Kỹ năng viết đoạn lý giải nguyên nhân

Kỹ năng viết đoạn lý giải nguyên nhân

Đây là đoạn trọng tâm của bài giải thích, đưa ra tất cả những kí do, những nguyên nhân dẫn đến vấn đề giải thích. Hay nói cách khác, người giải thích phải đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để lí giải cho vấn đề giải thích (lí lẽ là chính, dẫn chứng chỉ để minh hoạ cho lí lẽ chứ không phải để minh hoạ cho vấn đề như văn lập luận chứng minh). Để viết được đoạn văn này, người nghị luận có hai việc phải làm: tìm lí lẽ và phát triển các lí lẽ thành các đoạn văn.

 I/Việc thứ nhất: Tìm lí lẽ

 Trước kia, chúng tôi (có lẽ cũng như nhiều giáo viên khác) chỉ dựa vào một câu hỏi “tại sao” để tìm lí lẽ. Dùng một câu hỏi này tất nhiên cũng tìm ra được một số lí lẽ. Nhưng như vậy thì chung chung quá. Vận dụng định hướng của sách giáo khoa ở bài: “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích” và kinh nghiệm giảng dạy thể loại văn giải thích, bình luận (của những năm thay sách ở lớp 8 và lớp 9) chúng tôi hướng dẫn học sinh tìm lí lẽ để lí giải nguyên nhân dẫn đến vấn đề giải thích bằng hệ thống câu hỏi sau:

 -Câu hỏi (CH)1: Hoàn cảnh nào dẫn đến vấn đề giải thích (vì sao phải vấn đề giải thích)

 -CH2: Vấn đề giải thích có ý nghĩa gì (thể hiện điều gì)

 -CH3:Vấn đề giải thích có tác dụng gì (tạo ra cái gì, có lợi gì, có hại gì cho bản thân, cho mọi người, có vai trò thế nào trong cuộc sống )

 -CH4: Nếu không thì sao (lật ngược lại vấn đề)

 Không phải bất cứ đề bài giải thích nào cũng vận dụng cả 4 câu hỏi trên (nhất là với câu hỏi thứ 3). Người nghị luận phải tuỳ từng bài cụ thể để vận dụng các câu hỏi sao cho phù hợp. Nội dung trả lời cho các câu hỏi trên chính là lí lẽ.

 Vận dụng hệ thống câu hỏi trên ta có thể tìm lí lẽ cho phần lí giải nguyên nhân của đề bài giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” như sau:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng viết đoạn lý giải nguyên nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng viết đoạn lý giải nguyên nhân
	Đây là đoạn trọng tâm của bài giải thích, đưa ra tất cả những kí do, những nguyên nhân dẫn đến vấn đề giải thích. Hay nói cách khác, người giải thích phải đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để lí giải cho vấn đề giải thích (lí lẽ là chính, dẫn chứng chỉ để minh hoạ cho lí lẽ chứ không phải để minh hoạ cho vấn đề như văn lập luận chứng minh). Để viết được đoạn văn này, người nghị luận có hai việc phải làm: tìm lí lẽ và phát triển các lí lẽ thành các đoạn văn.
	I/Việc thứ nhất: Tìm lí lẽ
	Trước kia, chúng tôi (có lẽ cũng như nhiều giáo viên khác) chỉ dựa vào một câu hỏi “tại sao” để tìm lí lẽ. Dùng một câu hỏi này tất nhiên cũng tìm ra được một số lí lẽ. Nhưng như vậy thì chung chung quá. Vận dụng định hướng của sách giáo khoa ở bài: “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích” và kinh nghiệm giảng dạy thể loại văn giải thích, bình luận (của những năm thay sách ở lớp 8 và lớp 9) chúng tôi hướng dẫn học sinh tìm lí lẽ để lí giải nguyên nhân dẫn đến vấn đề giải thích bằng hệ thống câu hỏi sau:
	-Câu hỏi (CH)1: Hoàn cảnh nào dẫn đến vấn đề giải thích (vì sao phải vấn đề giải thích)
	-CH2: Vấn đề giải thích có ý nghĩa gì (thể hiện điều gì)
	-CH3:Vấn đề giải thích có tác dụng gì (tạo ra cái gì, có lợi gì, có hại gì cho bản thân, cho mọi người, có vai trò thế nào trong cuộc sống)
	-CH4: Nếu không thì sao (lật ngược lại vấn đề)
	Không phải bất cứ đề bài giải thích nào cũng vận dụng cả 4 câu hỏi trên (nhất là với câu hỏi thứ 3). Người nghị luận phải tuỳ từng bài cụ thể để vận dụng các câu hỏi sao cho phù hợp. Nội dung trả lời cho các câu hỏi trên chính là lí lẽ.
	Vận dụng hệ thống câu hỏi trên ta có thể tìm lí lẽ cho phần lí giải nguyên nhân của đề bài giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” như sau:
STT
Câu hỏi
Lí lẽ
1
Cơ sở nào mà người có hoàn cảnh thuận lợi phải giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn?
Cuộc sống của mỗi người đều có thể gặp phải những khókhăn. Có khó khăn con người ta có thể tự giải quyết, nhưng cũng có những khó khăn không dủ sức để giải quyết, phải cần đến sự giúp đỡ của những người có điều kiện thuận lợi
2
Người có điều kiện thuận lợi biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn có ý nghĩa gì?
Là phẩm chất tốt đẹp cần có; thể hiệ truền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thể hiện nếp sống văn hoá của con người.
3
Người có điều kiện thuận lợi giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn có tác dụng gì với người gặp khó khăn, với mọi người?
Tạo sức mạnh cho người gặp khó khăn vượt qua khó khăn; được mọi người quý trọng yêu mến; khi gặp khó khăn sẽ có người khắc giúp đỡ lại.Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người
4
Nếu không thì sao?
Đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, là kẻ sống ích kỉ hẹp hòi sẽ bị mọi người coi thường khinh bỉ
 Như vậy, đề văn trên ta đã vận dụng được cả 4 câu hỏi. Trong hệ thống câu hỏi trên, việc trả lời cho câu hỏi thứ 2 trở xuống để tìm lí lẽ là tương đối dễ dàng và lí lẽ tìm ra cho nhiều đề thường là trùng nhau, nhất là với những đề bài thuộc một chùm đề có vấn đề giải thích gần giống nhau.
	+Chùm đề bài về lòng nhân ái: giải thích các câu ca dao, tục ngữ sau:
	-Nhiễu điều phư lấy giá gương
	Người trong một nước phải thương nhau cùng.
	-Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
	-Lá lành đùm lá rách.
	-Thương người như thể thương thân.
	-Chị ngã em nâng.
	+Chùm đề về ý chí:
	-Không có việc gì khó
	Chỉ sợ lòng không bền
	Đào núi và lấp biển
	Quyết chí ắt làm nên
	( Hồ Chí Minh)
	-Đường đi khó, không khó bởi ngăn sông cách núi mà khó bởi lòng người ngại núi e sông.
	( Nguyễn Bá Học)
	-Có chí thì nên
	+Chùm đề về tình đoàn kết:
	- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
	Thành công, thành công, đại thành công
	( Hồ Chí Minh)
	- Hòn đá to, hòn đá nặng
	Một người vác, vác không đặng..
	Hòn đá to, hòn đá nặng
	Nhiều người vác, vác sẽ đặng
	( Hồ Chí Minh)
	+Chùm đề về học tập:
	- Học ăn, học nói, học gói, học mở
	- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
	- Học, học nữa, học mãi. ( Lê-nin)
	- Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu. ( Hồ Chí Minh)
	* Những đề trong chùm đề về lòng nhân ái thường có những lí lẽ giống nhau như sau:
	- Thể hiện truyền thống đạo lí, nếp sống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta
	- Giúp người gặp khó khăn vượt qua khó khăn trở ngại, hoà nhịp vào cuộc sống đời thường. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong xã hội
	- Nếu không sẽ không tạo được sức mạnh giúp người khó khăn vượt qua trở ngại, đi ngược lại truyền thống đạo lí, đi ngược lại nếp sống văn hoá của cha ông, là kẻ sống ích kỉ, bị mọi người coi thường, khinh bỉ.
	* Những đề thuộc chùm đề về ý chí thường có những lí lẽ sau:
- Giúp chúng ta vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Không nản lòng trước thất bại
	- Là phẩm chất tốt đẹp cần có, giúp rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp khác
	- Thể hiện là con người có bản lĩnh, tự tin
	*Những đề trong chùm đề về tình đoàn kết có những lí lẽ sau:
- Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi
	- Tạo sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
	* Những đề thuộc chùm đề về học tập thường có các lí lẽ sau:
	- Là nhiệm vụ chính
- Là con dường thuận lợi nhất để tiếp thu tri thức, chuẩn bị hành trang vào đời một cách vững vàng
	- Là ước mơ của mỗi người, mỗi gia đìng cũng như của cả xã hội 
	- Do yêu cầu của đất nước, của thời đại
	Các lí lẽ trên giống nhau hoặc gần giống nhau của các đề trong chùm tìm ra ở trên là các câu trả lời cho các câu hỏi từ thứ 2 trở xuống. Hay nói khác đi, dùng các câu hỏi từ câu thứ 2, ta có thể tìm ra các lí lẽ thường dùng để lí giải nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Còn câu hỏi thứ nhất là câu hỏi có tính đặc trưng của từng đề giải thích cùng trong chùm đề.
	Ví dụ:
Đề bài GT câu CD,TN
Câu hỏi tìm lí lẽ mang tính đặc trưmg
Lí lẽ tìm ra
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Dựa vào cơ sở nào mà người trong một nước phải thương yêu nhau
Là những người sống chung một đất nước, chung phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, chung nền văn hoácó quan hệ gắn bó mật thiết nên có trách nhiệm giúp đỡ nhau
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Dựa vào cơ sở nào mà người trong một tập thể, một tổ chức phải thương yêu giúp đỡ nhau
Sống trong tập thể, tổ chức có quan hệ gắn bó, có sự ràng buộc với nhau nên có trách nhiệm giúp đỡ nhau
Lá lành đùm lá rách
Dựa vào cơ sở nào mà người có điều kiện thuận lợi phải giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
Cuộc sống không phải ai cũng thuận buồm xuôi gió,có lúc gặp khó khăn, có khó khăn không thể tự giải quyết được mà phải trông mong vào sự giúp đỡ của người có điều kiện thuận lợi
Thương người như thể thương thân
Dựa vào cơ sở nào mà chúng ta phải thương yêu người khác như chính bản thân mình
Ai cũng mong được người khác quan tâm giúp đỡ, được người khác đối xử tử tế. Vậy thì ta hãy đối xử tử tế với người khác, thương yêu người khác như chính bản thân mình
	Ta thấy rằng, các lí lẽ 1 của các đề trong cùnh một chùm đề không thể dùng chung như các lí lẽ từ thứ 2 trở đi. Đây là lí lẽ đặc trưng của từng đề.
	Như vậy. Với hệ thống các câu hỏi trên, học sinh có thể dẽ dàng tìm ra các lí lẽ cho đề bài giải thích. Song , chúng tôi nhắc lại một lần nữa: việc vận dụng các câu hỏi trên phải linh hoạt, không máy móc, tuỳ từng đề mà có các câu hỏi phù hợp

Tài liệu đính kèm:

  • doccach viet daon li giai nguyen nhan.doc