Đề A
* Trắc nghiệm (4đ)
Đánh dấu (x) vào chữ cái a,b ,c hoặc d mà em cho là đúng ( mỗi câu đúng 0,5đ)
Câu 1 Đoạn văn sau trích trong văn bản nào ?
“ Bấy giờ , trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ , thường ăn thịt người .Quan quân đã nhiều lần đến bủa vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được “
a. Thạch Sanh b.Con Rồng Cháu Tiên
c.Thánh Gióng d. Sự Tích Hồ Gươm
Câu 2 Trong truyện Thạch Sanh, Lí Thông làm nghề gì ?
a. Đốn củi b. Buôn bán
c. Làm thuê d. Hàng rượu
Câu 3 Trong truyện Em Bé Thông Minh , câu hỏi đầu tiên mà viên quan hỏi em bé về
a. Chuyện đường cày b. Chuyện con ốc
c. Chuyện con chim sẻ d. Chuyện bước chân ngựa
Câu 4 Em bé trong truyện Em Bé Thông Minh thuộc nhân vật nào ?
a. Nhân vật bất hạnh b. Nhân vật ngốc nghếch
c. Nhân vật thông minh d. Nhân vật là động vật
Câu 5 Thần Sơn Tinh còn có tên gọi nào khác ?
a. Thổ thần b. Phúc thần
c. Phong thần d. Thần Tản Viên
Câu 6 Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên thuộc kiểu văn bản ?
a. Tự sự b. Miêu tả
c.Hành chánh công vụ d. Biểu cảm
Câu 7 Trong truyện Sự Tích Hồ Gươm , Lê Lợi chống giặc nào ?
a. Giặc Ngô b. Giặc Minh
c. Giặc Tần d. Giặc Thanh
Câu 8 Theo em , truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ra đời vào thời nào ?
a. Thời Nhà Nguyễn b. Thời Nhà Lí
c. Thời Văn Lang – Âu Lạc d. Thời Nhà Trần
* Tự luận (6đ)
Câu 1 Nêu ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh ? (1đ)
Câu 2 Nêu điều kiện chọn rể của vua Hùng trong truyền thuyết Sơn tinh, Thủy tinh ? (1đ)
Câu 3 Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu truyện cổ tích Em bé thông minh ? (2đ)
Câu 4 Chú bé Gióng lên 3 đã biết nói tiếng nói đánh giặc cứu nước. Các em hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường nên làm gì để phần nào xứng đáng với tổ tiên ngày trước ? (2đ)
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN KỂ CHUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 6 – THỜI GIAN 90P ******* Hs có thể chọn đề sau: Đề: kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em. DÀN BÀI THAM KHẢO MB: (0,5đ) Giới thiệu truyện sẽ kể (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em TM: (8đ) -Kể chi tiết truyện sẽ kể (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em -Liên hệ thực tế KB: (0,5đ) Ý nghĩa hoặc kết cục truyện * Chú ý : 1đ trình bày: rõ ràng, sạch đẹp, tránh sai lỗi chính tả, Họ và tên: KIỂM TRA 15P HỌC KÌ I Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN (văn bản) Điểm Lời phê Đề Câu 1: Truyền thuyết là gì ? Kể tên những truyền thuyết đã học ? (4,5đ) Câu 2: Nêu ý nghĩa truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh ? (2,5đ) Câu 3: Trong các truyền thuyết đã học, em thích truyền thuyết nào nhất ? Vì sao ? (3đ) ĐÁP ÁN Câu 1: Truyền thuyết là gì ? Kể tên những truyền thuyết đã học ? (4,5đ) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ , có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của người xưa về nhân vật và sự kiện được kể. những truyền thuyết đã học: Con Rồng Cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự tích hồ Gươm Câu 2: Nêu ý nghĩa truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh ? (2,5đ) -Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc bộ -Ca ngợi công lao của các vua Hùng Câu 3: Trong các truyền thuyết đã học, em thích truyền thuyết nào nhất ? Vì sao ? (3đ) Hs trả lời tự do nhưng phải giải thích được vì sao lại thích . . . Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN 6 (văn bản) Ngày THỜI GIAN 45P Điểm Lời phê Đề A * Trắc nghiệm (4đ) Đánh dấu (x) vào chữ cái a,b ,c hoặc d mà em cho là đúng ( mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 Đoạn văn sau trích trong văn bản nào ? “ Bấy giờ , trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ , thường ăn thịt người .Quan quân đã nhiều lần đến bủa vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được “ a. Thạch Sanh b.Con Rồng Cháu Tiên c.Thánh Gióng d. Sự Tích Hồ Gươm Câu 2 Trong truyện Thạch Sanh, Lí Thông làm nghề gì ? a. Đốn củi b. Buôn bán c. Làm thuê d. Hàng rượu Câu 3 Trong truyện Em Bé Thông Minh , câu hỏi đầu tiên mà viên quan hỏi em bé về a. Chuyện đường cày b. Chuyện con ốc c. Chuyện con chim sẻ d. Chuyện bước chân ngựa Câu 4 Em bé trong truyện Em Bé Thông Minh thuộc nhân vật nào ? a. Nhân vật bất hạnh b. Nhân vật ngốc nghếch c. Nhân vật thông minh d. Nhân vật là động vật Câu 5 Thần Sơn Tinh còn có tên gọi nào khác ? a. Thổ thần b. Phúc thần c. Phong thần d. Thần Tản Viên Câu 6 Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên thuộc kiểu văn bản ? a. Tự sự b. Miêu tả c.Hành chánh công vụ d. Biểu cảm Câu 7 Trong truyện Sự Tích Hồ Gươm , Lê Lợi chống giặc nào ? a. Giặc Ngô b. Giặc Minh c. Giặc Tần d. Giặc Thanh Câu 8 Theo em , truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ra đời vào thời nào ? a. Thời Nhà Nguyễn b. Thời Nhà Lí c. Thời Văn Lang – Âu Lạc d. Thời Nhà Trần * Tự luận (6đ) Câu 1 Nêu ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh ? (1đ) Câu 2 Nêu điều kiện chọn rể của vua Hùng trong truyền thuyết Sơn tinh, Thủy tinh ? (1đ) Câu 3 Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu truyện cổ tích Em bé thông minh ? (2đ) Câu 4 Chú bé Gióng lên 3 đã biết nói tiếng nói đánh giặc cứu nước. Các em hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường nên làm gì để phần nào xứng đáng với tổ tiên ngày trước ? (2đ) BÀI LÀM ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 6 (văn bản) ĐỀ A Trắc nghiệm (4đ) ( mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án a d a c d a b c Tự luận (6đ) Câu 1: Nêu ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh ? (1đ) -Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường ban phát thức ăn vô tận, cứ ăn hết lại đầy làm quân mười tám nước lúc đầu xem thường nhưng sau phải khâm phục Niêu cơm thần chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh -Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. Câu 2: Nêu điều kiện chọn rể của vua Hùng trong truyền thuyết Sơn tinh, Thủy tinh ? (1đ) -Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Câu 3: Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu truyện cổ tích Em bé thông minh ? (2đ) -Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật thông minh, truyện đề cao sự thông minh, mưu trí. Em bé trong truyện là một em bé nông thôn nhờ sự thông minh mà được phong trạng. Truyện ca ngợi, đề cao kinh nghiệm đời sống Em bé thông minh trong truyện tiêu biểu cho trí khôn và sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế Qua đó em nhận thấy rằng kiến thức không chỉ có trong sách vở mà nó còn tồn tại cả trong đời sống dân gian Câu 4: Chú bé Gióng lên 3 đã biết nói tiếng nói đánh giặc cứu nước. Các em hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường nên làm gì để phần nào xứng đáng với tổ tiên ngày trước ? (2đ) Các em đang ngồi trên ghế nhà trường cần có ý thức học tập tốt; tôn trọng và vâng lời thầy cô; chú ý rèn luyện đạo đức; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; tuân thủ nội quy của trường lớp Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN 6 (văn bản) Ngày THỜI GIAN 45P Điểm Lời phê Đề B * Trắc nghiệm (4đ) Đánh dấu (x) vào chữ cái a,b ,c hoặc d mà em cho là đúng ( mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 Đoạn văn sau trích trong văn bản nào ? “ Nghe chuyện , vua lấy làm mừng lắm .Nhưng , để biết chính xác hơn nữa , vua cho thử lại .Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ,ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con “ a. Thạch Sanh b.Em bé thông minh c.Thánh Gióng d. Sự Tích Hồ Gươm Câu 2 Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh làm nghề gì ? a. Đốn củi b. Buôn bán c. Làm thuê d. Hàng rượu Câu 3 Trong truyện Em Bé Thông Minh , câu hỏi đầu tiên mà viên quan hỏi em bé về a. Chuyện đường cày b. Chuyện con ốc c. Chuyện con chim sẻ d. Chuyện bước chân ngựa Câu 4 Em bé trong truyện Em Bé Thông Minh thuộc nhân vật nào ? a. Nhân vật bất hạnh b. Nhân vật ngốc nghếch c. Nhân vật thông minh d. Nhân vật là động vật Câu 5 Thần Sơn Tinh còn có tên gọi nào khác ? a. Thổ thần b. Phúc thần c. Phong thần d. Thần Tản Viên Câu 6 Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên thuộc kiểu văn bản ? a. Tự sự b. Miêu tả c.Hành chánh công vụ d. Biểu cảm Câu 7 Trong truyện Sự Tích Hồ Gươm , Lê Lợi chống giặc nào ? a. Giặc Ngô b. Giặc Minh c. Giặc Tần d. Giặc Thanh Câu 8 Theo em , truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ra đời vào thời nào ? a. Thời Nhà Nguyễn b. Thời Nhà Lí c. Thời Văn Lang – Âu Lạc d. Thời Nhà Trần Tự luận (6đ) Câu 1: Nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh ? (1đ) Câu 2: Nêu những yêu cầu của cậu bé Gióng để đánh giặc ? (1đ) Câu 3: Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu truyện cổ tích Em bé thông minh ? (2đ) Câu 4: Chú bé Gióng lên 3 đã biết nói tiếng nói đánh giặc cứu nước. Các em hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường nên làm gì để phần nào xứng đáng với tổ tiên ngày trước ? (2đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 6 (văn bản) ĐỀ B Trắc nghiệm (4đ) ( mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b a a c d a b c Tự luận (6đ) Câu 1: Nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn thần của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh ? (1đ) -Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát khi bị Lí Thông hại. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ tiếng đàn thần đã vạch bộ mặt thật của Lí Thông. => Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí -Tiến g đàn làm quân mười tám nước chu hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn là đại diện của cái thiện và tình yêu chuộng hoà bình của nhân dân Câu 2: Nêu những yêu cầu của cậu bé Gióng để đánh giặc ? (1đ) -Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt. Câu 3: Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu truyện cổ tích Em bé thông minh ? (2đ) Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật thông minh, truyện đề cao sự thông minh, mưu trí. Em bé trong truyện là một em bé nông thôn nhờ sự thông minh mà được phong trạng. Truyện ca ngợi, đề cao kinh nghiệm đời sốngEm bé thông minh trong truyện tiêu biểu cho trí khôn và sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế Qua đó em nhận thấy rằng kiến thức không chỉ có trong sách vở mà nó còn tồn tại cả trong đời sống dân gian Câu 4: Chú bé Gióng lên 3 đã biết nói tiếng nói đánh giặc cứu nước. Các em hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường nên làm gì để phần nào xứng đáng với tổ tiên ngày trước ? (2đ) -Ở nhà ngoài việc học nên biết phụ giúp ba mẹ những công việc nhỏ trong nhà, biết vâng lời cha mẹ, ông bà -Đến trường có ý thức học tập: vào lớp chú tâm nghe thầy cô giảng bài, tuân thủ quy định của nhà trường, trung thực, Họ và tên: KIỂM TRA 15P HỌC KÌ I Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN (tiếng Việt) Điểm Lời phê Đánh dấu (x) vào chữ cái a,b ,c hoặc d mà em cho là đúng ( mỗi câu đúng 1đ) Câu 1 Từ phức gồm a. Từ đơn và từ láy b. Từ láy và từ ghép c. Từ phức và từ láy d. Từ đơn và từ ghép Câu 2 Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì ? a. Tiếng b. Từ c. Ngữ d. Câu Câu 3 Từ phức gồm bao nhiêu t ... thêm ... Câu 4: Gạch dưới và phân tích các cụm danh từ trong những câu sau (1đ) a. Đó là một học sinh giỏi . PT PTT PS b. Học sinh lớp 6C đang lao động . PTT PS Câu 5: Gạch dưới danh từ trong câu sau: (1đ) Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn.( Cây bút thần) Họ và tên: KIỂM TRA 15P HỌC KÌ I Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN (tập làm văn) Điểm Lời phê Đề Câu 1: Văn tự sự là gi? (3đ) Câu 2: Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?(3đ) Câu 3: Có mấy thứ tự kể?Dấu hiệu nhận biết?(3đ) Trình bày(1đ) Đáp Aùn: Câu 1: Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này có liên quan đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc mang một ý nghĩa. (3đ) Câu 2: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể:Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện ,có nguyên nhân , diễn biến, kết quảSự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (3đ) Câu 3: Có hai thứ tự kể: - Thứ tự tự nhiên: Những gì xảy ra trước thì kể trước, những gì xảy ra sau thì kể sau - Thứ tự ngược:Nêu kết quả trước rồi sau đó mới giải thích (3đ) (1 đ ) sạch đẹp. Họ và tên: KIỂM TRA 15P HỌC KÌ II Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN 6 (tiếng Việt) Điểm Lời phê Câu hỏi: Câu 1: Nêu khái niệm về thành phần chính của câu ? Cho ví dụ ? (3đ) Câu 2: Vị ngữ là gì ? (3đ) Câu 3: Chủ ngữ thường được cấu tạo bởi từ hay cụm từ nào ?((3đ) 1đ trình bày ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15P HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 (tiếng Việt) Câu 1: Nêu khái niệm về thành phần chính của câu ? Cho ví dụ ? (3đ) Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn . Thành phần không bắt buộc có trong câu gọi là thành phần phụ. Ví dụ: Buổi sáng, ông mặt trời dậy sớm. Câu 2: Vị ngữ là gì ? (3đ) Là thành phần chính trong câu thường kết hợp với phó từ chỉ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào ? Câu 3: Chủ ngữ thường được cấu tạo bởi từ hay cụm từ nào ?((3đ) Chủ ngữ thường được cấu tạo bởi danh từ, đại từ, cụm danh từ. Ngoài ra, tính từ, cụm tính từ, động từ hay cụm độg từ cũng có thể làm chủ ngữ. Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN 6 (tiếng Việt) ĐỀ A Điểm Lời phê Trắc nghiệm (2đ) Đánh dấu (X) vào chữ cái a, b, c hoặc d ở mỗi câu mà em cho là đúng Câu 1:Câu văn” Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.” Dùng so sánh ngang bằng. Đúng b. Sai Câu 2: Phép nhân hóa trong câu sau thuộc kiểu nhân hóa nào ? “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. Câu 3: Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào ? “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.”-KHD- Ẩn dụ hình thức c. Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 4: Từ “mồ hôi” trong câu thơ sau dùng để hoán dụ cho sự vật nào ? “Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” Chỉ người lao động . Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động . Chỉ công việc lao động. Câu 5: Câu văn” Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” (Cô Tô) Chủ ngữ được cấu tạo bởi: Danh từ c. Động từ Đại từ d. Tính từ Câu 6: Câu văn “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” có bao nhiêu vị ngữ ? 3 vị ngữ c. 1 vị ngữ 2 vị ngữ d. 4 vị ngữ Câu 7: Từ nào có thể thay thế cho từ “nhú lên” trong câu: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. (Cô Tô) Vùng lên c. Nhô lên Tiến lên d. Trỗi dậy Câu 8: Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố của phép so sánh ? Sự vật so sánh, sự vật được so sánh, từ so sánh. Sự vật so sánh, sự vật được so sánh, từ so sánh, phương diện so sánh . Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh . Sự vật so sánh, sự vật được so sánh, phương diện so sánh . Tự luận (8đ) Câu 1: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ ? (2đ) Cho ví dụ chứng minh ? (1đ) Câu 2: Câu trần thuật đơn là gì ? Cho ví dụ ? (2đ) Câu 3: Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? (1đ) Câu 4: Phần tiếng Việt học kì II, em đã học một số biện pháp tu từ, hãy kể ra ? (1đ) Câu 5: Xác định các thành phần chính trong những câu sau? (1đ) Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. (Thép Mới) Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. (Vũ Tú Nam) BÀI LÀM ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6 ĐỀ A (tiếng Việt) KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II Trắc nghiệm (2đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án a b d b a b c b Tự luận (8đ) Câu 1: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ ? (3đ) Cho ví dụ chứng minh ? (1đ) Ẩn dụ Hoán dụ -Có nét tương đồng -Có 4 kiểu: Ẩn dụ hình thức Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -Có nét tương cận -Có 4 kiểu Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể. Câu 2: Câu trần thuật đơn là gì ? Cho ví dụ ? (2đ) -Câu có một cụm C-V dừng để tả, kể, nêu ý kiến hay nhận định Vd: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ là một ngày trong trẻo và sáng sủa. (Cô Tô) CN VN Câu 3: Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? (1đ) -Câu định nghĩa -Câu tả -Câu giới thiệu -Câu nhận định Câu 4: Phần tiếng Việt học kì II, em đã học một số biện pháp tu từ, hãy kể ra ? (1đ) Hoán dụ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa Câu 5: Xác định các thành phần chính trong những câu sau? (1đ) Tre / vẫn mang khúc nhạc tâm tình. (Thép Mới) CN VN Một buổi chiều lạnh, nắng/ tắt sớm. (Vũ Tú Nam) CN VN Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II Lớp 6 MÔN NGỮ VĂN (tiếng Việt) ĐỀ B Điểm Lời phê Trắc nghiệm (2đ) Đánh dấu (X) vào chữ cái a, b, c hoặc d ở mỗi câu mà em cho là đúng Câu 1: Phép nhân hóa trong câu sau thuộc kiểu nhân hóa nào ? “Núi cao chi lắm núi ơi ! Núi che mặt trời chẳng thấy người thương ” a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. b. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. Câu 2: Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào ? “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.”-KHD- Ẩn dụ hình thức c. Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 3: Từ “mồ hôi” trong câu thơ sau dùng để hoán dụ cho sự vật nào ? “Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” Chỉ người lao động . Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động . Chỉ công việc lao động. Câu 4: Câu văn” Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.” (Cô Tô) Chủ ngữ được cấu tạo bởi: Danh từ c. Động từ Đại từ d. Tính từ Câu 5: Câu văn “Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.” có bao nhiêu vị ngữ ? 3 vị ngữ c. 1 vị ngữ 2 vị ngữ d. 4 vị ngữ Câu 6: Từ nào có thể thay thế cho từ “nhú lên” trong câu: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Vùng lên c. Nhô lên Tiến lên d. Trỗi dậy Câu 7: Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố của phép so sánh ? Sự vật so sánh, sự vật được so sánh, từ so sánh. Sự vật so sánh, sự vật được so sánh, từ so sánh, phương diện so sánh . Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh . Sự vật so sánh, sự vật được so sánh, phương diện so sánh . Câu 8:Câu văn” Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.” Dùng so sánh ngang bằng. Đúng b. Sai Tự luận (8đ) Câu 1: Phần tiếng Việt học kì II, em đã học một số biện pháp tu từ, hãy kể ra ? (1đ) Câu 2: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ ? (2đ) Cho ví dụ chứng minh ? (1đ) Câu 3: Câu trần thuật đơn là gì ? Cho ví dụ ? (2đ) Câu 4: Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? (1đ) Câu 5: Xác định các thành phần chính trong những câu sau? (1đ) a. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. (Thép Mới) Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. (Vũ Tú Nam) BÀI LÀM ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6 ĐỀ B (tiếng Việt) KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II Trắc nghiệm (2đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b d b a c c b a Tự luận (8đ) Câu 1: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ ? (3đ) Cho ví dụ chứng minh ? (1đ) Ẩn dụ Hoán dụ -Có nét tương đồng -Có 4 kiểu: Ẩn dụ hình thức Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -Có nét tương cận -Có 4 kiểu Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể. Câu 2: Câu trần thuật đơn là gì ? Cho ví dụ ? (2đ) -Câu có một cụm C-V dừng để tả, kể, nêu ý kiến hay nhận định Vd: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ là một ngày trong trẻo và sáng sủa. (Cô Tô) CN VN Câu 3: Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? (1đ) -Câu định nghĩa -Câu tả -Câu giới thiệu -Câu nhận định Câu 4: Phần tiếng Việt học kì II, em đã học một số biện pháp tu từ, hãy kể ra ? (1đ) Hoán dụ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa Câu 5: Xác định các thành phần chính trong những câu sau? (1đ) a. Tre / vẫn mang khúc nhạc tâm tình. (Thép Mới) CN VN b.Một buổi chiều lạnh, nắng/ tắt sớm. (Vũ Tú Nam) CN VN
Tài liệu đính kèm: