là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định, thể hiện phẩm chất và tư duy con người mang ý nghĩa đời sống.

* Thế nào gọi là văn tự sự:

Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện. sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.

 * Truyện là một thể loại. là văn bản kể được tác giả sáng tác. Ví dụ; truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện “Người ăn mày và nồi cơm”. Chữ “truyện” ở đây phải viết là “tr”. Cái được kể trong văn bản truyện gọi là câu chuyện, được viết là “ch”.

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 6 - Ôn tập văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập văn tự sự
I.Đặc điểm của văn bản tự sự.
1. Khái niệm:
* Chuyện là gì?
	Chuyện là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định, thể hiện phẩm chất và tư duy con người mang ý nghĩa đời sống.
* Thế nào gọi là văn tự sự:
Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện... sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.
 * Truyện là một thể loại... là văn bản kể được tác giả sáng tác. Ví dụ; truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện “Người ăn mày và nồi cơm”... Chữ “truyện” ở đây phải viết là “tr”... Cái được kể trong văn bản truyện gọi là câu chuyện, được viết là “ch”. 
2. Các yếu tố tạo nên một tác phẩm tự sự:
a. Cốt truyện:
Cốt truyện của văn bản tự sự phải đảm bảo gồm một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể, có nguyên nhân, có diễn biến, có điểm mở đầu và điểm kết thúc. Đặc biệt là phải có ý nghĩa nhất định.
 b. Nhân vật: 
Trong truyện phải có nhân vật. Nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâm lí – tính cách, có xung đột, có tình huống.. giữa các nhân vật mới có chuyện xảy ra trong không gian và thời gian nhất định
Nhân vật phải cụ thể, cá tính hoá, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội . Viết truyện phải biết xây dựng nhân vật. Đọc truyện phải biết nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
 c. Tình tiết truyện:
- Có thể hiểu tình tiết truyện là những mạch, những chặng, những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện. Tình tiết truyện có thú vị thì truyện mới hay, bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo vô vị. Do đó phải có sự lựa chọn tinh tế, công phu.
- Số lượng chi tiết nhiều hay ít không quan trọng mà quan trng là thể hiện được dụng ý nghệ thuật của tác giả.
VD: Chi tiết kết thúc truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh là một chi tiết bất ngờ làm sáng lên toàn bộ cốt truyện. Đó chính là chi tiết người anh “giật... muốn khóc” khi nhận ra cậu bé trong tranh chính là mình. Chi tiết này góp phần lí giải một loạt các chi tiết ở trên: người anh sinh lòng ghen ghét với em vì nghĩ mình bị đẩy ra ngoài, cô em gái lại hay xét nét người em làm người anh khó chịu ... chỉ bằng sự liên kết khéo léo, tinh tế các chi tiết nghệ thuật mà nhà văn Tạ Duy Anh đã làm nổi bật được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người em gái – cô bé Kiều Phương. Đồng thời cũng gửi gắm trong tác phẩm của mình thông điệp về tình cảm gia đình, về tình anh em thân thiết. 
 3. Ngôi kể và lời kể, lời thoại trong văn tự sự:
a. Ngôi kể:
- Kể theo ngôi t1: người kể xưng tôi, trực tiếp dẫn dắt toàn bộ diễn biến của câu chuyện, tức là kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, và vì thế có thể trực tiếp nopí ra những cảm tưởng ý nghĩ của mình.
- Kể theo ngôi thứ ba: người kể không xuất hiện trực tiếp, gọi tên nhân vặt bằng chính tên gọi của chúng hoặc bằng các đại từ nhân xưng ngôi thứ 3. Mọi diễn biến hành động, thái độ của nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó.
b. Lời kể và lời thoại: 
* Lời kể: là lời dẫn dắt cốt truỵên, giới thiệu nhân vật – giới thiệu về lai lịch, tên tuổi, đặc điểm hình dáng, tính tình; là lời kể về sự kiện diễn ra trong truyện. Lời kể phải rất linh hoạt như trần thuật, miêu tả, tường thuật ...
* Lời thoại của nhân vật trong truyện phải phù hợp với nhân vật, với văn cảnh.
c. Thứ tự kể trong văn tự sự:
- Thứ tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuỵên xảy ra sau kẻ sau
- Kể truyện theo trình tự các nhân vật. Kể diễn biến cuọc đời của nhân vật này rồi lại chuyển sang kể diễn biến cuộc đời của nhân vật khác. (VD: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên...).
- Có thể kể đan xen trình tự thời gian với cuộc đời của từng nhân vật. Trình tự thời gian cũng có thể đảo lộn: đi từ hiện tại quay về quá khứ, nhắc lại quá khứ rồi lại trở về với thực tại.
 4. Lập dàn bài cho một bài văn tự sự:
- Mở bài: có thể giới thiệu nhân vât và tình huống xảy ra câu chuyện... Cũng có lúc người ta bắt dầu tự một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu.
- Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm truyện có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuỵện.
- Kết bài: Câu chuyện đi vào kết cục. Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.
 II. Phương pháp cụ thể:
1.Viết phần mở đầu truyện: Giới thiệu nhân vật và tình huống phát sinh truyện.
VD:
+ Bé Mai 8 tuổi, đôi má bầu bĩnh, đôi mắt đen láy đi học về. Bé vui lắm. Năm nay bé học lớp hai. Vừa về dến sân bé đã cất tiếng gọi mẹ rối rít: “Mẹ ơi!Mẹ ơ!Con có cai này hay lắm!”. Mẹ ôm bé vào lòng. Mai hôn mẹ rồi vội vàng mở cặp, lôi vở toán ra khoe rối rít. Mẹ thơm vào má bé rồi vui vẻ nói: “Con ngỗng đâu đưa mẹ giết thịct nào!”.
+ Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, một danh y nước ta sống dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, đúng là một người thầy thuốcyêu thương con người, không màng danh lợi.
+ Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô, tuấn tú đến nghe kinh sách rất chăm chú. Ông cho người dò la và biết được đó là con trai Thuỷ Thần, do cảm mến đức độ của thầy mà xin theo học.
 2. Tự sự và ngôn ngữ kể trong văn tự sự:
Lời kể, cách kể, ngôn ngữ kể cần quan tâm lúc kể truyện, lúc viết truyện và lúc phân tích truyện. Còn gọi đó là tự sự. Nhờ lời kể, cách kể mà làm rõ tình tiết, diễn biến của câu truyện.
VD: ...” Lại như lệ lên trường đáu ngày ấy, trước khivào cuộc, mỗi bên biểu diễn một vài đường quyền, theo sở trường của mình. Bọ Ngựa đứng vươn mình đi bài song kiếm. Bóng kiếm loang loáng mù mịt như hoa bay điệu bộ khá đẹp mắt.
 Tôi chẳng cần đi đi bài gì hết. Tôi đứng nghiêng người về đằng trước, hếch hai càng lên. Cứ hai càng ấy tôi ra oai sức khoẻ, đạp tanh tách liên tiếp một hồi, gió thổi thành luồng xuống bay tốc cả áo xanh áo dỏ các cô Cào Cào đứng gần.
 3. Đối thoại, độc thoại trong văn tự sự:
- Đối thoại và độc thoại nhằm thể hiện tâm tư tình cảm, tính cách nhân vật. Đối thoại góp phần làm cho lời kể, cách kể thêm sống động, diễn biến câu chuyện được tô đậm và cụ thể. Độc thoại biểu lộ nội tâm nhân vật. 
- Lúc làm văn kể chuyện cần biết dùng dấu ngang cách đặt đầu lời thoại, hoặc dùng dấu hai chấm, ngoặc kép cho lời thoại.
 4. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba trong văn tự sự:
- Kể chyện theo ngôi thứ nhất làm cho lời kể, nội dung câu chuyện kể có màu sắc như thật, giới hạn trong phạm vi tôi biết, đã sống, đã nghĩ và đã làm, nhờ thế mà cảm xúc riêng được khơi gợi, đậm đà màu sắc trữ tình.
- Kể chyện theo ngôi thứ ba làm cho lời văn có tính khách quan, không bị giới hạn bởi cái tôi.
 5. Miêu tả trong văn tự sự: Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm của nhân vật, làm cho truyện kể trở nên đậm đà lí thú.
- Miêu tả nhân vật – ngoại hình nhân vật:
VD: “Bởi tôi ăn uốngđiều độ ...soi gương được...”
- Miêu tả hành động nhân vật – sự việc:
VD: “- Tha này! Tha này... ngã nhào ra thềm...”.
- Miêu tả tâm trạng nhân vật:
VD: “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thươnglắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc, thì đâu đến nỗi Choắt việc gì . Cả tôi nữa néu tôi không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồ!
 Tôi dêm xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.
6. Biểu cảm trong văn tự sự: trong văn tự sự ngoài yếu tố tình tiết, yéu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật,... còn có yếu tố biểu cảm (vui, buồn, hờn, giận, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương...) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.
Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua ba dạng thức sau:
+ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do người đọc cảm nhận.
+ Cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.
+ Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện.
Vd: ... “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mậc của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ dầu tiên dùng cốm làm quà siêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vướng vít cuar tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”...
“ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô .... thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi..”
III. Bài tập vận dụng:

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu van 6Van tu su.doc