Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 7 trường THCS Quang Lưu năm 2009 - 2010

Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 7 trường THCS Quang Lưu năm 2009 - 2010

“Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện- giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống mới dành được thắng lợi. Đối với người giáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.

 Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác.

 Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Vì vậy đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 7A Trường THCS Qu¶ng L­u - năm học: 2009-2010”

 

doc 12 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 7 trường THCS Quang Lưu năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:	Trang 2
	I/ TÊN ĐỀ TÀI	Trang 2
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	Trang 2
III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	Trang 2
IV/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI	Trang 2
V/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU	Trang 2
VI/ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU	Trang 3
VII/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU	Trang 3
VIII/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	Trang 3
IX/ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU	Trang 2
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:	Trang 2
	I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI	Trang 3
II/ TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH	Trang 3
III CÁC GIẢI PHÁP	Trang 6
C/ KẾT LUẬN:	Trang 10
	I/ KẾT QUẢ	Trang 10
	II/ BÀI HỌC RÚT KINH NGHIỆM	Trang 11
	III/ KIẾN NGHỊ	Trang 12
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
	I / TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Ở LỚP 7A TR¦êng trung häc c¬ së qu¶ng l­u 
 NĂM HỌC: 2009-2010
	II / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	“Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện- giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống mới dành được thắng lợi. Đối với người giáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
	 Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác.
	Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Vì vậy đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 7A Trường THCS Qu¶ng L­u - năm học: 2009-2010”
	III / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Từ thực trạng trên đề tài tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp, hạn chế học sịnh bỏ học một cách tốt hơn.
IV / GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 7A Trường THCS Qu¶ng L­u - năm học: 2009-2010
V / ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong những năm học vừa qua.
	2/ Khách thể nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trong trường THCS Qu¶ng L­u, Qu¶ng Tr¹ch, Qu¶ng B×nh.
	 VI / GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
	Nếu các lớp áp dụng đồng bộ các kinh nghiệm mà đề tài đã nêu ra thì công tác chủ nhiệm lớp sẽ đạt kết quả cao trong những năm học tiếp theo, đặc biệt là trường THCS Qu¶ng L­u.
	VII / NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
	Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
	1, Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài.
	2, Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên ở lớp 7A Trường THCS Qu¶ng L­u - năm học: 2009-2010	
 3, Đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác trên để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
	VIII / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	1/ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
	2/ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp ... 
	3/ Các phương pháp hỗ trợ: toán, thống kê ...
IX / KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
Tháng 9/ 2009: Đăng kí đề tài, lập đề cương.
Tháng 9-10/ 2009: Điều tra thực trạng nề nếp lớp học và lí lịch của học sinh ở lớp 7A
Tháng 11 / 2009: Thu thập và xử lí các số liệu điều tra.
Tháng 12/ 2009 đến tháng 1/ 2010: Thống kê phân tích các số liệu.
Tháng 1/ 2010: Viết đề tài, báo cáo.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
	Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.
	Việc nghiên cưú những căn cứ trên cho ta hình dung về một em học sinh là thiếu niên, đang ngồi trên ghế nhµ tr­êng, đó là những học sinh đang phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp. Để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng.	Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học sinh lớp 7, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưu đạt tới đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.	
II/ TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM-TÌNH HÌNH
1/ Thuận lợi:
Trong quá trình giáo dục luôn được các cấp, các ngành, chi bộ và các lực lượng xã hội ... quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ.
Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của ban giám hiệu nhà trường.
Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
 Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ ... 
2/ Khó khăn:
	- Trường THCS Qu¶ng L­u là một trường có dân cư gồm nhiều thành phần, người dân chủ yếu làm nghề nông, chỉ có một số ít là cán bộ công nhân viên và tiểu thương nên điều kiện kinh tế của nhân dân còn hạn chế. Do điều kiện gia đình nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
	- Có nhiều em học sinh nhà ở cách xa trường, ở xã khác tới học nên việc đi lại cũng khó khăn.
* Qua những khó khăn trên, nên việc xây dựng cho học sinh những thói quen về nề nếp, đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết. Vì thế mà việc đưa ra những giải pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đ¹o đức tètá, ý thức tự giác trong học tập là điều rất cần thiết.	 
3/ KÕt qu¶ ban ®Çu:
 + Bảng thống kê kết quả rèn luyện những thói quen tốt của học sinh 
(sÜ sè: 44)
TT
Những thói quen
Kết quả học sinh:
Thực hiện tốt
Thực hiện chưa tốt
1
Đi học đúng giờ.
30/44
14/44
2
Lập thời gian biểu, thực hiện theo thời gian biểu.
27/44
17/44
3
Không quên sách vở, đồ dùng học tập
35/44
9/44
4
Làm bài tập, học thuộc bài trước khi tới lớp. 
30/44
14/44
5
Nghỉ học có giấy xin phép của bố, mẹ.
44/44
0
6
Đi lao động đúng theo quy định của trường, lớp đề ra. 
44/44
0
7
Trực nhật lớp sạch sẽ
36/44
8/44
8
Đi sinh hoạt Đội theo quy định chung 
44/44
0
9
Truy bài đầu giờ.
32/44
12/44
10
Không quên khăn quàng, mị ca l«
33/44
11/44
 + Bảng thống kê kết quả kh¶o s¸t ®Çu n¨m líp 7A
Môn
Giỏi(tèt)
Khá
Trung bình
Yếu
KÐm
Ghi chú
Ts
%
Ts
%
Ts
%
Ts
%
Ts
%
Häc lùc
1
2,3
10
22,7
24
54,5
9
20,1
0
H¹nh kiĨm
15
34,1
11
25,0
18
40,9
0
0
III/ CÁC GIẢI PHÁP
	Trong những năm học gần đây, vào đầu năm học nề nếp lớp chưa được ổn định và còn lộn xộn. Hơn nữa các em chưa tự ý thức được các việc trong lớp cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra. Nên để ổn định và đi vào nề nếp quỹ đạo của mình là rất khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được. Do vậy ngay từ khi được Ban Giám Hiệu phân công chđ nhiƯm Lớp 7A, bản thân đã trực tiếp điều tra sơ khảo về tình hình mọi mặt để nắm mặt m¹nh, mặt yếu của líp, xem xét tình hình đạo đức và lực học của từng học sinh.
	Về mặt đạo đức - Hạnh kiểm: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào đã thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của người học sinh, em nào chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của người học sinh. Để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em.
	Sơ khảo về tình hình học tập: Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài thi, sổ điểm ... để biết trong lớp có mấy loại học lực theo danh hiệu khen thưởng; có bao nhiêu học sinh giỏi, có bao nhiêu học sinh tiên tiến và học sinh còn lại. Sau khi đã biết được lực học của từng học sinh trong lớp để có kế hoạch giáo dục và giảng dạy. Ngoài ra còn điều tra thêm đội ngũ cán bộ lớp của lớp cũ có làm tốt không, hướng dẫn lãnh đạo các bạn trong lớp như thế nào về tất cả mọi mặt: nề nếp của lớp dưới tốt hay chưa tốt, chưa tốt do nguyên nhân nào? Do sự chỉ đạo của cán sự lớp hay giáo viên chủ nhiệm. 
	Từ việc điều tra sơ khảo đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu ra ban cán sự mới, ban cán sự phải là người có học lực khá giái, đối xử hoà đồng với bạn bè, nhiệt tình trong công việc được giao.
	Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 7A đã tiến hành việc điều tra sơ yếu lí lịch của từng học sinh t ... Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp vµo sỉ biªn b¶n cđa líp ®Ĩ báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần. Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần rồi đến giáo viên nhận xét chung tình hình học tập của lớp: về ưu điểm và tồn tại. Sau đó nhận xét đánh giá tình hình học tập cùng với nề nếp, tác phong, vệ sinh của từng em để các em tự rút kinh nghiệm và khắc phục trong tuần tiếp theo. Ngoài ra còn giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng mình”. Thường xuyên giáo dục các em có tính tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường. TriƠn khai häc tËp c¸c cuéc vËn ®éng lín trong n¨m. Muốn các em thực hiện tốt, nghiêm túc thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề ra phải thực hiện và khen chê đúng mực. Vì các em đang ở lứa tuổi nhỏ nên giáo dục phải nhẹ nhàng, nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng cởi mở gần gũi độ lượng, luôn vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, tuyệt đối không trù ém mắng nhiếc học sinh.
	Trong học tập không những chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ ... Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. nội quy của nhà trường đề ra:
NỘI QUY
1/ Đi học đúng giờ. Nghỉ học phải có giấy phép của phụ huynh học sinh.
2/ Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm túc, thuộc bài trước khi vào lớp.
3/ Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè và yêu thương trẻ nhỏ.
4/ Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
5/ Không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết. Để xe đúng nơi quy định.
6/ Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, lớp tổ chức.
7/ Biết bảo vệ và giữ gìn của công.
8/ Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường và xã hội. Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. 
 	Cùng trong một lớp nhưng các tổ luôn thi đua với nhau, nếu tổ nào có một em đi học muộn hoặc nghỉ học không có giấy xin phép của cha mẹ các em thì xét thi đua tổ đó đứng sau các tổ không có em nào vi phạm. Muốn động viên phong trào thi đua thì giáo viên chủ nhiệm phải công minh, tuyệt đối không thiên vị theo cảm tính, từ đó gây lòng tin với các em.
	Không những giáo dục học sinh có nề nếp tốt trong giờ học, trong lớp mà còn phải thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ.
	Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi vào truy bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài, tuy giáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt.
	Nhưng cũng không phải phó mặc cho cán bộ lớp, giáo viên chỉ nghe lớp trưởng báo cáo kết quả chuẩn bị bài của các em mà ngoài 5 phút kiểm tra đột xuất 1,2 bài trong mỗi tổ. ¸p dụng biện pháp này đỡ tốn thới gian, không chiếm mất giờ dạy mà còn rèn cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế nô nghịch của các em khi chưa vào học.
	Mọi hoạt động khác: Thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội các em đều thực hiện tốt bởi các em đã có nề nếp tốt. 
 Hướng dẫn các em lập thời gian biểu. Học sinh học chiều thì giúp gia đình vào buổi sáng những công việc phù hợp như: quét nhà, nấu cơm, rửa chén, lau bàn ghế,...
 THỜI GIAN BIỂU
Sáng: từ 5 giờ 30’ đến 6 giờ: tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, quét nhà, ăn sáng, xem lại bài, phụ giúp gia đình rồi nấu cơm, ăn cơm, thu dọn, nghỉ trưa đến 12 giớ 15’ đi học.
Từ 16 giờ 45’ đi học về phụ giúp gia đình như: nấu cơm, quét nhà,... sau đó tắm rửa, dọn cơm, ăn cơm, rửa chén
 Từ 19 giờ đến 19 giờ 30’ nghỉ ngơi giải trí.
Từ 19 giơ 30’ø đến 22 giờ làm bài và học bài. 22 giờ đi ngủ.
* Những việc làm trên giúp các em dần có thói quen làm việc có khoa học, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý và để thực hiện được điều này một cách tốt nhất thì cần nhờ phụ huynh kiểm tra và thông báo lại cho giáo viên qua các lần họp hoặc giáo viên tới thăm gia đình học sinh.
	Ngoài ra còn động viên khuyến khích các em tạo quỹ lớp thông qua hình thức nuôi heo đất để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi những bạn bị bệnh trong lớp. Được động viên đúng mức kịp thời nên các em đều phấn khởi tự giác trong học tập cũng như mọi hoạt động khác.
	Ngoài khâu tổ chức lớp tốt và vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng mà còn luôn luôn giáo dục các em tuôn theo luật lệ an toàn giao thông qua các bài học vµ qua thực tế hằng ngày. Đồng thời giáo dục cho các em đức tính “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” như lời Bác Hồ dạy.
	Ví dụ: Các em nhặt được bút, vở, thậm chí cả tiền, ... các em đều đưa cho thầy chủ nhiệm hoặc thầy tổng phụ trách để trả lại cho bạn mất.
	Để đảm bảo duy trì được sĩ số lớp thì người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, thường xuyên tới gia đình làm công tác tư tưởng và động viên học sinh ra lớp học. Đây là một việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, đồng thời kết hợp với các ban ngành trong nhà trường như Công đoàn, Ban giám hiệu, chi đoàn và xãm trưởng để đi vận động học sinh bỏ học ra lớp. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh bỏ học sau khi ra lớp học.
C/ KẾT LUẬN
	I/ KẾT QUẢ.
	Từ những kinh nghiệm trên, trong häc k× I năm học này lớp 7A đã n»m trong tèp dÉn đầu về nề nếp và duy trì sĩ số trong học tập. Trong lớp nhiều học sinh đạt danh hiệu häc sinh tiªn tiÕn, cã 3 em ®¹t häc sinh giái .Các em trong lớp rất ngoan ngoãn chăm chỉ học tập, so với tình hình đạo đức và nề nếp học tập của năm nay với năm ngoái thì chất lượng đạo đức và nề nếp học tập của năm nay khá hơn rất nhiều biểu hiện qua các đợt kiểm tra, thi chất lượng kì I. Đây là kết quả thực chất do các em phấn đấu và rèn luyện đã đạt được trong năm học này. Trong năm học không có em nào bỏ học, lớp đảm bảo sĩ số 100%. 
+ Bảng thống kê kết quả rèn luyện những thói quen tốt của học sinh ở lớp 7A.
 Tõ th¸ng 9/2009 ®Õn cuèi k× I. sÜ sè: 44
TT
Những thói quen
Kết quả học sinh
Thực hiện tốt
Thực hiện chưa tốt
1
Đi học đúng giờ.
40/44
4/44
2
Lập thời gian biểu, thực hiện theo thời gian biểu.
37/44
7/44
3
Không quên sách vở, đồ dùng học tập
42/44
2/44
4
Làm bài tập, học thuộc bài trước khi tới lớp. 
37/44
7/44
5
Nghỉ học có giấy xin phép của bố, mẹ.
43/44
1/44
6
Đi lao động đúng theo quy định của trường, lớp đề ra. 
44/44
0
7
Trực nhật lớp sạch sẽ
42/44
2/44
8
Đi sinh hoạt Đội theo quy định chung 
44/44
0
9
Truy bài đầu giờ.
44/44
0
10
Không quên khăn quàng, mị ca l«
42/44
2/44
 + Bảng thống kê kết quả kh¶o s¸t cuèi k× I
Môn
Giỏi(tèt)
Khá
Trung bình
Yếu
KÐm
Ghi chú
Ts
%
Ts
%
Ts
%
Ts
%
Ts
%
Häc lùc
3
6,8
12
27,3
24
54,5
5
11,4
0
H¹nh kiĨm
18
40,9
14
31,8
12
27,3
0
0
	III / BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
	Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt thì trước hết đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức vững chắc, phải có kỹ năng sư phạm, phải biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng. Vậy người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, coi các em như chính con em của mình. Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là người cha, người mẹ trong việc giáo dục giáo dưỡng.
	Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho cả năm học. Phải xây dựng đội ngũ cán sự cốt cán rèn ý thức tự quản tốt cho học sinh. Giáo viên cần phải nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của từng em và đặc điểm tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo dục học sinh, hướng các em đi vào nề nếp tốt - Luôn luôn gần gũi với học sinh, vừa là thầy, vừa là cha mẹ, cũng có lúc phải đóng vai là bạn của các em. Ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương, ... nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội. 
III / KIẾN NGHỊ
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong toàn ngành được phát triển xin có một số đề xuất sau:
Đối với nhà trường: Nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm hơn nữa.
Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn và thái độ đạo đức của các em ở nhà nhiều hơn nữa. Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao việc tự học, tự rèn ở nhà của các em.
	Đối với chính quyền địa phương: luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác và tham gia vận động học sinh bỏ học ra lại lớp học cùng giáo viên. 
 H§KH nhµ tr­êng Qu¶ng L­u, ngày 10/1/2010
 Người viết
 Phan C«ng Th¾ng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN chu nhiem lop.doc