Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở : góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn ; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn : Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói ”( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973 ).
Chúng ta đã biết môn Tập làm văn là một môn khó, khô khan, muôn hình vạn trạng vì các em học sinh không đủ vốn từ để làm một bài Tập làm văn, không biết là nó bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào, không nắm được đặc trưng của từng thể loại.
Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn- Tiếng Việt. Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Tiếng Việt dạy cho các em cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, sử dụng các biện pháp tu từ. Văn học giúp các em có đủ khả năng hiểu, phân tích một vấn đề, cảm nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm, rèn cho các em biết cảm xúc rung động trước cái đẹp của ngôn từ. Vì vậy, phân môn Tập làm văn có tốt hay không là cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, phân đoạn. Nội dung có cảm xúc hay không là kết quả học tập và rèn luyện của hai phân môn Văn học và Tiếng Việt.
Nhưng học tốt Văn học và Tiếng Việt chưa chắc đã làm tốt một bài Tập làm văn nếu các em không nắm được các bước cơ bản khi tiến hành một bài Tập làm văn đó là những bước gì. Mỗi bước có điểm gì cần lưu ý. Đặc biệt hơn, cái sai lớn nhất của các em là không biết phân đoạn, cách trình bày đoạn văn như thế nào cho phù hợp. Đó là vấn đề mà các em chưa thực sự quan tâm lắm.
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn
( ở phần Thân bài trong các kiểu văn bản thường chỉ có một đoạn văn ) trước khi bước vào khâu viết văn bản. Thế là nhớ đâu viết đó, viết lan man không chủ đích dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, bài văn không nhất quán, không làm nổi bật một nội dung nào đó.
Với Tập làm văn cái đích đó là kĩ năng nói, viết theo chuẩn văn hóa trung bình từng cấp về từng kiểu loại văn bản. Ở Tiểu học, có thể chỉ là tập nói đúng, viết đúng những câu, những bài nói, bài viết ngắn gọn phù hợp ở mức ban đầu. Ở cấp THCS, ngôn ngữ, vốn sống, tư duy đã phát triển, việc tập nói, tập viết đã có thể hướng tới văn bản tương đối hoàn chỉnh với tính cách thể loại tương đối rõ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong đời sống sẽ hòa nhập trong tương lai gần ( ở độ tuổi trưởng thành ).
Như vậy chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản. Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản.
Đó là tất cả những điều mà tôi thật sự quan tâm trước thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn hiện nay.Vì thế, tôi quyết định chọn giải pháp : Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6 trường THCS.
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH PHÂN ĐOẠN PHẦN THÂN BÀI KHI LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 6A1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG A.MỞ ĐẦU : 1. Lý do chọn đề tài : Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở : góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn ; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn : Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói ”( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973 ). Chúng ta đã biết môn Tập làm văn là một môn khó, khô khan, muôn hình vạn trạng vì các em học sinh không đủ vốn từ để làm một bài Tập làm văn, không biết là nó bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào, không nắm được đặc trưng của từng thể loại. Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn- Tiếng Việt. Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Tiếng Việt dạy cho các em cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, sử dụng các biện pháp tu từ. Văn học giúp các em có đủ khả năng hiểu, phân tích một vấn đề, cảm nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm, rèn cho các em biết cảm xúc rung động trước cái đẹp của ngôn từ. Vì vậy, phân môn Tập làm văn có tốt hay không là cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, phân đoạn. Nội dung có cảm xúc hay không là kết quả học tập và rèn luyện của hai phân môn Văn học và Tiếng Việt. Nhưng học tốt Văn học và Tiếng Việt chưa chắc đã làm tốt một bài Tập làm văn nếu các em không nắm được các bước cơ bản khi tiến hành một bài Tập làm văn đó là những bước gì. Mỗi bước có điểm gì cần lưu ý. Đặc biệt hơn, cái sai lớn nhất của các em là không biết phân đoạn, cách trình bày đoạn văn như thế nào cho phù hợp. Đó là vấn đề mà các em chưa thực sự quan tâm lắm. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn ( ở phần Thân bài trong các kiểu văn bản thường chỉ có một đoạn văn ) trước khi bước vào khâu viết văn bản. Thế là nhớ đâu viết đó, viết lan man không chủ đích dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, bài văn không nhất quán, không làm nổi bật một nội dung nào đó. Với Tập làm văn cái đích đó là kĩ năng nói, viết theo chuẩn văn hóa trung bình từng cấp về từng kiểu loại văn bản. Ở Tiểu học, có thể chỉ là tập nói đúng, viết đúng những câu, những bài nói, bài viết ngắn gọn phù hợp ở mức ban đầu. Ở cấp THCS, ngôn ngữ, vốn sống, tư duy đã phát triển, việc tập nói, tập viết đã có thể hướng tới văn bản tương đối hoàn chỉnh với tính cách thể loại tương đối rõ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong đời sống sẽ hòa nhập trong tương lai gần ( ở độ tuổi trưởng thành ). Như vậy chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản. Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản. Đó là tất cả những điều mà tôi thật sự quan tâm trước thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn hiện nay.Vì thế, tôi quyết định chọn giải pháp : Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6 trường THCS. 2. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu : Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn lớp 6 là học sinh lớp 6A1 trường THCS Nguyễn Tri Phương năm học 2010 – 2011. 3. Phạm vi nghiên cứu : - Được nhà trường phân công giảng dạy lớp 6A1, 6A2, 6A3 từ đầu năm học, tôi nhận thấy tình hình viết bài Tập làm văn của các em còn hạn chế về cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài văn tự sự, đặc biệt là học sinh lớp 6A1 nên tôi tìm cách nghiên cứu giải pháp Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn lớp 6. - Trong phạm vi giải pháp này, tôi chỉ đề cập đến các tiết Tập làm văn ở kiểu văn bản tự sự của sách giáo khoa Ngữ văn 6. 4. Phương pháp nghiên cứu : Thực hiện giải pháp này tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu : 1. Phương pháp đọc tài liệu : - Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, tập 2 - Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1, tập 2 -Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn – Nhà xuất bản Giáo dục - Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6 –Cao Bích Xuân – Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Phương pháp đàm thoại : - Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh về việc học, về sự yêu thích bộ môn, về hoàn cảnh gia đình, qua việc gần gũi, thăm hỏi trong 15 phút đầu giờ, giờ giải lao, sinh hoạt chủ nhiệm. 3. Phương pháp kiểm tra : - Kiểm tra việc học Tập làm văn của học sinh ở đầu năm, thống kê kết quả . 4. Phương pháp so sánh, đối chiếu : - Dự giờ các bạn đồng nghiệp trong tổ, xem xét tình hình học tập của học sinh về cách thực hành viết bài văn tự sự để bản thân rút ra ưu, khuyết điểm của việc dạy học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bàiVăn tự sự ở lớp 6. B. NỘI DUNG : 1. Cơ sở lý luận : Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định : Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.( Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5 ) Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu : “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự phân môn Tập làm văn lớp 6 nhằm giúp cho học sinh có thói quen viết trong môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách có hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. 2. Cơ sở thực tiễn : Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là một môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học (bao gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học,) có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng. Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới ( nói và viết ). Tập làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn. Người học sinh từ tiểu học đến trung học ( kể cả vào đại học ) đã và sẽ được làm văn theo ba dạng sau đây : Dạng sáng tác văn học như : miêu tả, tường thuật, kể chuyện ( tự sự ) và một số thể thơ quen thuộc như : thơ năm chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lục bát, Dạng bài nghị luận với hai nội dung chủ yếu là nghị luận xã hội và nghị luận văn học ( trong chương trình THCS ở lớp 7,8,9). Dạng văn hành chính công vụ như đơn từ, biên bản, thông báo, báo cáo, hợp đồng. Đặc trưng cơ bản của nhóm thứ nhất là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Đặc trưng của nhóm thứ hai là nhằm hình thành và phát triển tư duy lí luận với khả năng lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Loại văn hành chính công vụ thì có đặc trưng là khuôn mẫu, công thức. Trong nhà trường phổ thông, nhìn chung không đặt ra việc sáng tác văn học. Tuy nhiên để phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS được làm quen với kiểu sáng tác tạo tiền đề cho các em có thể vận dụng tốt trong quá trình học sau này. Những bài văn hay loại này là những bài văn viết đúng quy cách, chân thật, có những khám phá hồn nhiên về đời sống gia đình, xã hội. Trong chương trình Ngữ văn THCS ở lớp 6 học sinh được học văn tự sự trong cả Học kì I. Tuy học sinh đã học văn tự sự ở lớp 4 Tiểu học gần như hết một học kì nhưng nhiều lí do các em làm loại văn này chưa tốt nhất là phần Thân bài, thường các em chỉ viết có một đoạn văn. Không chỉ ở học sinh lớp 6 mà ngay cả học sinh lớp 7,8,9 khi làm một bài Tập làm văn khi viết phần Thân bài các em thường chỉ viết có một đoạn văn. ... ợc đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa . * Tiết 53- Kể chuyện tưởng tượng. Trong tiết này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài ở Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc truyện Lục súc tranh công, tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo. Minh họa ( giáo án tiết 53 ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt đông3:Hướng dẫn HS đọc truyện Lục súc tranh công, tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo. . Cho HS đọc phân vai Truyện sáu con gia súc so bì công lao . 0. 7 em phân vai đọc diễn cảm ?.Em hãy tóm tắt truyện ? 0. Sáu con vật : trâu, chó, dê, ngựa, gà, lợn kể công làm việc vất vả nhưng ăn uống không được đầy đủ. Con nào cũng đưa ra lí lẽ hợp lí. Nhưng thật sự con nào cũng rất cần, rất có ích cho con người . ?Trong truyện người ta tưởng tượng những gì ? 0. Tưởng tượng : + Sáu con gia súc nói được tiếng người + Sáu con gia súc kể công và kể khổ . ?Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào ? 0. Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật . ?Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? 0. Nhằm thể hiện tư tưởng : Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau . ?. Từ việc tìm hiểu hai câu chuyện trên, em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng? 0. 2 em nêu Ghi nhớ : SGK/133 ?Các truyện : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ; Truyện sáu con gia súc so bì công lao có bố cục như thế nào, có giống với bài tự sự thông thường không ? 0. Bố cục ba phần, giống với bài tự sự thông thường. ?.Phần Thân bài trong hai truyện vừa tìm hiểu có mấy đoạn văn ? 0. Truyện : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ; Truyện sáu con gia súc so bì công lao có 8,9 đoạn văn ở phần Thân bài, mỗi đoạn kể về một sự việc. .Chốt ý : Thân bài của truyện tưởng tượng cũng giống như truyện kể dân gian và kể chuyện đời thường, em có thể viết nhiều đoạn văn thích hợp với các sự việc mà em đã sắp xếpkhi kể. . Chuyển sang luyện tập . 2.Truyện sáu con gia súc so bì công lao : - Tóm tắt - Tưởng tượng : + Sáu con gia súc nói được tiếng người + Sáu con gia súc kể công và kể khổ . - Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật . - Ý nghĩa : Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau . Ghi nhớ : SGK/133 c/ Cho học sinh ý thức được cách phân đoạn phần Thân bài trong các giờ làm bài Tập làm văn. Song song với việc hình thành cho học sinh những chuẩn mực cần phải đạt đến khi viết một đoạn văn tự sự là việc giúp cho học sinh ý thức được cách phân đoạn phần Thân bài trong các giờ làm bài Tập làm văn. Để thực hiện việc làm kể trên tôi đã áp dụng trong các tiết dạy sau : * Tiết 17,18- Viết bài Tập làm văn số 1 Đề bài : Hãy kể lại một truyền thuyết đã biết bằng lời văn của em . Trong quá trình tìm hiểu đề, lập dàn ý tôi đặt câu hỏi : ? Truyền thuyết mà em định kể có mấy sự việc chính ? HS : ( sẽ trả lời theo nội dung truyền thuyết đã chọn ) Và dựa vào câu trả lời của học sinh tôi chỉ nhắc nhở các em cách phân đoạn phần Thân bài theo các sự việc được kể : mỗi sự việc có thể kể thành một đoạn văn. * Tiết 24- Trả bài Tập làm văn số 1 - Quá trình chấm bài : tôi nhận xét cụ thể trong bài làm của học sinh ngoài các lỗi sai thường gặp ở hình thức bài làm như :chính tả, ngữ pháp, tôi còn nhận xét thêm cho học sinh về cách phân đoạn phần Thân bài. - Trả bài trên lớp : Sau khi lập xong dàn ý, tôi hỏi học sinh ( dựa vào bài làm của một số học sinh ) : ? Em đã viết được mấy đoạn trong phần Thân bài ở bài làm của em? Tất nhiên học sinh sẽ trả lời khác nhau, dựa vào đó mà tôi gợi ý, dẫn dắt cho các em có thể viết nhiều đoạn ở phần Thân bài cho đề bài này vì truyền thuyết thường có nhiều sự việc xảy ra trong diễn biến câu chuyện. * Tiết 37,38- Viết bài Tập làm văn số 2 Thường khi cho học sinh làm bài viết số 2 ở những năm học trước tôi nêu một vài câu hỏi về những lỗi sai mà học sinh vấp phải ở bài viết số 1 để các em tránh khi làm bài số 2 như : chính tả, cách viết câu, cách trình bày bố cục, Và năm học này để thực hiện giải pháp đề ra tôi cho các em nêu lại lỗi sai ở bài trước là thiếu cách phân đoạn ở Thân bài để các em định hướng cho bài làm của mình được tốt hơn. Qua bài làm, học sinh hiểu được một bài văn tự sự kể chuyện đời thường khi viết Thân bài cũng có nhiều đoạn tương ứng các sự việc mà các em kể ra. * Tiết 47- Trả bài Tập làm văn số 2 - Quá trình chấm bài : tôi thực hiện như chấm bài Tập làm văn số 1 nhưng thêm lời khen cho học sinh có tiến bộ khi phân đoạn ở phần Thân bài. - Trả bài trên lớp : Sau khi lập xong dàn ý, tôi hỏi học sinh ( dựa vào bài làm của một số học sinh ) : ? Em đã viết được mấy đoạn trong phần Thân bài ở bài làm của em? Tất nhiên học sinh sẽ trả lời khác nhau, dựa vào đó mà tôi gợi ý, dẫn dắt cho các em có thể viết nhiều đoạn ở phần Thân bài cho đề bài này vì cũng như truyền thuyết, kể chuyện đời thường cũng có thể có nhiều sự việc xảy ra trong diễn biến câu chuyện. * Tiết 49,50 - Viết bài Tập làm văn số 3 Tiết này tôi thực hiện cũng giống như khi viết bài Tập làm văn số 2, và thêm một vài lời khen những học sinh có tiến bộ ở bài viết số 2. Theo tôi khi được khen như thế các em sẽ tự tin hơn và có quyết tâm sửa chữa những sai sót của bài làm trước để bài viết số 3 này đạt yêu cầu cao hơn. * Tiết 64- Trả bài Tập làm văn số 3 Thực hiện giống như tiết Trả bài Tập làm văn số 2 nhưng chú ý khen những học sinh khác cũng đồng thời chỉ ra cách phân đoạn chưa thích hợp cho một số em có bài điểm thấp vì chưa đạt yêu cầu khi phân đoạn phần Thân bài. Và nhắc nhở các em ghi nhận những lỗi sai của mình để làm tốt bài Kiểm tra Học kì I. Theo tôi với bài Tập làm văn nào của học sinh nếu chúng ta nhắc nhở một cách nhẹ nhàng như thế thì học sinh của chúng ta sẽ ít sai hơn và dần dần hình thành cho các em thói quen tự rèn khi viết một bài văn tự sự ở phần Thân bài. Cách dạy học sinh là chúng ta xem các em như là những người bạn cùng trao đổi,bàn bạc để đi đến kết quả tốt đẹp, tạo niềm tin cho các em trong giờ học. d/ Sử dụng các giờ học ngoại khóa để viết đoạn Thân bài. Ngoài những giờ học chính khóa, học sinh còn được học tăng tiết, tự chọn. Ở những tiết học này, tôi rèn cho học sinh viết đoạn văn phần Thân bài theo từng chủ đề sau khi ôn tập kiến thức. Việc này có thể thực hiện trên lớp đối với đối tượng học sinh khá, giỏi một cách nhanh chóng; nhưng với học sinh trung bình yếu thì nên cho các em về nhà thực hành và giáo viên chấm bài sau. Ví dụ 1: Kể chuyện dựa vào nhan đề: Một lần không vâng lời (SGK/39) Tôi gợi ý cho học sinh : Có thể viết phần Thân bài từ hai đến ba đoạn văn. Ví dụ 2 : Viết phần Thân bài cho đề bài :Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Học sinh dựa vào dàn ý đã tìm hiểu trên lớp ở tiết 58 để viêt thành ba đoạn văn phần Thân bài. ( Thân bài : - Mái trường thân yêu sau mười năm có gì thay đổi. - Các thầy ( cô) giáo sẽ có gì thay đổi khi gặp lại em. - Các bạn lúc ấy làm gì? Trong cuộc hội ngộ các bạn sẽ nói những gì ?) 3.3. Kết quả đạt được : Sau khi áp dụng những biện pháp đã nêu trên thì học sinh có những chuyển biến rõ rệt qua các bài viết, các em đã phân đoạn được phần Thân bài cho bài Văn tự sự một cách thích hợp. Kết quả Lớp TSHS Giỏi Khá TBình Yếu Đầu năm 6A1 38/19 13/10 13/4 10/5 2/0 Học kì I 6A1 38/19 22/15 14/4 2/0 0/0 C. KẾT LUẬN : 1. Bài học kinh nghiệm : Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự ở lớp 6 là rất cần thiết. Có thể nói rằng qua việc thực hiện giải pháp này tôi đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy. Nếu ngay từ học kì I của lớp 6 các em có thói quen phân đoạn phần Thân bài một bài Tập làm văn tự sự đúng các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập một văn bản tự sự thì sang học kì II và lên các lớp 7,8,9 các em sẽ tạo lập được các văn bản : miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh đạt yêu cầu. Thực hiện việc hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6 nhằm đạt hiệu quả giáo dục, giúp học sinh tạo lập văn bản tự sự. Học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp những kiến thức của phân môn Văn học, Tiếng Việt để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. Giáo viên được tạo điều kiện để tăng sự chuẩn bị : nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, tham khảo tài liệu, tự bồi dưõng về chuyên môn qua trao đổi, dự giờ đồng nghiệp ; chủ động, tự giác học bồi dưỡng thường xuyên. Giáo viên có cơ hội gần gũi, hiểu biết học sinh hơn, tình cảm giữa thầy trò trở nên thân thiết. Tuy nhiên, giải pháp chỉ thực sự có kết quả khi : - Giáo viên hiểu rõ năng lực viết một bài Tập làm văn của học sinh, nắm bắt được từng đối tượng học sinh. - Học sinh phải tích cực học tập, chủ động tham gia xây dựng bài học để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm một bài Tập làm văn tự sự nói riêng và các thể loại khác trong chương trình Tập làm văn ở trung học cơ sở nói chung. 2. Hướng phổ biến, áp dụng giải pháp : Dạy học nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Khó có thể có khuôn mẫu cho mọi bài dạy. Trong khuôn khổ của giải pháp này tôi có thể áp dụng giảng dạy cho học sinh các lớp 6 mà tôi đang dạy. Tôi không có tham vọng là sẽ đưa ra một cẩm nang về phương pháp cho mọi giáo viên, chỉ dám đưa ra một kinh nghiệm nhỏ mà tôi cố gắng tìm tòi và áp dụng có hiệu quả khi học sinh làm bài Văn tự sự. Đây là giải pháp của bản thân được nghiên cứu trong quá trình giảng dạy, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý chân tình của Hội đồng khoa học các cấp, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp giúp cho giải pháp này được hoàn chỉnh hơn. 3. Hướng nghiên cứu tiếp của giải pháp : Giải pháp này tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy Tập làm văn ở lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Tri Phương và có kết quả khả quan góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Trong năm học tới tôi tiếp tục vận dụng giải pháp này trong giảng dạy và nghiên cứu tiếp để hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi viết các kiểu văn bản khác như : miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Tây Ninh, ngày 20 tháng 02 năm 2011 Người thực hiện Châu Thị Kim Hoàng
Tài liệu đính kèm: