Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở trường THCS

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở trường THCS

M.Goocki đã nói “Văn học là nhân học” .Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người

Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội ,môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm ,tư tưởng ,tình cảm cho học sinh.Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ ,môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác.Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại ,các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn .Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành ,giảm lí thuyết ,gắn học với hành ,gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú ,sinh động của cuộc sống .

Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn :Văn học ,Tiếng việt ,Tập làm văn .Trong thực tế dạy và học ,phân môn tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất .Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ ,mình cần bày tỏ một cách trung thành ,sáng tỏ chính xác ,làm nổi bật điều mình muốn nói” . . . ( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện , Nghiên cứu giáo dục ,số 28 ,11/1973) .

Năm học 2007 – 2011 ,tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7 .Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm ,cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” ( Văn 7 – tập 1).Khi hành văn ,các em còn lẫn lộn ,chưa phân biệt rõ ràng ,rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác .Chính vì thế điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp .Thực tế đó qủa là đáng lo ngại .thực trạng vấn đề này ra sao ? vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm ? cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh THCS ?đó là những vấn đề tôi trăn trở ,day dứt muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này .

 

doc 12 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY 
VÀ HỌC VĂN BIỂU CẢM Ở TRƯỜNG THCS.
PHẦN I MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 M.Goocki đã nói “Văn học là nhân học” .Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người 
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội ,môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm ,tư tưởng ,tình cảm cho học sinh.Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ ,môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác.Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại ,các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn .Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành ,giảm lí thuyết ,gắn học với hành ,gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú ,sinh động của cuộc sống .
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn :Văn học ,Tiếng việt ,Tập làm văn .Trong thực tế dạy và học ,phân môn tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất .Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ ,mình cần bày tỏ một cách trung thành ,sáng tỏ chính xác ,làm nổi bật điều mình muốn nói” . . . ( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện , Nghiên cứu giáo dục ,số 28 ,11/1973) .
Năm học 2007 – 2011 ,tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7 .Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm ,cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” ( Văn 7 – tập 1).Khi hành văn ,các em còn lẫn lộn ,chưa phân biệt rõ ràng ,rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác .Chính vì thế điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp .Thực tế đó qủa là đáng lo ngại .thực trạng vấn đề này ra sao ? vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm ? cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh THCS ?đó là những vấn đề tôi trăn trở ,day dứt muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này .
II.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002 ,phần Nội dung chương trình quy định văn biểu cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7 .Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này ,tôi chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trong SGK văn 7 tập 1 .
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh khối 7 của trường THCS Ngô Gia Tự trong bốn năm học : 2007 – 2008; 2008– 2009 và 2009 – 2010;2010 - 2011
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở bậc THCS ? ,tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy ,trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực ,khả thi nhất ,giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội ,bộc lộ tình cảm ,cảm xúc một cách hạn chế . . .Mục đích cuối cùng của tôi viết sáng kiến này là mỗi giáo viên văn sẽ đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh ,không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu có về cảm xúc ,có tâm hồn trong sáng ,nhân ái ,biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ .
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm ,tâm trạng của người viết .Ngồi trước trang giấy ,nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc ,đầu óc mông lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn .Lúc đó bài văn hoặc khô khan ,nhạt nhẽo ,ngắn ngủi hoặc giả tạo ,vay tình mượn ý .Người giáo viên ,khi dạy văn THCS nói chung ,dạy văn biểu cảm nói riêng ,ngoài nắm kiến thức ,phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn ,một trái tim sống cùng tác giả ,tác phẩm. 
 Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS ,người dạy và người học cần nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm : 
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm 
Đặc điểm của văn biểu cảm 
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm 
Cách lập ý của bài văn biểu cảm 
Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm 
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Qua bốn năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7,tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản ,kĩ năng viết ,bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của một bộ phận học sinh còn yếu .
Năm học 2010 – 2011 ,khi viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây em yêu”.Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết không phải viết về thái độ và tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà tả về loài cây đó .Hoặc tiết viết bài tập làm văn số 3 đề yêu cầu “Cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà, thầy, cô thân yêu của mình”.Học sinh viết “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội chưa làm .Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em.Em thấy vậy bảo bà nội hay là nội đừng đi làm thuê nữa ,nội chuyển sang nấu rượu đi .Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi nói ,đó cũng là một ý kiến hay”.Liệu khi đọc đoạn văn trên ,các đồng nghiệp của tôi có cho rằng đó là một đoạn văn biểu cảm ?.Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những lời văn ,đoạn văn tương tự như thế .Cũng với đề văn như trên ,một học sinh khác viết “Cảm nghĩ của em về thầy là một người thầy yêu mến học sinh”.Các em cảm nhận và viết văn như nghĩa vụ ,làm qua loa cho xong rồi đem nộp .Kể cả học sinh khá ,dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề ,xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu cảm .vì trong thời gian giảng dạy tôi chỉ phụ trach một số lớp nên tôi không thể đưa ra số liệu cụ thể của cả khối trong các năm học .Dưới đây là một số thống kê với những lớp tôi dạy.( số lượng lớp 7c.35 học sinh năm hoc 2008 – 2009 )
Tỉ lệ học sinh giỏi
Tỉ lệ học sinh khá
Tỉ lệ học sinh trung bình 
Tỉ lệ học sinh yếu 
Tỉ lệ học sinh kém
0%
0%
22,8%
74,2%
3%
Lớp7c.
Nămnhọc: 2009 - 2010
Tỉ lệ học sinh khá
Tỉ lệ học sinh trung bình
Tỉ lệ học sinh yếu
Tỉ lệ học sinh kém
0%
65%
30%
5%
III.NGUYÊN NHÂN 
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song theo tôi ,do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
Đối với người dạy 
 - Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học ,phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế ,ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .
 - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề ,chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học .
Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát,kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy .
Đối với học sinh 
Một số học sinh vì lười học,chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn 
Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn,hầu hết đều là học sinh đồng bào dân tộc ÊĐê .làm thuê hoặc làm rẫy nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp ,không có thời gian học .
Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách ,kể cả văn bản trong SGK
Thậm chí còn nhiều học sinh tuy học cấp 2 nhưng đọc vẫn chưa rõ còn đánh vần.
Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao ,một số nhu cầu giải trí như xem ti vi ,chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn ,xao nhãng việc học .
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY 
 VÀ HỌC VĂN BIỂU CẢM Ở TRƯƠNG THCS.
 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong nhà trường như sau “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm,thông minh lạ lùng lắm”.Từ thực tế giảng dạy ,tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở Trường như sau :
Đối với giáo viên 
 Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động ,phương pháp trực quan hình thức vấn đáp ,thảo luận . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp khác như phương pháp đóng vai , diễn kịch ,phương pháp sử dụng trò chơi học tập .( tôi cũng đã sử dụng một số pương pháp ngay cả đối với học sinh khối 6,7,8 )
 Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác phẩm văn học ,giáo viên luôn phải định hướng và hướng dẫn các em nắm vững quy trình để làm một bài văn biểu cảm tốt.Quy trình đó bao gồm :
a.Tìm hiểu đề và tìm ý 
 	* Tìm hiểu đề 
 Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối tượng học sinh .Do đó ,quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học sinh có một đề bài cho riêng mình .Trong đề bài văn biểu cảm ,giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau 
Em định phát biểu cảm nghĩ ,tình cảm ,mong muốn về đồ vật (con vật ,loài cây,cảnh vật . . .)nào ?về người nào ?về tác phẩm nào ?
Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì?(giải bày cảm xúc,tình cảm nào?)
Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc ?(cô giáo ,thầy giáo ,bố mẹ ,bạn bè. . .)
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày cảm xúc gì ?) ,giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật ,có thể suồng sã; còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang )
* Tìm ý 
Tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc ,tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài .Ý nghĩ ,cảm xúc ,tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh ,từ những gì người viết đã sống và trải qua ,đã tiếp xúc trong tác phẩm .Vì thế ,muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ ,cảm xúc đến .Sau khi có một đề bài ,hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài nêu ra để từ đó ,cảm xúc xuất hiện .Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp hãy lục lọi trong trí nhớ ,trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết .Nếu cả kỉ niệm trong kí ức cũng không có thì tìm đọc sách báo ,xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết .
 Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học ,cảm xúc và suy nghĩ về tác phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm .Tìm ý trong trường hợp này chính là đọc kĩ ,đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm ,ngẫm nghĩ tìm ra  ... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Xếp loại.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*****
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 1
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM
Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục
Văn biểu cảm trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở - Nguyễn Trí Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục
 6. Chuẩn kiến thức ngữ văn 7 năm 2010.
**********************************
 MỤC LỤC 
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 	Trang 1
II.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU	 Trang 1,2
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	Trang 2
PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 	 
II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	
 Trang 2
III.NGUYÊN NHÂN 	 Trang 3
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY VÀ HỌC VĂN BIỂU CẢM BẬC THCS 	 
V. KẾT QUẢ	 Trang 7
PHẦN III.KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN CHUNG	 Trang 7
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ,KIẾN NGHỊ 	 Trang 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	 Trang 10
*****************************
Nhận xét đánh giá của BGH. Trang 11
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Xếp loại.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so giai phap nang cao chat luong day vahoc van bieu cam o truong THCS.doc