Câu 1: (2.0 điểm)
Những câu sau đây nói về nhân vật nào? Trong văn bản nào? Của ai?
a. Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
b. Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
c. Người thì gầy gò và dài lêu nghêu như một gã thuốc phiện.
d. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên.
Câu 2: (1.0 điểm)
Em hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong những trường hợp sau.
a.
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
b.
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
c.
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
(Ca dao)
d.
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ------------- жÑ-------------- Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Đọc – hiểu văn bản - Xác định nhân vật, tác phẩm, tác giả. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ:20% Tiếng Việt - Các biện pháp tu từ. - Câu. - Lấy ví dụ câu định nghĩa. Hiểu, chỉ ra được phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong câu. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ:10 % Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ:10 % Số câu: 2 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ:20 % Tập làm văn - Miêu tả sáng tạo Viết được một bài văn miêu tả sáng tạo. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 6.0 Tỉ lệ: 60% Số câu: 1 Số điểm: 6.0 Tỉ lệ: 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 6.0 Tỉ lệ: 60% Số câu: 4 Số điểm: 10.0 Tỉ lệ:100 % TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ------------- жÑ-------------- Câu 1: (2.0 điểm) Những câu sau đây nói về nhân vật nào? Trong văn bản nào? Của ai? a. Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. b. Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Người thì gầy gò và dài lêu nghêu như một gã thuốc phiện. d. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên. Câu 2: (1.0 điểm) Em hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong những trường hợp sau. a. Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) b. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) c. Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. (Ca dao) d. Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Câu 3: (1.0 điểm) Cho 2 ví dụ câu định nghĩa. Câu 4: (6.0 điểm) Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Câu 1: (2 điểm). Đúng mỗi trường hợp (0.5 điểm) Nhân vật Văn bản Tác giả Điểm a Hình ảnh Bác Hồ Đêm nay Bác không ngủ Minh Huệ 0.5 điểm b Hình ảnh Lượm Lượm Tố Hữu 0.5 điểm c Dế Choắt Bài học đường đời đầu tiên Tô Hoài 0.5 điểm d Châu Hòa Mãn Cô Tô Nguyễn Tuân 0.5 điểm Câu 2: (2.0 điểm) Mỗi câu đúng được (0,5 điểm). a. Hoán dụ. b. So sánh. c. Nhân hóa. d. Ẩn dụ. Câu 3: (1.0 điểm) Lấy đúng 2 ví dụ, mỗi trường hợp (0.5 điểm) Vị ngữ là Ẩn dụ là Câu 4: (6.0 điểm) *Yêu cầu chung: Nêu được cảm xúc, suy nghĩ về ông Tiên trong truyện cổ tích mà em tưởng tượng mình được gặp. *Nội dung - Giới thiệu nhân vật miêu tả. - Miêu tả dáng qua dáng vóc, ăn mặc... đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tính cách, phẩm chất... của nhân vật. - Dẫn dắt chuyện hợp lý, lô gích, phù hợp với tính cách nhân vật, cần có chi tiết bất ngờ, thú vị có sức lôi cuốn người đọc. - Tình cảm, cảm nghĩ của bản thân đối với nhân vật miêu tả. *Hình thức: - Bài văn miêu tả nhân vật tưởng tượng. Đầy đủ bố cục, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng hình ảnh so sánh, tưởng tượng . * Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên). - Tình huống gặp ông Tiên. - Giới thiệu khái quát ông Tiên em gặp. b) Thân bài: (Lần lượt miêu tả ông Tiên theo trình tự nhất định) - Ngoại hình: + Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng. + Tay chống gậy trúc, toàn thân toả ánh hào quang. + Khuôn mặt hiền từ phúc hậu. + Râu, tóc, nước da có đặc điểm gì? (trắng, nâu, đen,..). - Việc làm và tính cách của ông Tiên: + Luôn quan tâm theo dõi mọi sự trong dân gian. + Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác. + Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh. + Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện. + Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh. c) Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... Muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyên dân gian. * Biểu điểm: - Điểm 6: Đảm bảo các yêu cầu chung, yêu cầu về nội dung và hình thức. Diễn đạt trong sáng. Thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc. - Điểm 4 – 5: Đạt các yêu cầu về nội dung, diễn đạt rõ ràng hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng bài văn viết có cảm xúc, ít sai lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 2 – 3: có thể thực hiện được 1/2 số ý nhưng các ý chưa sâu sắc, sai ít lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 1: chỉ thực hiện được 1/3 số ý, trình bày diễn đạt sơ sài không thể hiện được tình cảm, cảm xúc. Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 0: lạc đề, không viết gì, bỏ giấy trắng. * Chú ý: Trên đây là những hướng dẫn mang tính định hướng. Trong khi chấm bài có thể vận dụng linh hoạt, khuyến khích những bài viết thể hiện tính sáng tạo của học sinh.
Tài liệu đính kèm: