Kỹ năng viết đoạn giải nghĩa

Kỹ năng viết đoạn giải nghĩa

Theo chương trình chỉnh lý trước kia- Chương trình cũ,luận điểm này được gọi bằng cái tên rất mộc mạc: Đoạn “là gì”- đoạn trả lời câu hỏi “là gì” để tìm ra vấn đề giải thích. Với chương trình cũ, các đề bài thường gắn với câu ca dao tục ngữ, câu nói của ai đó thì gọi là đoạn “là gì” cũng là hợp lý. Nhưng với chương trình mới, đề bài giải thích thường rộng hơn, bên cạnh các đề bài có tính truyền thống, có những đề bài mang tính khái quát như: Lòng nhân đạo; Chớ nên tự phụ; Trang phục và văn hoá Với mỗi kiểu đề bài ta có cách giải nghĩa khác nhau. Vì thế đoạn này ta nên gọi chung là đoạn giải nghĩa.

IVới những đề bài giải thích câu ca dao tục ngữ, câu nói:

 Với những đề bài này, tôi thường hướng dẫn học sinh giải thích qua 2 bước:

 -) Bước 1:giải thích khái niệm hoặc miêu tả hình ảnh. Để giải thích được, học sinh cần giải nghĩa các từ khó, từ Hán-Việt, từ nhiều nghĩa, từ địa phương.Còn để miêu tả được hình ảnh, học sinh cầntìm ra nét nghệ thuật cơ bản, vì chính nét nghệ thuật cơ bản này sẽ định hướng cho bước giải nghĩa. Cụ thể như sau:

 +)Nếu câu ca dao tục ngữ dùng hình ảnh so sánh thì phải xác định được vế A( vế được so sánh), vế B( vế đem ra để mà so sánh). Ta phải giải nghĩa vế B trước để từ đó ta hiểu vế A. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” thì phải từ vế B (thương thân): thương yêu quí trọng bản thân, chăm lo cho bản thân, làm điều tốt cho bản thân. Từ đó ta hiểu vế A( thương người): thương yêu quí trọng người khác, chăm lo cho ngưới khác, tạo điều kiện tốt cho người khác như đối với chính bản thân mình.

 +)Nếu là hình ảnh ẩn dụ thì phải hiểu từ nghĩa đen ra nghĩa bóng. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ta phải giải nghĩa đen: khi ta ăn những trái cây thơm mát ngon lành, tận hưởng vị ngọt ngào của trái cây thì ta phải nhớ đến công sức của con người đã không quản ngại vất vả nhọc nhằn gieo trồng, chăm sóc, vun xới để cây ra hoa kết trái cho ta ăn. Từ đó ta mới có thể hướng dẫn học sinh suy ra nghĩa bóng: “ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả lao động, thành quả chiến đấu của con người; “nhớ” là sự biết ơn; còn “kẻ trông cây” là người tạo dựng nên thành quả

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng viết đoạn giải nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ năng viết đoạn giải nghĩa 
Theo chương trình chỉnh lý trước kia- Chương trình cũ,luận điểm này được gọi bằng cái tên rất mộc mạc: Đoạn “là gì”- đoạn trả lời câu hỏi “là gì” để tìm ra vấn đề giải thích. Với chương trình cũ, các đề bài thường gắn với câu ca dao tục ngữ, câu nói của ai đó thì gọi là đoạn “là gì” cũng là hợp lý. Nhưng với chương trình mới, đề bài giải thích thường rộng hơn, bên cạnh các đề bài có tính truyền thống, có những đề bài mang tính khái quát như: Lòng nhân đạo; Chớ nên tự phụ; Trang phục và văn hoáVới mỗi kiểu đề bài ta có cách giải nghĩa khác nhau. Vì thế đoạn này ta nên gọi chung là đoạn giải nghĩa.
IVới những đề bài giải thích câu ca dao tục ngữ, câu nói:
	Với những đề bài này, tôi thường hướng dẫn học sinh giải thích qua 2 bước:
	-) Bước 1:giải thích khái niệm hoặc miêu tả hình ảnh. Để giải thích được, học sinh cần giải nghĩa các từ khó, từ Hán-Việt, từ nhiều nghĩa, từ địa phương.Còn để miêu tả được hình ảnh, học sinh cầntìm ra nét nghệ thuật cơ bản, vì chính nét nghệ thuật cơ bản này sẽ định hướng cho bước giải nghĩa. Cụ thể như sau:
	+)Nếu câu ca dao tục ngữ dùng hình ảnh so sánh thì phải xác định được vế A( vế được so sánh), vế B( vế đem ra để mà so sánh). Ta phải giải nghĩa vế B trước để từ đó ta hiểu vế A. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” thì phải từ vế B (thương thân): thương yêu quí trọng bản thân, chăm lo cho bản thân, làm điều tốt cho bản thân. Từ đó ta hiểu vế A( thương người): thương yêu quí trọng người khác, chăm lo cho ngưới khác, tạo điều kiện tốt cho người khácnhư đối với chính bản thân mình.
	+)Nếu là hình ảnh ẩn dụ thì phải hiểu từ nghĩa đen ra nghĩa bóng. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ta phải giải nghĩa đen: khi ta ăn những trái cây thơm mát ngon lành, tận hưởng vị ngọt ngào của trái cây thì ta phải nhớ đến công sức của con người đã không quản ngại vất vả nhọc nhằn gieo trồng, chăm sóc, vun xới để cây ra hoa kết trái cho ta ăn. Từ đó ta mới có thể hướng dẫn học sinh suy ra nghĩa bóng: “ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả lao động, thành quả chiến đấu của con người; “nhớ” là sự biết ơn; còn “kẻ trông cây” là người tạo dựng nên thành quả
	+)Nếu là hình ảnh nói quá thì phải từ hình ảnh thực để hiểu hình ảnh nói quá. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” thì phải lí giải: tát bể Đông là một việc không thể làm được trong thực tế. Nói tát cạn bể Đông với điều kiện thuận vợ thuận chồng chẳng qua là cách nói quá để khẳng định: vợ chồng hoà thuận, đồng lòng nhất trí thì có thể làm được những việc lớn lao . Câu ca dao quen thuộc đề cập đến sức mạnh của sự đồng tâm hiệp lực của các cặp vợ chồng,từ đó khuyên các cặp vợ chồng phải thương yêu hoà thuận, chung sức chung lòng trong mọi công việc.
	+) Có những câu ca dao tục ngữ, câu nói rất ngắn gọn, không dùng những biện pháp nghệ thuật cơ bản thì ta tìm ra mối quan hệ giữa các vế, giải nghĩa từ. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Có chí thì nên” thì ta phải chỉ ra: “chí” ở đây là ý chí nghị lực, là lòng quyết tâm đạt kết quả trong công việc; “nên” là sự thành công, thành đạt là hoàn thành công việc một cách tốt đẹp. Câu nói ngắn gọn súc tích được chia làm hai vế theo quan hệ điều kiện - kết quả đã chỉ ra tầm quan trọng của ý chí nghị lực và khuyên chúng ta phải biết cách rèn luyện ý chí nghị lực để đạt kết quả như mong muốn trong công việc.
	Khi đã có những định hướng cụ thể, học sinh sẽ không phải loay hoay tìm cách giải nghĩa. Tuy nhiên, thực tế viết đoạn giải nghĩa cho đề bài có liên quan đến các câu ca dao tục ngữ thì học sinh phải linh hoạt, tuỳ thuộc vào đề bài cụ thể mà có cách giải nghĩa cho phù hợp. Chẳng hạn viết đoạn giải nghĩa cho đề bài giải thích câu ca dao:
	Công cha như núi Thái sơn 
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
	Một lòng thờ mẹ kính cha
	Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
	Cụ thể như sau:
	+)Nếu câu ca dao tục ngữ dùng hình ảnh so sánh thì phải xác định được vế A(vế được so sánh), vế B(vế đem ra để mà so sánh). Ta phải giải nghĩa được vế B trước để từ đó ta hiểu vế A. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” thì phải từ vế B(thương thân):thương yêu quý trọng bản thân, chăm lo cho bản thân, làm điều tốt cho bản thân. Từ đó ta hiểu vế A(thương người): thương yêu quý trọng người khác, chăm lo cho người khác, tạo điều kiện tốt cho người khácnhư đối với chính bản thân mình.
	+)Nếu là hình ảnh ẩn dụ thì phải hiểu từ nghĩa đen ra nghĩa bóng. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ta phải giải nghĩa đen: khi ta ăn những trái cây thơm mát ngon lành, tận hưởng vị ngọt ngào của trái cây thì ta phải nhớ đén công sức lao động của con người đã không quản ngại vất vả nhọc nhằn gieo trồng, chăm sóc, vun xới để cây ra hoa kết trái cho ta ăn. Từ đó ta mới có thể hướng dẫn học sinh suy ra nghĩa bóng: “ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả chiến đấu của con người; “nhớ” là sự biết ơn; còn “kẻ trồng cây” là người tạo dựng nên thành quả
	+)Nếu là hình ảnh nói quá thì phải từ hình ảnh thực rồi mới hiểu hình ảnh nói quá. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” thì phải lí giải: tát bể Đông là một việc không thể làm được trong thực tế. Nói tát cạn bể Đông với điều kiện thuận vợ thuận chồng chẳng qua là cách nói quáđể khẳng định; vợ chồng hoà thuận, đồng lòng nhất trí thì có thể làm được những việc lớn lao. Câu ca dao quen thuộc đề cập đến sức mạnh của sự đồng tâm hiệp lực của các cặp vợ chồng, từ đó khuyên các cặp vợ chồng phải thương yêu hoà thuận, chung sức chung lòng trong mọi công việc.
	+)Có những câu ca dao tục ngữ, câu nói rất ngắn gọn, không dùng những biện pháp nghệ thuật cơ bản thì ta tìm ra mối quan hệ giữa các vế, giải nghĩ từ. Chẳng hạn giải nghĩa câu tục ngữ “Có chí thì nên” thì ta phải chỉ ra: “chí” ở đây là ý chí nghị lực, là lòng quyết tâm đạt kết quả trong công việc; “nên” là sự thành công, thành đạt là hoàn thành công việc một cách tốt đẹp. Câu nói ngắn gọn súc tích được chia làm hai vế theo quan hệ điều kiện- kết quả đã chỉ ra tầm quan trọng của ý chí nghị lực và khuyên chúng ta phải biết cách rèn luyện ý chí nghị lực để đạt kết quả như mong muốn trong công việc.
	Khi đã có những định hướng cụ thể, học sinh sẽ không phải loay hoay tìm cách giải nghĩa. Tuy nhiên, thực tế viết đoạn giải nghĩa cho đề bài có liên quan đến các câu ca dao tục ngữ thì học sinh phải linh hoạt, tuỳ thuộc vào đề bài cụ thể mà có các giải nghĩa cho phù hợp. Có đề bài cần giải nghĩa từ rồi miêu tả hình ảnh; có đề bài chỉ giải nghĩa từ, hoặc chỉ miêu tả hình ảnh. Chẳng hạn viết đoạn giải nghĩa cho đề bài giải thích câu ca dao:
	 Công cha như núi Thái sơn
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
	 Một lòng thờ mẹ kính cha
	Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
thì phải kết hợp giải nghĩa hình ảnh so sánh núi Thái sơn, nước trong nguồn với giải nghĩa từ ngữ: thờ, kính, đạo con.
	-Bước 2: Nhận chung nghệ thuật, nêu nội dung ý nghĩa và lời khuyên.
II/Với những đề bài có tính khái quát (như: lòng nhân đạo, chớ nên tự phụ, trang phục và văn hoá ) thì ta thường giải nghĩa theo cách:
	-Nêu định nghĩa
	-Nêu các biểu hiện
	-So sánh đối chiếu với các biểu hiện khác
	Chẳng hạn với đề bài Lòng nhân đạo, thì có thể hướng dẫn học sinh hiểu lòng nhân đạo là tình thương yêu con người, hướng tới con người vì con người. Người có lòng nhân đạo là người luôn cảm thông xót thương trước những cảnh ngộ éo le, có sự rung động trước những mảnh đời ngang trái, khổ đau, bất hạnh. Người có lòng nhân đạo là người sẵn sàng an ủi chia sẻ để xoa dịu nỗi khổ đau của người khác, thậm chí sẵn sàng nhận nỗi khổ đau để người khác được sông yên ổn, sung sướng. Trái với lòng nhân đạo là sự vô tình thờ ơ, không mảy may xúc động, thương xót trước những cảnh ngộ éo le. Thậm chí, người không có lòng nhân đạo có khi còn đang tâm làm hại người khác để mưu lợi cho riêng mình. Đó đây, chắc hẳn chúng ta thấy có những người tỏ ra khó chịu mỗi khi cán bộ phường xã đến vận động, quyên góp giúp đỗ người nghèo; chúng ta cũng biết có những kẻ làm hàng giả, thuốc giả, thực phẩm không đảm bảo chất lượngHọ chính là những kẻ vô nhân đạo, coi thường tính mạng của con người

Tài liệu đính kèm:

  • docCach viet doan giai nghia.doc