Lập dàn ý bài văn tự sự

Lập dàn ý bài văn tự sự

1. Câu 1 : Cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thủy ở thế giới bên kia

Anh (chị) hãy lập dàn ý cho đề bài trên .

Yêu cầu : Đây là một câu chuyện tưởng tượng, nối tiếp những suy nghĩ gợi ra từ việc đọc hiểu văn bản “Chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Đề bài để ngỏ cho sự tưởng tượng của người viết, đòi hỏi khả năng sáng tạo cao. Tuy nhiên cần dựa vào những thông điệp nghệ thuật của truyền thuyết để có những sự kiện, chi tiết tưởng tượng đưa vào câu chuyện cho phù hợp. Anh (chị) lập dàn ý cho câu chuyện theo bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài và Kết luận. Cụ thể :

Mở bài : - Trong lòng giếng âm u, bóng dáng Trọng Thủy đau khổ, tiều tụy.

- Ngày hội đền Cổ Loa, nghi lễ rước ngọc đã giúp Trọng Thủy và Mị Châu gặp lại nhau

Thân bài:

-Trọng Thủy hối hận kể lại lí do vì sao mình cướp nỏ thần của Âu Lạc

- Trọng Thủy van xin Mị Châu hãy tha thứ để linh hồn y được thanh thản

- Mị Châu ân hận vì đã ngây thơ tin lời Trọng Thủy trước đây mà trở thành kẻ tiếp tay cho “giặc”

- Mị Châu thể hiện sự thương hại đối với Trọng Thủy

- Mị Châu khuyên Trọng Thủy hãy ăn năn hối cải, nhắc nhở lại cho con cháu muôn đời nhớ lấy bài học mà mình đã phải trả giá.

Kết luận:

- Ngọc Mị Châu rửa nước giếng Trọng Thủy trở nên sáng đẹp khác thường. Lễ rước ngọc sáng đưa Mị Châu trở về am thờ. Trọng Thủy thẫn thờ, đau khổ và thấm thía nỗi ân hận muộn màng.

2. Câu 2 : Lê nin nói “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm tuổi học trò, anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện : Một học sinh tốt, phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếm mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.

Yêu cầu : Đề tài của câu chuyện ở đây là về thế giới học đường. Chủ đề của truyện đã được xác định rõ. Đó là chuyện về một học sinh tốt, phạm phải một số sai lầm trong những phút yếu mềm, nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân” và vươn lên trong cuộc sống, trong học tập. Anh (chị) cần xác định các sự kiện, chi tiết chính, sau đó đưa vào cấu trúc ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận để lập dàn ý cho câu chuyện này. Ngôi kể có thể là ngôi thứ ba số ít, cũng có thể là ngôi thứ nhất. Cụ thể :

 Mở bài :

- Trong buổi tổng kết, phát phần thưởng cuối năm, thầy hiệu trưởng trang trọng đọc tên tôi trong danh sách các bạn được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập và tu dưỡng xuất sắc.

- Tôi nhận giấy khen và quà, trong lòng rưng rưng xúc động, nhớ lại những ngày tháng “cam go” mà mình vừa vượt qua để chiến thắng bản thân.

Thân bài :

- Sai lầm đáng tiếc bắt đầu từ một buổi học thêm, thầy giáo ốm, tôi bị bạn bè rủ rê đi chơi game. Tôi đã trở thành “nô lệ” của chiếc máy tính ở hàng internet. Tôi đốt tiền và thời gian học tập trong các trò chơi online. Kết quả học tập sa sút. Bố mẹ và thầy cô buồn lòng.

- Kết quả học tập học kì I của tôi rất tồi tệ. Từ chỗ là học sinh giỏi, tôi có nguy cơ phải chuyển lớp. Bố mẹ đã nói chuyện với tôi. Thầy cô và bạn bè gần gũi khuyên nhủ giúp đỡ tôi.

- Tôi ân hận, tỉnh ngộ và quyết tâm làm lại từ đầu. Mọi việc rất khó khăn. Có lúc tôi thấy chùn bước. Nhưng ý chí khẳng định bản thân mạnh mẽ, lòng tự trọng với những lời đã hứa cùng bố mẹ, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi đứng vững để có kết quả như ngày hôm nay.

Kết luận : Từ câu chuyện của bản thân, tôi càng thấm thía câu nói của Lê nin : “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”.

 

doc 92 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lập dàn ý bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LÀM VĂN
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
Để thực hiện tốt hệ thống bài tập liên quan đến bài học này, anh (chị) cần chú ý một số điểm cơ bản sau:
1. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý nói chung và lập dàn ý bài văn tự sự nói riêng: nếu không có dàn ý, người viết sẽ khó xác định được hệ thống những ý chính và mối quan hệ hợp lí giữa chúng, vì vậy cũng khó tìm được những dẫn chứng phù hợp và hình thành tổng thể bài văn tự sự mạch lạc, đầy đủ ý.
2. Nắm chắc các công đoạn cần thực hiện để có thể đưa ra một dàn ý với bố cục ba phần hoàn chỉnh: chọn đề tài, xác định chủ đề; từ đó phác ra những nét chính của cốt truyện (Hoàn cảnh xảy ra, các nhân vật tham gia, diễn biến các sự kiện) và hình thành dàn ý (chú ý: cốt truyện nên dựa vào “mô hình” cấu trúc truyền thống của tác phẩm tự sự: trình bày – khai đoan – phát triển – đỉnh điểm – kết thúc).
B. LUYỆN TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
1.Thế nào là lập dàn ý cho bài văn tự sự?
A. Viết phần mở bài, kết luận và nêu các ý chính cần có trong phần thân bài
B. Nêu rõ những nội dung chính cho cau chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể
C. Viết ngắn gọn từng phần nội dung của bài văn tự sự
D. Viết phần thân bài của bài văn tự sự
2. Nối hai cột A và B:
A
1. Mở bài 
2. Thân bài
3. Kết luận
B
a. Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện
b. Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa
c. Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...)
3. Muốn lập dàn ý bài văn tự sự, cần làm gì?
A. Dự kiến đề tài	B. Xác định các nhân vật
C. Lựa chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí
D. Cả A, B, C
4. Các sự việc, chi tiết trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự như thế nào?
A. Trật tự không gian	B. Trình tự thời gian
C. Đảo lộn trật tự thời gian	D. Cả A, B, C
1. B
2. 1-c,2-a,3-b
3. D
4. D
II. TỰ LUẬN
Câu 1 : Cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thủy ở thế giới bên kia
Anh (chị) hãy lập dàn ý cho đề bài trên .
Yêu cầu : Đây là một câu chuyện tưởng tượng, nối tiếp những suy nghĩ gợi ra từ việc đọc hiểu văn bản “Chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Đề bài để ngỏ cho sự tưởng tượng của người viết, đòi hỏi khả năng sáng tạo cao. Tuy nhiên cần dựa vào những thông điệp nghệ thuật của truyền thuyết để có những sự kiện, chi tiết tưởng tượng đưa vào câu chuyện cho phù hợp. Anh (chị) lập dàn ý cho câu chuyện theo bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài và Kết luận. Cụ thể :
Mở bài : - Trong lòng giếng âm u, bóng dáng Trọng Thủy đau khổ, tiều tụy.
- Ngày hội đền Cổ Loa, nghi lễ rước ngọc đã giúp Trọng Thủy và Mị Châu gặp lại nhau
Thân bài:
-Trọng Thủy hối hận kể lại lí do vì sao mình cướp nỏ thần của Âu Lạc
- Trọng Thủy van xin Mị Châu hãy tha thứ để linh hồn y được thanh thản 
- Mị Châu ân hận vì đã ngây thơ tin lời Trọng Thủy trước đây mà trở thành kẻ tiếp tay cho “giặc” 
- Mị Châu thể hiện sự thương hại đối với Trọng Thủy
- Mị Châu khuyên Trọng Thủy hãy ăn năn hối cải, nhắc nhở lại cho con cháu muôn đời nhớ lấy bài học mà mình đã phải trả giá.
Kết luận:
- Ngọc Mị Châu rửa nước giếng Trọng Thủy trở nên sáng đẹp khác thường. Lễ rước ngọc sáng đưa Mị Châu trở về am thờ. Trọng Thủy thẫn thờ, đau khổ và thấm thía nỗi ân hận muộn màng.
2. Câu 2 : Lê nin nói “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm tuổi học trò, anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện : Một học sinh tốt, phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếm mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.
Yêu cầu : Đề tài của câu chuyện ở đây là về thế giới học đường. Chủ đề của truyện đã được xác định rõ. Đó là chuyện về một học sinh tốt, phạm phải một số sai lầm trong những phút yếu mềm, nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân” và vươn lên trong cuộc sống, trong học tập. Anh (chị) cần xác định các sự kiện, chi tiết chính, sau đó đưa vào cấu trúc ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận để lập dàn ý cho câu chuyện này. Ngôi kể có thể là ngôi thứ ba số ít, cũng có thể là ngôi thứ nhất. Cụ thể :
 Mở bài : 
- Trong buổi tổng kết, phát phần thưởng cuối năm, thầy hiệu trưởng trang trọng đọc tên tôi trong danh sách các bạn được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập và tu dưỡng xuất sắc.
- Tôi nhận giấy khen và quà, trong lòng rưng rưng xúc động, nhớ lại những ngày tháng “cam go” mà mình vừa vượt qua để chiến thắng bản thân.
Thân bài :
- Sai lầm đáng tiếc bắt đầu từ một buổi học thêm, thầy giáo ốm, tôi bị bạn bè rủ rê đi chơi game. Tôi đã trở thành “nô lệ” của chiếc máy tính ở hàng internet. Tôi đốt tiền và thời gian học tập trong các trò chơi online. Kết quả học tập sa sút. Bố mẹ và thầy cô buồn lòng.
- Kết quả học tập học kì I của tôi rất tồi tệ. Từ chỗ là học sinh giỏi, tôi có nguy cơ phải chuyển lớp. Bố mẹ đã nói chuyện với tôi. Thầy cô và bạn bè gần gũi khuyên nhủ giúp đỡ tôi. 
- Tôi ân hận, tỉnh ngộ và quyết tâm làm lại từ đầu. Mọi việc rất khó khăn. Có lúc tôi thấy chùn bước. Nhưng ý chí khẳng định bản thân mạnh mẽ, lòng tự trọng với những lời đã hứa cùng bố mẹ, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi đứng vững để có kết quả như ngày hôm nay.
Kết luận : Từ câu chuyện của bản thân, tôi càng thấm thía câu nói của Lê nin : “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”.
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
 A. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
Để thực hiện tốt hệ thống bài tập liên quan đến bài học này, anh (chị) cần chú ý một số điểm cơ bản sau:
Nắm chắc khái niệm sự việc, chi tiết trong văn bản tự sự; hiểu thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu và tầm quan trọng của chúng trong việc xây dựng văn bản tự sự
Luôn có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong cuộc sống và trong các tác phẩm được học, được đọc để có thể viết được một văn bản tự sự tốt.
B. LUYỆN TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
1. Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Đây là phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự	B. Miêu tả
D. Biểu cảm	D. Lập luận
2. Nối hai cột A và B
A
1.Tự sự
2. Văn bản tự sự
3. Sự việc
4. Sự việc tiêu biểu
5.Chi tiết
6. Chi tiết đặc sắc
B
a. Bài văn tự sự, câu chuyện được trình bày bằng hình thức văn bản viết (in)
b.Cái xảy ra được nhận thức có đặc điểm và ranh giới rõ ràng
c.Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
d. Tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu
e. Sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện và làm sáng tỏ chủ đề
g. Tiểu tiết của tác phẩm, có sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng
1....; 2.....;3.....;4......;5......;6.........
3. Sự việc, chi tiết tiêu biểu có vai trò gì đối với câu chuyện?
A. Dẫn dắt câu chuyện	B. Tô đậm tính cách nhân vật
C.Tập trung thể hiện chủ đề của tác phẩm	D. Cả A, B, C
4. Trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, sự việc, chi tiết nào thể hiện cái nhìn nghiêm khắc mà nhân ái bao dung của nhân dân đối với Mị Châu?
A. Rùa Vàng hiện lên và quát “Kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc đó”
B. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch
C. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông đem rửa ở nước giếng Trọng Thủy thì ngọc trở nên trong sáng hơn
D. Cả A, B, C
Đáp án:
1
2
3
4
A
1c, 2a, 3b, 4e, 5g, 6d
D
D
II. TỰ LUẬN
1. Anh (chị) hãy liệt kê các sự việc, chi tiết trong truyện “Thánh Gióng”
Yêu cầu : Căn cứ vào nội dung câu chuyện, anh (chị) liệt kê các sự việc, chi tiết của truyện. Cụ thể :
Sự việc trong truyện : 
+ Mẹ Gióng thụ thai
+ Cậu bé Gióng sinh ra ba năm chưa biết nói biết cười, đặt đâu nằm đó
+Đất nước có ngoại xâm, câu nói đầu tiên của Gióng với sứ giả
+ Gióng ra trận
+ Thắng giặc, Gióng về trời
Các chi tiết trong truyện:
+ Dấu bàn chân khổng lồ mẹ Gióng ướm thử và cảm động thụ thai
+ Câu nói đầu tiên của Gióng
+ Gióng vươn vai vụt lớn bổng thành một tráng sĩ
+ Gióng ăn bảy nong cơm, ba nong cà của dân làng
+ Gióng vào trận, ngựa sắt phun lửa, phi vào đám giặc
+ Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre để đánh giặc
+Gióng cởi nón sắt, giáp sắt để lại trên đỉnh núi Sóc rồi cả người cả ngựa từ từ bay về trời.
2. Câu 2 : Trong phần cuối của đoạn trích “Uy – lít – xơ trở về” tác giả đã chọn một sự việc quan trọng nào để kể? Sự việc đó được thể hiện qua những chi tiết nào? Anh (chị) hãy đánh giá về hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn sự việc và các chi tiết tiêu biểu này.
Yêu cầu : 
Anh (chị) tái hiện lại phần cuối của đoạn trích để chỉ ra sự việc được kể ở đây là gì, sự việc đó được biểu hiện qua các chi tiết cụ thể nào Anh (chị) lí giải vai trò của sự kiện và chi tiết ấy đối với việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm. Cụ thể:
- Sự việc được kể trong phần cuối đoạn trích là sự việc Pê – nê – lốp thử thách người hành khất bằng cách yêu cầu nhũ mẫu dời chiếc giường cưới của mình sang chỗ khác.
 - Chi tiết gắn với sự việc trên là :
+ Lời nói của Pê – nê – lốp với nhũ mẫu “Vậy thì, Ơ – ri – clê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy – lít – xơ xây nên,...”
+ Lời miêu tả tỉ mỉ của Uy – lít – xơ về đặc điểm của chiếc giường đặc biệt này 
+ Cảm xúc “bủn rủn cả chân tay” và hành động “chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng” và lí do sợ có kẻ dùng lời đường mật đánh lừa của Pê – nê – lốp.
Hiệu quả nghệ thuật mà sự việc và các chi tiết trên mang lại cho đoạn trích là :
+ Dẫn dắt sự phát triển của câu chuyện, là cái cớ để Uy – lít – xơ tả lại đặc điểm của cái giường với những chi tiết chỉ vợ chồng chàng biết, từ đó mà vợ chồng nhận ra nhau
+ Là “phép thử” thông minh của người vợ khôn ngoan thận trọng Pê – nê – lốp
+ Thể hiện chủ đề của tác phẩm : Ngợi ca trí tuệ và lòng chung thủy của con người
THAM KHẢO
“Lúc đó vào khoảng năm 1947, gia đình tôi và gia đình anh Nguyên Hồng cùng ở nhờ một nhà chủ trong một làng nhỏ. Truyện Làng được tôi viết ở đây.
(...) Làng có được chút chú ý của người đọc là do cảm xúc khát khao, buồn khổ của chính tôi. Đó cũng là cái lõi của truyện, những điều thúc đẩy tôi viết. Tôi cần viết, phải viết, viết cho chính tâm trạng mình lúc bấy giờ. Truyện Làng là một trong những truyện tôi viết dựa trên sự thật mà hoàn toàn không phải là sự thật. Sự th ... ột cuộc sống khỏe mạnh.
Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia. Một ví dụ điển hình là dự án công viên Yên Sở trị giá hàng triệu đô la đã được đề cập ở trên. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã và đang làm việc với Gamuda để cải tạo và nâng cấp hệ thống Công viên hồ, kênh Yên Sở trở thành một công viên công cộng tiêu chuẩn quốc tế với những hồ nước tự nhiên sạch sẽ, một hệ thống vệ sinh hiện đại, và những công trình đô thị quanh hồ mang lại cho người dân Hà Nội và du khách một lối sống lành mạnh, tràn đầy bản sắc văn hóa.
Một trong những phần quan trọng của dự án này là xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất tại công viên Yên Sở với công suất xử lý một nửa lượng nước thải của Hà Nội. Dự án công viên Yên Sở sẽ biến khu công viên bình thường hiện nay thành một cửa ngõ phía Nam sôi động, có môi trường xanh sạch đẹp cùng với những công trình phục vụ thương mại, khách sạn và du lịch. Nếu có thêm những dự án lớn tương tự để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước, Hà Nội sẽ tiến tới kỷ niệm sinh nhật thứ 1000 với một diện mạo mới: sạch và xanh. 
 PV
Báo Ðộng Về Hiện Trạng Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Việt Nam 
Thứ Năm, Ngày 21 tháng 8-2008
Tin Hà Nội - Ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam trong những năm gần đây đã đến mức báo động. Ngày hôm qua tại Hà Nội diễn ra một cuộc hội thảo khoa học về quản lý chất thải đô thị, do Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trừơng thuộc Ðại học Xây dựng Hà Nội phối hợp tổ chức với Ðại học Kỹ thuật Tổng hợp Darmstad của Ðức Quốc. Nước thải công nghiệp là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong hội thảo này, vì thời gian sau này, nhiều nguồn nước ở Việt Nam ngày càng trở nên ô nhiễm, nhất là kể từ khi làn sóng công nghệ hóa ở Việt Nam mỗi lúc một dâng cao. Các nghiên cứu khoa học nhận ra rằng có những hệ thống sông của Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Nhiều con sông tiếp tục bị hủy họai vì chất thải công nghiệp chưa lọc, đã xả thẳng từ hàng trăm nhà máy, xí nghiệp. Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Ðồng Nai hồi tháng Năm vừa qua loan báo, trung bình mỗi ngày có đến gần 60 ngàn thước vuông nước thải được xả ngay vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn. Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Thông tin Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường của Cộng sản Việt Nam xác nhận rằng nhiều khu vưc thuộc 5 con sông, gồm sông Ðồng Nai, sông Saigon, sông Cầu, sông Nhuệ và sông Ðáy đã bị ô nhiễm nặng, mà nguyên nhân chính là chất thải công nghiệp. Những tỉnh nơi các con sông này chảy qua như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ðắc Nông, Lâm Ðồng, Bình Phước, Ðồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Vũng Tàu ố Bà Rịa, Bình Dương và Saigon là những nơi bị ảnh hưởng nặng.
Chất lượng nước của những con sông lớn như sông Cầu, sông Nhuệ, sông Ðồng Nai, sông Thị Vải ngày càng xuống thấp vì chứa nhiều chất độc hại như phosphorus, amonniac, nitrate, chất chì, dầu mỡ khóang, coliform và có tỉ lệ cao, họăc vượt tiêu chuẩn cho phép. Tác hại của môi trường nước ô nhiễm, lâu nay đã được nói đến rất nhiều. Nguồn nứoc bị đầu độc đã tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của dân chúng cũng như môi trường sinh thái, ngòai ra còn gây cả thiệt hại về kinh tế. Ngừơi dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều lọai bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh họat. Nhiều đọan sông bị xem là đã chết vì nước đen đặc, tỏa mùi cả một vùng. Cá tôm nhiều lần chết từng lọat tại những nơi này, gây tổn thất cho các nhà nuôi trồng thủy sản. Sông ngòi ao rạch bị ô nhiễm vì chất thải, nước thải công nghiệp là do các cơ sở sản xuất không thiết lập hệ thống lọc, hay hệ thống tuy được xây dựng nhưng không đủ công suất yêu cầu. Chỉ thị của nhà nước Cộng sản Việt Nam gần đây buộc các cơ sở sản xuất phải thiết lập hệ thống lọc chất thải công nghiệp xem ra vẫn chưa được tuân hành. Báo chí Việt Nam cho biết theo một nghiên cứu về ảnh hưởng kinh tế của vệ sinh môi trường giai đọan 2006-2007, được thực hiện do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Viện Khoa học-Kỹ thuật Môi trường thuộc Ðại học Xây dựng Hà Nội, mỗi năm Việt Nam thiệt hại khỏang gần 800 triệu đô la vì điều kiện vệ sinh môi truờng yếu kém.
2. Các câu trong đoạn văn cần phải được sắp xếp một cách mạch lạc, nghĩa là chúng phải có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ, hợp lí. Để xác định vị trí của các câu trong trường hợp này, cần chú ý đến cách lập luận, các phương tiện liên kết ngôn ngữ.
Trình tự sắp xếp hợp lí là: (1)- (5)- (4)- (3)- (2)
VIẾT QUẢNG CÁO
A. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
Để thực hiện tốt hệ thống bài tập liên quan đến bài học này, anh (chị) cần chú ý một số điểm cơ bản sau:
Hiểu được vai trò của văn bản quảng cáo, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay (nhằm thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ để thu hút hoặc thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ, do đó mà thích mua hàng, sử dụng sản phẩm đó).
Nắm được các yêu cầu chung của văn bản quảng cáo (về độ súc tích, tính trung thực và hấp dẫn) và cách viết văn bản quảng cáo (cách chọn nội dung, hình thức quảng cáo, từ ngữ diễn đạt) để có thể đánh giá được cũng như viết được một văn bản quảng cáo. 
I. TRẮC NGHIỆM
1. Chọn đáp án phù hợp để hoàn thành câu văn:
Văn bản quảng cáo là loại văn bản, .khách hàng về .., ., .của sản phẩm, dịch vụ, do đó.mua hàng và sử dụng dịch vụ đó
A. nhật dụng/ thuyết phục/ chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi/ thích
B. thông tin/ thuyết phục/ số lượng, lợi ích, sự tiện lợi/ thích
C. thông tin/ thuyết phục/ chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi/ thích 
D. thông tin/ dụ dỗ/ chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi/ thích
2. Quảng cáo có khả năng xuất hiện ở đâu? 
A. Các nơi công cộng
B. Các phương tiện truyền thông
C. Các vật dụng phổ biến
D. Cả A, B, C
3. Dòng nào nêu không đúng về yêu cầu cơ bản của văn bản quảng cáo:
A. Tính thông tin
B. Tính hình tượng
C. Tính hấp dẫn
D. Tính thuyết phục
4. Thế nào là một văn bản quảng cáo đạt yêu cầu?
A. Ngắn gọn, súc tích
B. Hấp dẫn, tạo ấn tượng
C. Trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục
D. Cả A, B, C
5. Chọn đáp án phù hợp để hoàn thành câu văn sau:
Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung , gây , thể hiện tính  của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu hoặc và sử dụng những khẳng định tuyệt đối
A. đặc sắc/hứng thú/tiện lợi/quy nạp/diễn dịch/từ ngữ
B. độc đáo/ấn tượng/ưu việt/quy nạp/so sánh/từ ngữ
C. đặc sắc/ấn tượng/tiện lợi/tổng hợp/so sánh/hình ảnh
D. độc đáo/cảm hứng/ưu việt/quy nạp/phân tích/từ ngữ
1. C
2. D
3. B
4. D
5. B
II. TỰ LUẬN
1. Nhận xét các quảng cáo sau:
a. QUÊ HƯƠNG tự hào là nơi chuyên cung cấp các loại giò chả tươi ngon, nguyên chất, đậm đà hương vị truyền thống Việt Nam, luôn mang đến những bữa ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình bạn. 
 GIÒ CHẢ
 Các sản phẩm chính:
Chả Lụa 
Chả chiên 
Giò Thủ 
Giò Bì 
Giò Sống 
 Đặc biệt:
Không hàn the 
Thịt tươi nguyên chất 
Không pha bột, hóa chất 
Giữ được lâu trong tủ lạnh 
Thơm ngon và giòn 
Không cholesterol 
Phục vụ tận tình 
Giao hàng tận nơi 
 Với phương châm phục vụ khách hàng “ăn một lần để rồi nhớ mãi”, GIÒ CHẢ QUÊ HƯƠNG mong muốn mang đến cho gia đình quý khách những cảm giác thật ấm cúng và hạnh phúc trong bữa ăn hàng ngày cũng như những chuyến đi xa. 
Chúng tôi luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu và luôn làm mới các món giò chả nhằm tạo nên nhiều hương vị khác nhau, đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng phong phú của thực khách. 
   Quý khách đặt hàng xin gọi điện thoại số: 08.2 49 07 49. Nếu số lượng lớn vui lòng đặt trước 2 – 3 ngày. 
Hãy làm phong phú và tươi ngon 
bữa ăn gia đình của bạn với 
GIÒ CHẢ QUÊ HƯƠNG  
Địa chỉ liên hệ: Số 10 Tỉnh lộ 8, Trung An, Củ Chi, TP.HCM
Website: www.quehuongfood.com
Email: quehuongfood@yahoo.com
ĐT: 0908.440.569
(Quangcaosanpham.com)
b. Chào mừng các bạn đến với website Đá Quý Việt !
Ở đây không những các bạn có thể lựa chọn thỏa thích các loại đá từ đá quý cho đến đá bán quý, mà các bạn còn có thể trang bị cho mình những kiến thức về đá.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đá quý chúng tôi sẽ phục vụ tất cả nhu cầu của các bạn từ mua lẻ đến mua buôn từ Carat, kg đến hàng tấn.
“ Nghề chơi cũng lắm công phu”, Chơi đá là cả một nghệ thuật, không những viên đá mà bạn mang bên mình có thể trừ tà, mang lại sức khỏe cho bạn mà thậm chí nó còn mang đến cả sự may mắn. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và chọn cho mình viên đá đẹp nhất phù hợp nhất với bạn.
Trân trọng cảm ơn
Địa chỉ: 57 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
ĐT: 84.4. 278 0164
Mobile: 09 09 29 22 29
2. Chọn một trong các đề tài sau đây để viết quảng cáo:
- Gian hàng của lớp anh (chị) trong buổi hội chợ nhà trường tổ chức nhân dịp 8/3
- Câu lạc bộ thơ do lớp anh chị sắp tổ chức
Thuyết minh ý đồ quảng cáo của anh (chị)
Hướng dẫn: 
1. Nhìn chung, hai quảng cáo trên đều đạt yêu cầu (cung cấp các thông tin khá chi tiết, sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối để làm nổi bật tính ưu việt của sản phẩm, có cách dẫn dắt, đưa đẩy cuốn hút), anh (chị) hãy phân tích và đưa các dẫn chứng cụ thể khi xem xét các quảng cáo này dựa trên các tiêu chí đánh giá đã học và thử suy nghĩ xem, nếu được chọn là nhà thiết kế quảng cáo cho những sản phẩm đó, anh (chị) có cách nào hấp dẫn, thuyết phục người mua hơn không? 
2. Để có thể viết quảng cáo được cho các đề tài này, anh (chị) cần hình dung về gian hàng hay câu lạc bộ đó.
Gian hàng: 
+ Các mặt hàng có bán là gì? 
+ Mặt hàng nào là đặc sắc nhất? 
+ Giá cả hấp dẫn ra sao?
+ Có hoạt động hay hình thức gì khác nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng không?
+ Địa điểm gian hàng, thời gian phục vụ?
Câu lạc bộ:
+ Mục đích của câu lạc bộ?
+ Thành phần: Ban tổ chức, hội viên (số lượng, điều kiện tham gia)? 
 + Hoạt động của câu lạc bộ: thời gian, địa điểm, nội quy, nội dung hoạt động?
 + Trách nhiệm và quyền lợi của các hội viên 
Sau đó, chọn những nội dung thông tin cần thiết, độc đáo và vận dụng các kiến thức đã học, xây dựng nên văn bản quảng cáo đúng yêu cầu và thực sự hấp dẫn, sau đó phân tích ý đồ quảng cáo của mình qua văn bản đã xây dựng.ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN??????????????????????????????????????????????
2. Vì sao nói viết đoạn văn và lập dàn ý là hai kĩ năng có liên quan mật thiết với nhau?
A. Vì trong thực tế, đoạn văn không tồn tại như một đơn vị độc lập
B. Vì mỗi đoạn văn luôn đứng ở một vị trí nhất định, đóng một vai trò nhất định trong bài văn 
C. Vì mỗi đoạn văn luôn có sự liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó
D. Cả A, B, C

Tài liệu đính kèm:

  • doclam van.doc