Một số định hướng giúp học sinh cảm thụ thơ đường trong chương trình Ngữ văn THCS

Một số định hướng giúp học sinh cảm thụ thơ đường trong chương trình Ngữ văn THCS

Chuyên đề:

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIÚP HỌC SINH CẢM THỤ THƠ

 ĐƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

I/Lý do chọn chuyên đề:

 I.1. Cơ sở pháp chế:

 Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của môn học Ngữ văn THCS trong nhà trường do Bộ Giáo dục và đào tạo qui định.

 Căn cứ vào phân phối chương trình môn học Ngữ văn THCS do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành năm học 2008-2009.

 Căn cứ vào chương trình SGK Ngữ văn THCS.

 Căn cứ vào cơ sở, đường lối giáo dục của Đảng nâng cao chất lượng dạy và học.

 Căn cứ vào tình hình dạy và học môn Ngữ văn tại trường THCS Ba Vinh, huyện Ba Tơ.

 I.2. Cơ sở thực tiễn:

 Trong những năm thực tế giảng dạy tại trường THCS Ba Vinh, tôi thấy mặc dù người thầy và học sinh đã có rất nhiều cố gắng nhưng chất lượng giờ dạy vẫn chưa cao, vì vẫn có những học sinh sau khi học xong cấp Tiểu học, được tuyển sinh vào bậc THCS vẫn còn có hiện tượng phát âm chưa chuẩn, hay có những em chưa đọc thông viết thạo, đọc nhỏ, ngắc ngứ trước những từ khó, đánh vần. Hoặc ngồi trong lớp còn chưa chú ý tới bài học cho nên vẫn còn có những học sinh sau khi học xong tác phẩm , nắm tác phẩm một cách hời hợt, chưa sâu sắc. Trong giờ học chưa chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài, thụ động tiếp thu ý kiến. Sở dĩ có hiện tượng này là vì các em không chịu tiếp xúc với tác phẩm, chuẩn bị bài qua loa, đại khái cho nên các em không phát huy được tính chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức của bài học, vì vậy chất lượng bộ môn còn thấp. Đặc biệt là đối với chương trình thay sách giáo khoa và việc đổi mới phương pháp dạy học văn.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số định hướng giúp học sinh cảm thụ thơ đường trong chương trình Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIÚP HỌC SINH CẢM THỤ THƠ 
 ĐƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
I/Lý do chọn chuyên đề:
 I.1. Cơ sở pháp chế:
 Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của môn học Ngữ văn THCS trong nhà trường do Bộ Giáo dục và đào tạo qui định.
 Căn cứ vào phân phối chương trình môn học Ngữ văn THCS do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành năm học 2008-2009.
 Căn cứ vào chương trình SGK Ngữ văn THCS.
 Căn cứ vào cơ sở, đường lối giáo dục của Đảng nâng cao chất lượng dạy và học.
 Căn cứ vào tình hình dạy và học môn Ngữ văn tại trường THCS Ba Vinh, huyện Ba Tơ.
 I.2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong những năm thực tế giảng dạy tại trường THCS Ba Vinh, tôi thấy mặc dù người thầy và học sinh đã có rất nhiều cố gắng nhưng chất lượng giờ dạy vẫn chưa cao, vì vẫn có những học sinh sau khi học xong cấp Tiểu học, được tuyển sinh vào bậc THCS vẫn còn có hiện tượng phát âm chưa chuẩn, hay có những em chưa đọc thông viết thạo, đọc nhỏ, ngắc ngứ trước những từ khó, đánh vần. Hoặc ngồi trong lớp còn chưa chú ý tới bài học cho nên vẫn còn có những học sinh sau khi học xong tác phẩm , nắm tác phẩm một cách hời hợt, chưa sâu sắc. Trong giờ học chưa chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài, thụ động tiếp thu ý kiến. Sở dĩ có hiện tượng này là vì các em không chịu tiếp xúc với tác phẩm, chuẩn bị bài qua loa, đại khái cho nên các em không phát huy được tính chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức của bài học, vì vậy chất lượng bộ môn còn thấp. Đặc biệt là đối với chương trình thay sách giáo khoa và việc đổi mới phương pháp dạy học văn.
 Hơn nữa, đối tượng học sinh hầu hết là con em dân tộc sinh sống tại địa phương, xa trung tâm văn hoá nên trình độ nhận thức của các em chưa nhanh nhạy, còn hạn chế trong việc cập nhật thông tin, thậm chí những thao tác nhỏ, cần thiết để phục vụ cho việc học nhiều em còn chưa thông thạo. Vì vậy trong giờ học cả thầy và trò gặp không ít khó khăn. Vậy, làm thế nào để các em say mê, hứng thú, chú ý trong giờ học? Đặc biệt là cảm thụ các bài thơ Đường trong chương trình. Làm thế nào để nâng cao chất lượng học và cảm thụ các bài thơ Đường? Đây là một vấn đề mà bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tôi đã mạnh dạn đưa ra chuyên đề: “Một số định hướng giúp học sinh cảm thụ thơ Đường trong chương trình ngữ văn THCS”. Đối với bản thân tôi – là một giáo viên dạy môn ngữ văn, tuổi nghề đã có nhưng chưa phải là nhiều. Trong thời gian giảng dạy đã tích luỹ được những kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công việc giảng dạy nhưng còn ở mức khiêm tốn. Vì vậy, đưa ra chuyên đề này, bản thân tôi cũng rất mong muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ phía nhà trường, quý đồng nghiệp để nhằm khắc phục những khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là định hướng nhằm giúp học sinh cảm thụ phần thơ Đường trong chương trình.
II. Giới hạn của chuyên đề:
 Đây là một vấn đề mà không ít giáo viên dạy văn quan tâm đến, vì học sinh có cảm thụ được những tác phẩm thơ Đường trong chương trình là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy và học một tác phẩm thơ Đường trong chương trình.
 Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi chỉ giới hạn và vận dụng chuyên đề này ở phạm vi khôí lớp 7 – Trường THCS Ba Vinh. Ở đây, tôi chỉ trình bày những định hướng để nhằm giúp học sinh cảm thụ thơ Đường trong chương chình – đó cũng là một phần nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy và học văn.
III. Nội dung chuyên đề:
 Trong chương trình Ngữ văn 7, học sinh được tìm hiểu một số bài thơ Đường luật (của tác giả Việt Nam và Trung Quốc). Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy học sinh gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận:
 1/ Khó khăn thứ nhất mà các em gặp phải, đó là hệ thống ngôn ngữ. Trong các bài thơ Đường luật ngôn ngữ dùng với nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố, từ ngữ Hán Việt,
 Ngôn ngữ trong thơ Đường luật có tính hàm súc. Đặc biệt là những bài thơ của tác giả Trung Quốc, khiến học sinh gặp không ít khó khăn trong quá trình hiểu văn bản, việc hiểu những từ ngữ trong văn bản rất lơ mơ do đó các em rất khó cảm nhận hết được tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm vào tác phẩm.
 Chính vì vậy, trước khi tìm hiểu một bài thơ Đường luật là phải yêu cầu học sinh tự tra những từ ngữ trong phần cuối sách trước ở nhà, để khi đến lớp các em dễ dàng tiếp nhận tác phẩm hơn.
 Một trong những đặc điểm của thơ Đường luật là tính hàm súc (ý tại ngôn ngoại). Đây chính là đặc điểm của một bài thơ có giá trị. Ngoài ra một yếu tố nữa trong ngôn ngữ được những nhà thơ xưa coi trọng, đó là yếu tố hoạ, nhạc, “Thi trung hữu hoạ” hoặc “Thi trung hữu nhạc”. Để làm nổi bật được “bức tranh” trong bài thơ, người ta sử dụng lối văn hình ảnh, dùng những lớp từ ngữ gợi tả hình ảnh, màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt người xem.
 Đây chính là một trong những đặc sắc của thơ Đường luật, đó chính là sự cô đúc, súc tích được sản sinh từ một kiểu tư duy nghệ thuật, một thi pháp độc đáo của các nhà thơ xưa.
 2/ Khó khăn thứ hai mà học sinh cũng thường mắc phải, đó là những bài thơ Đường luật có yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối, vần, bố cục, chính vì thế, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc những qui định đó một cách tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào đó.
 Một vấn đề nữa đặt ra là giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ niêm luật trong thể thơ Đường luật. Đây là vấn đề rất quan trong trong việc khai thác cái hay, đúng, cái đẹp của tác phẩm.
 2.1. Về luật bằng, trắc:
 - Các chữ không dấu và chỉ có dấu huyền: thuộc thanh bằng.
 - Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã: thuộc thanh trắc.
 - Các chữ thứ nhất, ba, năm là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ thứ hai, tư, sáu phải theo đúng luật bằng trắc (nhị, tứ, lục phân minh). 
 - Trong các câu thơ, các chữ thứ 2,4,6 phải đối thanh. Nếu chữ thứ hai là bằng thì chữ thứ 4 là trắc, chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thứ 4 là bằng còn chữ thứ 6 là trắc. Nói cách khác trong mỗi câu thơ thứ 2 và chữ thứ 6 phải đồng thanh, chữ thứ 4 phải đối thanh với chữ thứ 2 và chữ thứ 6.
 - Cặp câu 1 và 4; cặp câu 2 và 3 thì các chữ thứ 2,4,6, phải đồng thanh (cùng trắc hoặc cùng bằng).
 - Cách hiệp vần: tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8.
 - Quan hệ bằng - trắc được xác định như sau:
 + Câu 1-2; 3-4: đối nhau.
 + Câu 1-4; 2-3: niêm nhau.
 - Để xác định luật của bài thơ thì phải căn cứ vào chữ thứ hai của câu thứ nhất, có các mô hình luật thơ sau:
 + Mô hình 1, luật bằng vần bằng:
 Tiếng
Câu
2
4
6
7
1
B
T
B
B
2
T
B
T
B
3
T
B
T
Tuỳ ý
4
B
T
B
B
5
B
T
B
Tuỳ ý
6
T
B
T
B
7
T
B
T
Tuỳ ý
8
B
T
B
B
 + Mô hình 2, luật bằng vần trắc:
 Tiếng
Câu
2
4
6
7
1
B
T
B
T
2
T
B
T
T
3
T
B
T
Tuỳ ý
4
B
T
B
T
5
B
T
B
Tuỳ ý
6
T
B
T
T
7
T
B
T
Tuỳ ý
8
B
T
B
T
 + Mô hình 3, luật trắc vần trắc:
 Tiếng
Câu
2
4
6
7
1
T
B
T
T
2
B
T
B
T
3
B
T
B
Tuỳ ý
4
T
B
T
T
5
T
B
T
Tuỳ ý
6
B
T
B
T
7
B
T
B
Tuỳ ý
8
T
B
T
T
 + Mô hình 4, luật trắc vần bằng:
 Tiếng
Câu
2
4
6
7
1
T
B
T
B
2
B
T
B
B
3
B
T
B
Tuỳ ý
4
T
B
T
B
5
T
B
T
Tuỳ ý
6
B
T
B
B
7
B
T
B
Tuỳ ý
8
T
B
T
B
 Các mô hình trên đều có thể áp dụng khi tìm hiểu thơ Thất ngôn bát cú hay thơ Thất ngôn tứ tuyệt đều được, trong đó mô hình 1, luật bằng vần bằng được các nhà thơ sử dụng phổ biến hơn.
 Ví dụ:
 1/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 B T B B
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
 T B T B
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
 T B T 
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son
 B T B B
 (Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
 2/ Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
 T B T B
 Bán vô bán hữu tịch dương biên.
 B T B B
 Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
 B T B
 Bạch lộ song song phi hạ điền.
 T B T B
 (Thiên Trường vãn vọng, Trần Nhân Tông)
 - Một vấn đề nữa trong niêm luật đòi hổi học sinh phải chú ý trong quá trình phân tích: qua các cặp câu đề, thực, luận, kết cấu tứ của bài thơ ngày càng rõ dần theo một trình tự lô gíc, có sự mở rộng và nâng cao dần, cảm xúc của tác giả cũng được bộc lộ dần qua kết cấu.
 - Giữa thực và luận nhiều khi ranh giới cũng không rõ ràng, tách bạch. Bởi thế khi phân tích cũng không tách ra một cách máy móc.
 - Còn giữa đề và kết lại có quan hệ mật thiết từ hình thức đến nội dung; về hình thức thì hai câu đề và câu kết cũng có hệ thống thanh bằng, thanh trắc trùng nhau; về nội dung thì câu đề giới thiệu ý của bài, câu kết vừa khái quát được ý vừa gây được âm vang và tạo sự liên tưởng cho người đọc. Câu kết thường bộc lộ chủ đề của bài.
 2.2. Cách gieo vần:
 Thơ Đường luật thường chỉ gieo vần bằng và chỉ được gieo một vần. Một bài thơ thất ngôn bát cú là 8 câu – 5 vần và một bài tứ tuyệt là 4 câu – 3 vần (nhiều khi chỉ có hai vần ở cuối câu 2 và 4). Một bài thơ tứ tuyệt dung lượng ít hơn, ngắn gọn hơn nhưng tự nó là một chỉnh thể có kết cấu riêng. Bố cục một bài thơ tứ tuyệt thường có bốn phần theo kết cấu: khai - thừa – chuyển – hợp. Mỗi phần một câu có chức năng riêng. Bốn câu liên kết chặt chẽ với nhau thành một tổng thể.
 Trong quá trình phân tích thơ Đường luật dù là tứ tuyệt hay bát cú thì đều cần phải chú ý tính “nhất quán” của bài thơ.
 Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý học sinh chú ý đến nhan đề của bài thơ, bởi nhan đề của bài thơ như một cái cửa ngõ hé mở, một cảm hứng định hướng được cho chủ đề nhưng không lộ, nhan đề bài thơ rất quan trọng chứ không phải thuần tuý là giới thiệu bài gì, vì ở nhan đề ấy là dự báo cảm hứng chạy dọc xuống toàn bài phải liền mạch một hơi, cho nên khi phân tích việc phân ra bố cục là để học sinh dễ nắm toàn bài, không nên xé lẻ bài thơ ra mà phải có sự chuyển ý, móc nối để đảm bảo được tính liền mạch, để tạo được ấn tượng chung về toàn bài thơ cho học sinh. Chẳng hạn như bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch chủ đề là “Nguyệt dạ tư hương”, 3 câu ngập ánh trăng đến câu cuối nói được điều tâm niện “tư cố hương” thì liền dừng lại để mở ra trường liên tưởng cho mỗi độc giả.
 2.3. Khó khăn tiếp theo là về khoảng cách thời gian, có những bài thơ của tác giả Trung Quốc cách xa hàng mười mấy thế kỉ. Vì thế, học sinh rất khó hình dung được hoàn cảnh lịch sử.
 2.4.Một khó khăn nữa mà học sinh cũng thường hay mắc phải đó là các em mới được làm quen với nền văn học dân gian, vơí những bài ca dao, dân ca, tục ngữ. Niêm luật đòi hỏi không nhiều. Trong khi đó học sinh lớp 7 phải học nhiều bài thơ Đường luật trong một thời gian rất là ngắn, như thể thơ: Thất ngôn bát cú; Thất ngôn bát cú Đường luật. Vì vậy, khi phân tích bài thơ Đường luật cần phải cho học sinh tìm hiểu về thể thơ của mỗi bài, tìm hiểu kết cấu của mỗi thể thơ Đường luật, để các em định hướng được mạch cảm xúc của toàn bài thơ.
 Trước những khó khăn trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7 vài năm trở lại đây, tôi nhận thấy cần phải có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh ở những thể loại này, làm sao để các em có thể tiếp nhận một cách tốt nhất khi học những tác phẩm thơ Đường luật. Sau khi học xong phần thơ Đường luật trong chương trình thì học sinh, ngoài cảm thụ được cái tình, cái cảnh trong các bài thơ đó, qua đó còn bồi dưỡng cho học sinh từ Hán Việt, nâng cao vốn từ Hán Việt cho mỗi học sinh.
 IV. Bài học kinh nghiệm:
 Sau khi triển khai và áp dụng vào giảng dạy kinh nghiệm trên tôi thấy học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em hứng thú học hơn, còn ít hiện tượng ngại tiếp xúc với những bài thơ Đường luật. Chính vì thế tôi luôn áp dụng trong quá trình giảng dạy ở những lớp tôi trực tiếp giảng dạy.
 Và, ngoài ra giáo viên cần đầu tư thời gian để hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại, những yêu cầu thể loại đó, đặc biệt là với thể thơ Đường luật - một thể loại được học sinh coi là khó, thì cũng có thể giúp các em tiếp nhận nội dung, nghệ thuật của bài thơ một cách hiệu quả hơn.
 V. Kết luận:
 Để góp phần đổi mới giáo dục, bản thân tôi đã được học tập và thấm nhuần quan điểm đổi mới về dạy và học. Thay đổi cách dạy và học là rất quan trọng, chương trình và cách dạy học cũ học sinh thụ động, bài giảng của thầy ít tác động đến sự tích cực hoạt động của học sinh. Từ ý thức đó tôi đã tìm ra hướng đi cho việc dạy các bài thơ Đường trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 để học sinh dễ hiểu, tích luỹ được kiến thức ở cả ba phân môn để vận dụng tốt trong cuộc sống hiện tại và tương lai, chắc rằng kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi sự nông cạn, khiếm khuyết. Tuy nhiên tôi cũng mạnh dạn trình bày với mong muốn được các đồng chí đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo giúp đỡ tôi, góp ý và sửa chữa để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa kinh nghiệm này và để kinh nghiệm có khả năng thực tiễn hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ba Vinh, ngày 4 tháng 4 năm 2009.
 Người viết
 Nguyễn Thị Kim Trinh 
 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ:
 Chủ tịch
 Lê Duy Khoa

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI NAM 2009 - TRINH.doc